Sự khác nhau giữa thiền tông và mật tông

Mục lục

  • 1 Sự phân phái ở Ấn Độ
    • 1.1 Các phái bộ trong Đại chúng bộ
    • 1.2 Các phái bộ trong Trưởng lão bộ
  • 2 Các nguyên do dẫn đến sự phân phái
  • 3 Các trường phái chính ngày nay
    • 3.1 Theravāda
    • 3.2 Mahayana
    • 3.3 Vajrayana
    • 3.4 Tịnh Độ tông
    • 3.5 Thiền tông
  • 4 Sự phân chia theo trường phái triết học
    • 4.1 Sarvāstivādin (Nhất thiết hữu bộ)
    • 4.2 Sautrāntika (Kinh lượng bộ)
    • 4.3 Yogācārin (Duy Thức Tông)
    • 4.4 Mādhyamika (Trung Quán Tông)
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Thiền tông và Tịnh Ðộ tông: Chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Tu các pháp môn của Phật giống như người leo núi. Một ngọn núi cao, người ở hướng Tây có lối lên của hướng Tây, người ở hướng Ðông có lối lên của hướng Ðông, hướng Nam, hướng Bắc cũng vậy. Trong bốn lối đó chúng ta thích lối nào thì đi lối đó. Ðã chọn rồi phải quyết chí đi.

Tôn giả La Hầu La Đa: Vị tổ Thiền tông đời thứ mười sáu

Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỷ thì có ba tông: Thiền tông, Tịnh Ðộ tông và Mật tông. Song gần một trăm năm nay Thiền tông dường như ít ai biết đến mà chỉ biết Tịnh Ðộ thôi. Chúng tôi thấy sự kiện giữa Thiền và Tịnh rất quan trọng nên muốn giải thích cho quý Phật tử biết rõ điểm nào Thiền tông hòa hợp được với Tịnh Ðộ, điểm nào Thiền tông cách biệt với Tịnh Ðộ. Quý Phật tử nghe biết, không còn nghi ngờ trên đường tu.

Vấn đáp: Sự khác nhau giữa Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông – Thích Nhật Từ

Hiển Tông và Mật Tông (Phần 1)

Bởi
(phattuvietnam.net)
-
19 Tháng Năm, 2007
0
306
Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
WhatsApp

Đại cương


Mật Tông Tây Tạng là một biến thể của Phật Giáo khi đã hội nhập đã chuyển hóa theo tôn giáo bản địa. Theo những tài liệu sử sách tại đây thì trước khi Phật Giáo Đại Thừa du nhập và đất Tây Tạng thì trên đất nầy vốn đã có một tôn giáo riêng, mang dấu ấn của Thần Giáo. Tôn giáo nầy chứa đầy những huyền phép đặc biệt, mang tính chất bí ảo, mà ít người có thể hiểu biết, chuyên thờ cúng và hành trì những hiện tượng siêu hình như thuật khinh thân, bói toán, tàng hình; đứng đầu là những vị pháp sư.


Theo họ thì những mãnh lực huyền bí vẫn tồn tại trong vũ trụ và những nhà tu hành phải vận dụng đủ cách để chế ngự và điều động cho được những mãnh lực siêu nhiên nầy. Khả năng chế ngự đến mức độ nào là tùy theo trình độ tu luyện của họ. Huyền học bao trùm tôn giáo bản địa.


Về sau, vì những khó khăn trong việc ứng xử và hành trì, cho nên đã có những tranh chấp và phân ly thành hai khuynh hướng tăng sĩ Huyền Môn lẫn tín đồ. Họ đưa ra những lý giải riêng có khi mâu thuẫn nhau trên nhiều địa hạt. Những cuộc tranh luận giữa hai nhóm thường được tổ chức công khai hay trong hành trì. Cả hai đều tìm cách để bành trướng trong việc lôi cuốn tín đồ cũng như ảnh hưởng đến chính quyền. Điều nầy đã gây ra những đổ vỡ trầm trọng trong tôn giáo nguyên thủy của Tây Tạng.


Từ đó nẩy sinh ra Chân Giáo và Huyền Giáo. Chân Giáo muốn đi vào cuộc sống thiết thực để hướng dẫn cuộc sống; trái lại Huyền Giáo thì đi sâu vào việc nghiên cứu các hiện tượng siêu hình mà họ cho là đã điều khiển linh hồn mọi người. Nhiều giai thoại về sự tranh chấp nầy vẫn được truyền tụng cho đếnnay, mà họ cho là chính danh và tà thuyết.


Chính quyền đã tìm cách để hoà giải hay đúng ra là lợi dụng những rạn nứt nầy để dễ bề thao túng.Cuối cùng thì những nhà tu hành theo Chân Giáo đã bỏ nước đến Ấn Độ để nghiên cứu thêm. Tại đây, họ đã gặp các tăng sĩ Phật Giáo và tiếp thu những tinh hoa của tôn giáo nầy. Với họ, đây là điều may mắn. Có nhiều vấn đề trước kia không thông suốt, quán triệt được, thì nay giáo lý nhà Phật đã giúp cho họ giải toả. Khả năng tiếp thu tôn giáo của họ vươn cao lên, để thoát khỏi những lẩn quẩn trong hiểu biết siêu hình.


Nhiều vị còn lưu lại để nghiên cứu và hành trì; trong khi đó nhiều vị đã trở về Tây Tạng để truyền bá tư tưởng mới. Họ vận dụng Phật Giáo hoà nhập tinh thần dân tộc để truyền đạo. Từ cách tu hành cho đến việc giảng dạy cho tín đồ, họ đã dùng những phương thức mới lạ, mà trước đây chưa phát triển tại Tây Tạng.


Chẳng bao lâu, ảnh hưởng của tôn giáo nầy bành trướng mau lẹ. Lạt Ma Giáo (Lamaism) ra đời từ đó. Tôn giáo nầy cũng đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi. Trong giai đoạn đầu, họ tìm cách hoà hợp Phật Giáo với những nguồn tín ngưỡng bản địa.


Nhưng về sau, thông qua kinh điển, họ đã cải cách dần dà từ nền tảng Phật Giáo. Kinh sách ngày càng nhiều, tăng sĩ đào tạo ngày càng đông, cho nên tín đồ gia tăng nhanh chóng. Đã có những thay đổi lớn lao so với tôn giáo cổ truyền ở Tây Tạng.


Theo nghiên cứu của Lạt Ma Lobsang Rampa thì: Nếu tôn giáo cổ của Tây Tạng chuyên về những phép thuật Thần Thông, Ma Thuật, Huyền Học, xem đó là nền tảng chính yếu, thì đằng nầy Phật Giáo chỉ coi đó là những phương tiện trong việc tu hành nếu có, chứ không là cứu cánh giải thoát con người. Mà đã là phương tiện thì chỉ ứng xử trong một mức độ nào đó, sẽ bỏ đi. Còn nếu cứ xem phương tiện là cứu cánh, thì điều nầy chỉ là trở ngại lớn lại trói buộc mức độ tu hành mà thôi.


Những danh tăng của Lạt Ma Giáo có công trong việc canh tân tôn giáo nầy để trở nên vững chắc như hiện nay thì phải kể đến công trình của đức Milarepa và Tsong Khapa. Nếu đức Milarepa đi sâu vào việc nghiên cứu những vấn đề thuộc luận lý học Phật Giáo thì đức Tsong Khapa lại nghiên cứu về lãnh vực tâm lý học, luân lý học và siêu hình học. Sự hoà hợp nầy đã khiến cho Mật Tông Tây Tạng trở nên uyên áo hơn.