Sự phát triển của bé gái 7 tuổi

Trong phòng khám tăng trưởng và phát triển của trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em Trung Quốc, nhiều phụ huynh đã đưa con cái của họ đến khám, trong đó có một cặp mẹ con ở Trường Sa. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ cho biết: cô con gái chỉ mới 7 tuổi nhưng ngực đã phát triển.

Cần biết rằng ngực sẽ không phát triển cho đến khi trẻ em gái bước vào tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì của các bé gái phải ở độ tuổi 10 - 18, ngực bắt đầu phát triển từ 7 tuổi, cũng có nghĩa là “dậy thì sớm”.

Cũng có một bé gái ở Hàng Châu, ngực bắt đầu phát triển từ năm 8 tuổi và có kinh năm 10 tuổi. Cô bé được xác nhận là dậy thì sớm khi khoảng 8 tuổi. Điều đáng tiếc là do phụ huynh thiếu ý thức nên dù được bác sĩ chẩn đoán sớm về dậy thì sớm nhưng phụ huynh lo ngại “tác dụng phụ” của thuốc Tây, chi phí điều trị cao nên không thực hiện các biện pháp xử lý hợp lý. Chính điều này đã hủy hoại cuộc sống của cô con gái.

Theo kết quả đo của bác sĩ, lúc 10 tuổi chiều cao của cô bé này là 1m42 nhưng tuổi xương đã đến 13. Nếu phát triển tự nhiên, chiều cao của cô bé cũng chỉ đạt được 1m45 ở tuổi trưởng thành. Thật không may, do bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất, ngay cả khi điều trị bằng hormone tăng trưởng hiện tại, hiệu quả cũng hạn chế, rất khó để bé gái có chiều cao vượt quá 1m50.

Trên thực tế, hiện nay tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến. Theo "Tổ chức thống nhất chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm ở Trung ương", tỷ lệ dậy thì sớm ở trẻ em ở Trung Quốc là 0,43%, tức khoảng 530.000 trẻ em trên toàn nước này hiện đang phải đối đầu với vấn đề dậy thì sớm.

Vậy câu hỏi đặt ra là dậy thì sớm là gì? Tác hại của dậy thì sớm là gì?

Dậy thì sớm có nghĩa là đặc điểm một số bộ phận của cơ thể bắt đầu phát triển trước tuổi dậy thì, ví dụ như ngực của trẻ gái bắt đầu phát triển, có kinh sớm hoặc lông nách và lông mu bắt đầu mọc; đối với trẻ trai là cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển. Nói chung, dậy thì sớm ở phụ nữ phổ biến hơn ở nam giới.

Đôi khi, trẻ em trai và trẻ em gái phát triển quá nhanh, hoặc phát triển quá chậm, cũng là do dậy thì sớm.

[Ảnh minh họa]

Tác hại chủ yếu của dậy thì sớm đối với trẻ nhỏ là có thể dẫn đến việc đầu xương đóng khép sớm, khiến quá trình phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ kết thúc sớm, làm trẻ thấp lùn. Ngoài ra, sự phát triển quá nhanh của vóc dáng, cũng có thể gây ra tầm nhìn khác thường so với bạn bè cùng trang lứa, ảnh hưởng đến sự hòa nhập xã hội bình thường của trẻ, mang lại tác động tâm lý tiêu cực. 

Trong đó, hạn chế về phát triển, tầm vóc thấp lùn ở trẻ có thể  gây ra ảnh hưởng suốt đời, nếu không được can thiệp kịp thời có thể mang lại ân hận cả đời.

Một bé gái ở Hàng Châu được chẩn đoán mắc chứng "dậy thì sớm" khi 7 tuổi. Lúc đó chiều cao của cô bé là 1m27,7, nhưng tuổi xương đã tương đương 11 tuổi. Điều này có nghĩa là nếu người lớn không can thiệp ngay, theo tốc độ phát triển hiện tại, đầu xương sẽ đóng sớm, có thể dẫn đến chiều cao không quá 1m50 khi trưởng thành.

May mắn thay, trẻ dậy thì sớm có thể được can thiệp y tế chuyên nghiệp. Sau can thiệp, chiều cao của bé gái này đã đạt 1m58 ​ khi 10 tuổi, còn tuổi xương là 13. Dự kiến ​​không vấn đề gì đáng lo thì có thể đạt hơn 1m60 khi trưởng thành.

Dậy thì sớm có thực sự là do ăn gà rán?

Mặc dù dậy thì sớm ngày càng phổ biến ở trẻ em nhưng mọi người vẫn chưa biết nhiều về dậy thì sớm. Nhiều người cho rằng dậy thì sớm là do gia cầm, gia súc ngày nay sử dụng phương pháp nuôi dưỡng bằng hormone.

Thực tế không phải như vậy. Nguyên nhân khiến gia cầm và vật nuôi ngày nay phát triển nhanh hơn không phải do hormone mà là do nỗ lực của các thế hệ nhà khoa học chăn nuôi để nuôi dưỡng các giống gia cầm phát triển nhanh hơn.

Vậy lý do tại sao dậy thì sớm ngày càng trở nên phổ biến?

Thực tế hiện nay điều kiện sống đã tốt hơn, thức ăn nhiều đạm, nhiều calo ngày càng phổ biến, thậm chí có nhiều trẻ kén ăn, ăn nhiều thịt nhưng lại thiếu rau dẫn đến thừa hoặc thiếu một số chất dinh dưỡng nên dậy thì sớm.

Ngoài ra, môi trường cũng ảnh hưởng đến dậy thì sớm. Một bé gái ở Trường Sa vốn nhút nhát, luôn cần bật đèn ngủ để ngủ vào ban đêm, điều này cũng khiến trẻ dậy thì sớm. Hóa ra ban đêm có quá nhiều ánh sáng, ánh sáng sẽ ức chế hoạt động bình thường của tuyến tùng, một cơ quan nội tiết trong não, dẫn đến giảm tiết melatonin, và cuối cùng là tăng tốc độ phát triển tuyến sinh dục.

Ngoài ra, các loại thuốc có chứa hormone cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, một số trẻ là do tự tiết quá nhiều hormone.

Có thể thấy, thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dậy thì sớm, nhưng chỉ cần cha mẹ nhận biết được sự phát triển không bình thường của trẻ thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế thông thường để được giúp đỡ kịp thời. Miễn là được can thiệp kịp thời, nói chung ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ sẽ không quá lớn.

* Bài viết có tính chất tham khảo.

Theo Bảo Châu - Vietnamnet

Hỏi: Xin chào bác sĩ, con em hiện được 2 tháng 2 ngày tuổi ạ. Tuy nhiên, bé thường hay khóc rất dữ, trước đây khoảng 1 tuần thì bé thường khóc ban đêm, phải ẵm trên tay và nằm trên người mẹ khi nằm võng. Và tình trạng quấy khóc của bé kéo dài ngày càng nghiêm trọng hơn, cũng như em cho bé bú sữa công thức cũng gặp nhiều khó khăn, bé đi tiểu mỗi ngày, nước tiểu màu trắng. Gia đình cho cho bé đi khám, thì qua xét nghiệm sàng lọc sơ sinh bé bị thiếu men G6PD [chỉ 0.9]. Vậy chỉ số của bé là bình thư...

HỏiChào bác sĩ! Bé nhà tôi hiện nay 3 tuổi. Tôi nhận thấy bé có chiều cao thấp hơn so với bạn cùng tuổi. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi xác định trẻ lùn bằng các chỉ số nào? Rất mong sớm nhận được sự phản hồi của bác sĩ. Tôi xin cảm ơn.Thanh Tú [1998]Trả lờiChào bạn!Với câu hỏi “Xác định trẻ lùn bằng các chỉ số nào?”, bác sĩ xin được trả lời như sau:Thông thường, trẻ mới sinh có chiều cao từ 48 - 52 cm, trung bình là 50 cm. Trong năm đầu tiên, trẻ tăng chiều cao khoảng 20 - 25 cm, năm thứ hai tăng 12cm...

Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể và trí não của các em gái trưởng thành và các em phát triển thành những thiếu nữ. Điều này thường bắt đầu khi một bé gái khoảng 10 tuổi. Tuy nhiên, đôi khi, một cô gái trẻ hơn nhiều bắt đầu có dấu hiệu dậy thì. Đây được gọi là dậy thì sớm [pre-KOH-shuss], hoặc [PU-ber-ty]. Những dấu hiệu dậy thì sớm này có thể gây khó khăn cho con bạn. Vậy làm thế nào biết con gái bạn đang bắt đầu dậy thì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp...

Hỏi: Chào Bác sĩ. Em gái tôi năm nay 16 tuổi, cơ thể phát triển tốt nhưng phần ngực lại không phát triển. Xin bác sĩ tư vấn giúp là tôi có cần đưa em gái đi khám ngực không và khám ở bệnh viện chuyên khoa nào? Cảm ơn Bác sĩ.Khách hàng ẩn danhTrả lờiChào bạn, bạn chưa nói rõ tình trạng kinh nguyệt của em gái bạn thế nào. Nếu em gái của bạn đã hành kinh bình thường thì có thể 2 vú còn đang phát triển hoặc cơ địa vú nhỏ. Nếu em gái bạn có rối loạn kinh nguyệt hoặc chưa hành kinh thì bạn nên đưa em...

Hỏi‌ ‌Chào bác sĩ, em năm nay 24 tuổi, nam. Bộ phận sinh dục của em ở trạng thái bình thường rất bé [như em bé 4,5 tuổi nhưng lông, các bộ phận khác phát triển bình thường]. Ở trạng thái cương cứng thì như bạn bè đồng trang lứa [khoảng 13cm ]. Xin hỏi dương vật khi “mềm” chỉ như trẻ 4 tuổi, lúc cương cứng như đàn ông trưởng thành có bình thường hay bất thường ạ? Như vậy là em có bị bệnh gì bẩm sinh không bác sĩ? Liệu em có khả năng cải thiện kích thước dương vật khi ở trạng thái bình thường khôn...

Bài viết được duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Hỏi: Chào bác sĩ, cháu dậy thì đầu năm lớp 6. Trường hợp của cháu có coi là dậy thì sớm không ạ. Năm ngoái cháu hơi lười ăn nên chỉ cao lên đc 1cm, nhưng theo cháu được biết là trung bình 1 năm cao đc 2-3 cm mà. Cháu là nam ạ. Mong bác sĩ trả lời câu hỏi của cháu.Trần Minh Trí [2006]Trả lờiBình thường các bé trai bắt đầu dậy thì trong khoảng từ 10 đến 12 tuổi, nên trường hợp của bạn không được coi là dậy thì sớm.Vấn đề dậy thì nhưng không phát triển, nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng, yếu...

HỏiCon trai em sinh ngày 28/07/2015. Em bị vô sinh, còn vợ em bình thường, vợ chồng em phải thụ tinh trong ống nghiệm, khi sinh đôi 2 cháu, 1 trai cân nặng 2.6 kg, 1 cháu gái cân nặng 2.2 kg. Lúc sinh bằng phương pháp mổ đẻ. Khi sinh mổ thai nhi được 36 tuần tuổi. Trong các tháng đầu các cháu phát triển bình thường đến 3 tháng cháu gái lật được, còn cháu trai không lật. Khi lên 7 tháng cháu gái thì ngồi được biết bò, còn cháu trai vẫn chưa lật được. Vợ chồng em cho cháu đi khám ở Bệnh viện Nhi T...

FSH là hormon kích thích tạo nang trứng, giúp điều hòa và đẩy nhanh sự phát triển chức năng của các tuyến sinh dục trong cơ thể người. Trong giai đoạn tạo hoàng thể, FSH có vai trò kích thích sự sản xuất progesterone và cùng với estradiol tạo thuận lợi cho đáp ứng của buồng trứng với LH.

Hỏi: Chào bác sĩ. Việc bé có kinh nguyệt sớm thì có nguy hiểm và ảnh hưởng gì đến bé không ạ? Có cách nào ngăn chặn việc bé có kinh nguyệt sớm không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.Câu hỏi ẩn danhTrả lờiChào bạn!Dậy thì sớm được xác định là dậy thì khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Tuy nhiên, độ tuổi này chỉ mang tính tương đối và đang còn là vấn đề tranh cãi của nhiều chuyên gia. Việc dậy thì sớm ở bé gái sẽ gây một số tác hại như ảnh hưởng về tâm lý, hạn c...

HỏiThưa bác sĩ, con gái em sinh năm 2010 ạ. Cháu bắt đầu có biểu hiện phát triển ngực, nhưng chưa có kinh nguyệt. Vậy từ các biểu hiện trên, con gái em có bị dậy thì sớm không ạ?Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!Minh Thảo [2010]Trả lờiChào bạn, dậy thì sớm cần được chẩn đoán bằng việc bác sĩ khám các dấu hiệu cơ thể kết hợp 1 số xét nghiệm, siêu âm, X-quang cụ thể. Con gái bạn sinh năm 2010, tuy nhiên bác sĩ cần biết ngày tháng sinh cụ thể để biết tuổi chính xác của bé?Ngoài ra, tính đến hiện tại là bé chắc...

HỏiChào bác sĩ! Con trai em nay được 24 ngày tuổi, giới tính nam. Cháu có đi xét nghiệm và cho thấy chỉ số sinh hóa Creatinin có kết quả là 25. Thấp so với trị số bình thường. Vậy bác sĩ cho em hỏi, bé trai có chỉ số sinh hóa Creatinin 25 nên làm gì? Cảm ơn bác sĩ.Câu hỏi ẩn danhTrả lờiChào bạn! Với xét nghiệm sinh hóa máu của con bạn như hiện tại là bình thường theo ngày tuổi, vì thế bạn không nên quá lo lắng.Để yên tâm hơn bạn có thể đưa con tới các cơ sở Y tế hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y t...

Rong kinh là một triệu chứng gây bối rối cho các bé gái cũng như các bà mẹ có con trong tuổi dậy thì. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng đôi khi cũng cần phải điều chỉnh để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cơ thể trong giai đoạn này và về sau.

HỏiCháu chào bác sĩ. Đợt vừa rồi cháu đi khám sức khỏe ở công ty thì có chỉ số:PGI là 36.0 ng/ml.PGII là 4.9 ng/mlPGI/PGII là 7.3Do cháu chưa có điều kiện đi khám lại nên cháu muốn hỏi bác sĩ là chỉ số như vậy có nguy hiểm không ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ và mong hồi âm ạ.Phạm Đức Phong [1989]Trả lờiChào bạn!Pepsinogen [PG] là tiền enzyme [proenzyme] của pepsin - một enzyme thủy phân protein - được bài tiết bởi các tế bào niêm mạc của dạ dày. Pepsinogen được tồn tại dưới hai dạng: peps...

HỏiChào bác sĩ, Con tôi 15 tuổi bị vẹo cột sống, gò tròn 1 bên lưng. Bác sĩ cho hỏi cách điều trị vẹo cột sống ở bé gái 15 tuổi như thế nào? Cảm ơn bác sĩ tư vấn.Khách hàng ẩn danhTrả lờiĐược giải đáp bởi BSCK I Đặng Minh Quang - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.Chào bạn,Với câu hỏi “Điều trị vẹo cột sống ở bé gái 15 tuổi như thế nào?”, bác sĩ giải đáp như sau:Tổn thương vẹo cột sống gây ra những bất thường trong sự phát triển của tr...

Video liên quan

Chủ Đề