Tại sao cần khảo nghiệm giống cây trồng

Câu hỏi:

Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?

A. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng

B. Cung cấp những thông tin về giống

C. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà

D. Duy trì độ thuần chủng của giống

Đáp án đúng A.

Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng, cung cấp cho chúng ta thông tin về yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng giống cây trồng mới.

Giải thích lý do vì sao chọn A là đúng

Khảo nghiệm giống cây trồng mới là quá trình theo dõi, đánh giá trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng.

Khảo nghiệm giống cây trồng được tiến hành ở nhiều vùng sinh thái khác nhau

Nếu đưa giống mới vào sản xuất mà không qua khảo nghiệm thì có thể giống sẽ cho năng suất, phẩm chất thấp vì có khả năng giống đó không phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương đó. Và người dân chưa biết về đặc tính giống, yêu cầu kỹ thuật canh tác nên chưa có biện pháp tác động hợp lý.

Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

– Nhằm đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh.

– Cung cấp cho chúng ta thông tin về yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng giống cây trồng mới.

Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp gồm:

– Người trực tiếp thực hiện khảo nghiệm có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực lâm nghiệp, cây trồng hoặc sinh học.

– Có địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp.

Thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng

* Thí nghiệm so sánh giống

Giống mới chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh với giống nào? So sánh về các chi tiêu gì?

Giống mới chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà.

So sánh toàn diện về các chỉ tiêu:

– Sinh trưởng

– Năng suất

– Chất lượng nông sản

– Tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi

Nếu giống mới vượt trội thì được chọn và gửi đến Trung tâm Khảo nghiệm giống Quốc gia để khảo nghiệm.

* Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật

Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật là gì? Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật được tiến hành ở phạm vi nào?

Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng.

Được tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia nhằm xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống… Trên cơ sở kết quả thí nghiệm, người ta xây dựng quy trình kĩ thuật giống gieo trồng để mở rộng sản xuất ra đại trà.

Sau khi khảo nghiệm, giống đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được cấp phép phổ biến trong sản xuất.

* Thí nghiệm sản xuất quảng cáo

– Để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà, cần bố trí thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

– Được triển khai trên diện tích rộng lớn.

– Trong thời gian thí nghiệm, cần tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả. Đồng thời cần phổ biến quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết về giống mới.

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khiđưa vào sản xuấtđại trà?”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về Công nghệ 10 là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khiđưa vào sản xuấtđại trà?

Khảo nghiệm giống cây trồng để biết cây trồng có phù hợp với điều kiện ngoại cảnh cụ thể của từng vùng hay không. Đồng thời cung cấp những thông tin về yêu cầu kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới.Vì thế khảo nghiệm giống cây trồng để cây trồng cho năng suất cao, phẩm chất tốt và sử dụng khai thác tối đa hiệu quả của giống.

Kiến thức tham khảo về khảo nghiệm giống cây trồng

1. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

Khái niệm khảo sát giống cây trồng:Là khảo sát, kiểm nghiệm giống cây trồng thông qua thí nghiệm được bố trí ở các điều kiện sinh thái khác nhau.

a] Mục đích

Nhằm đánh giá khách quan, chính xác & công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh.

b] Ý nghĩa

Cung cấp thông tin về yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng

2. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng

a]Thí nghiệm so sánh giống

- So sánh với các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà nhằm xác định giống mới có tính ưu việt gì.

- So sánh toàn diện về các chỉ tiêu:

+ Sinh trưởng

+ Năng suất

+ Chất lượng nông sản

+ Tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh

- Mục đích:Xác định ưu điểm của giống mới hoặc giống nhập nội

-Điều kiện:Khi có giống mới chọn tạo hoặc giống nhập nội

- Phạm vi:Được tiến hành ở các cơ quan chọn tạo giống

- Yêu cầu khi tiến hành:So sánh toàn diện về các chỉ tiêu: sinh trưởng, năng suất, chất lượng nông sản, tính chống chịu

b] Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật

- Mục đích: Kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng

- Phạm vi: Mạng lưới khảo nghiệm giống cây trồng Quốc gia

- Ý nghĩa: Xây dựng quy trình kỹ thuật gieo trồng hợp lý

Mục đích:Kiểm tra giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng

Điều kiện:Khi giống đã trải qua thí nghiệm so sánh và được gửi đến trung tâm khảo nghiệm giống

Yêu cầu khi tiến hành:Xây dựng được quy trình kĩ thuật gieo trồng để chuẩn bị sản xuất đại trà

c]Thí nghiệm sản xuất quảng cáo

Mục đích: để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà

Điều kiện:Sau khi đã tiến hành thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, được cấp giấy chứng nhận

Phạm vi:Được triển khai trên diện tích rộng lớn

Yêu cầu khi tiến hành:Tổ chức “hội nghị đầu bờ” và quảng cáo trên các phương tiện thông tin

3. Trắc nghiệm bài khảo nghiệm giống cây trồng

Câu 1:Xã X mới nhập nội về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì?

A. Làm thí nghiệm so sánh giống

B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật

C. Làm thí nghiệm quảng cáo

D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay

Câu 2:Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì?

A. Để mọi người biết về giống

B. So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà

C. Duy trì những đặc tính tốt của giống

D. Kiểm tra những kĩ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật

Câu 3:Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?

A. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng

B. Cung cấp những thông tin về giống

C. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà

D. Duy trì độ thuần chủng của giống

Câu 4:Mục đích của thí nghiệm so sánh giống?

A. Để mọi người biết về giống

B. Duy trì những đặc tính tốt của giống

C. Kiểm tra những kĩ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật

D. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà

Câu 5:Giống được cấp giấy chứng nhận Quốc gia khi đã tổ chức thí nghiệm?

A. Thí nghiệm so sánh giống

B. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo

C. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật

D. Không cần làm thí nghiệm

4. Bài tập minh họa

Câu 1: Nếu đưa giống mới vào sản xuất không qua khảo nghiệm, kết quả sẽ như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Có thể năng suất, phẩm chất thấp vì có khả năng giống đó không phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương đó. Người dân chưa biết về đặc tính giống, yêu cầu kỹ thuật canh tác nên chưa có biện pháp tác động hợp lý.

Câu 2: Giống mới chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh với giống nào? So sánh về các chỉ tiêu gì?

Gợi ý trả lời:

So sánh với giống phổ biến rồng rãi trong sản xuất đại trà

Chỉ tiêu: sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, tính chống chịu

Video liên quan

Chủ Đề