Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Cập nhật: 05-10-2021 | 09:35:53

Với cái tâm và nhiệt huyết của người thầy, giáo viên của trường Tiểu học Đông Hòa B (TP.Dĩ An) đã đa dạng hình thức tổ chức dạy học, giúp cho việc học trực tuyến trở nên nhẹ nhàng, học sinh (HS) không cảm thấy nhàm chán khi học qua màn hình.

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

 Một tiết dạy học trực tuyến của cô Phạm Thị Nguyệt, giáo viên trường Tiểu học Đông Hòa B

 Chúng tôi đã thử tham dự giờ học trực tuyến lớp 1 của cô Phạm Thị Nguyệt, giáo viên trường Tiểu học Đông Hòa B. Trước khi giờ học diễn ra, cô Nguyệt mở một bài hát thiếu nhi để những em “vào lớp” trước không thấy chán nản khi phải chờ đến giờ học. Cách làm này của cô đã thu hút HS, các em đều tranh thủ tham gia lớp học sớm hơn giờ quy định để được nghe nhạc.

Trong giờ học môn tiếng Việt, các em học các âm: h và k. Để tạo hứng thú cho các em, cô cho các em chơi trò chơi được giáo viên thiết kế trên Powerpoint, trò chơi có tên “Siêu đầu bếp”. Mỗi bạn nhỏ đều trở thành một đầu bếp và chế biến các món ăn mà cô đưa ra. Để làm được các món ăn đó các em phải trả lời đúng câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. Các em rất tích cực tham gia hoạt động trả lời các câu hỏi. Với mỗi câu trả lời đúng cô đều thưởng cho các em một số lượng sao. Khi đi học trở lại, các em sẽ dùng số sao đó để đổi các món quà trong tủ quà thưởng của nhà trường, nên các em rất thích.

Cứ mỗi một bài học ở môn toán, tiếng Việt, cô Nguyệt và các giáo viên trong khối đều thực hiện lồng các nội dung bài học vào các trò chơi để thu hút và tạo hứng thú cho các em trong các buổi học. Theo cô Nguyệt, hiện tại tổ của cô đã có một kho trò chơi trên 100 trò chơi làm tư liệu dạy học. Các hình ảnh trong trò chơi do các cô sưu tầm hoặc tự thiết kế. Trong 1 tháng qua, các trò chơi cô thiết kế trong các bài học chưa bao giờ bị lặp lại.

Ngoài hình thức này, cô Nguyệt còn sử dụng hình thức dạy học qua các hoạt động. Cụ thể, ở tiết toán, trong bài “Làm quen các số 1, 2, 3” cô cho các em chơi trò chơi “Tôi cần”. Các HS háo hức và chăm chú lắng nghe các yêu cầu của cô và thực hiện một cách tích cực. Cô đã yêu cầu HS lấy 1 cái chén, 3 chiếc đũa, 2 chiếc bút chì... Các đồ vật mà cô đưa ra đều có sẵn trong gia đình của mỗi em, nên các em không khó khăn trong việc tìm kiếm. Thông qua trò chơi các em đã nắm được nội dung bài học một cách dễ dàng.

Vừa học vừa hoạt động giúp cho HS không cảm thấy nhàm chán, khó chịu khi phải ngồi lâu một chỗ. Không chỉ có vậy, trong tiết học cô còn cho các em chơi một game học tập trực tuyến trên trang Quizizz. Cô chia sẻ, các trang web mà cô sử dụng để thiết kế trò chơi học tập cho các em như: Quizizz, Kahoot, Quizlet, Gimkit, Blooket… Các dạng bài tập cô thiết kế không chỉ cho các em chơi trực tiếp trong giờ học, mà cô còn sử dụng cho các em ôn tập tại nhà. Vì vậy việc làm bài ôn tập của các em không còn nặng nề như trước đây, các em luôn tự giác hoàn thành bài ôn tập mà cô giao.

Rõ ràng, việc dạy học trực tuyến là vất vả và không thể tốt được như dạy học trực tiếp, nhưng vẫn sẽ đạt hiệu quả khi giáo viên đặt trọn tâm huyết vào bài giảng của mình và có sự hỗ trợ từ phía phụ huynh HS. Cô Nguyệt nhận xét, đến giờ này việc tổ chức dạy online ở lớp cô khá ổn, HS tiếp thu bài tốt. Qua 1 tháng triển khai dạy học online, hầu hết HS lớp cô đã thuộc được bảng chữ cái. Phụ huynh cũng yên tâm hơn vì con tự giác và có ý thức hơn khi tham gia học.

 HỒNG THÁI

Hoạt động khởi động thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của học sinh. Một tiết học sẽ tạo được sự yêu thích với học sinh nhất là với đối tượng trẻ lớp Một, ngay từ những giây phút đầu tiên các cô giáo đã biết khơi gợi ở các em sự hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Trò chơi  các cô thiết kế giúp cho giờ học trở nên sôi nổi, cuốn hút. Qua đó các cô cũng đã giúp học sinh rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa cô trò trong lớp học.

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Chúng mình cùng khởi động nhé!

Khi thiết kế các trò chơi khởi động, các cô luôn đặt ra tiêu chí cho trò chơi: có thể chỉ là một tình huống để cho học sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy; Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra có giúp học sinh phát triển tư duy không? Việc xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ.

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

 Các trò chơi thường được giáo viên tổ chức liên quan đến kiến thức của các tiết học trước giúp học sinh tái hiện kiến thức cũ hay kiểm tra nhận thức của học sinh về những vấn đề liên quan đến bài học mới, làm tiền đề để giáo viên dẫn vào bài một cách hấp dẫn. Với đối tượng là học sinh lớp Một, các cô thường chọn hình thức khởi động bằng cách tổ chức các trò chơi nhanh như: Đuổi hình bắt chữ, Giải ô chữ, Ong về tổ, Vòng quay kì diệu, Chuyến xe tri thức, Doraemon và chiếc bánh,…

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Trò chơi "Ong về tổ"

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Trò chơi "Vòng quay kì diệu"

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Trò chơi "Chú ếch con"

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Trò chơi "Doraemon và chiếc bánh rán"

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Trò chơi "Chuyến xe tri thức"

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Trò chơi" Sóc tài giỏi"

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Hãy thi đọc cùng các bạn cá nhé!

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Trò chơi" Giúp chim tránh rét"

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Trò chơi" Ô chữ bí mật"

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Trò chơi  Halloween  

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Trò chơi" Chiếc cối xay gió thần kì"

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Trò chơi" Tiêu diệt Covid 19"

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Trò chơi" Đào vàng"

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Trò chơi" Hộp quà may mắn"

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Trò chơi" Kéo co"

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Sử dụng trò chơi trong dạy học trực tuyến

Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài thì   các cô giáo đã biến nó thành một trò chơi khởi động để học sinh được tham gia trực tiếp đó là một hoạt động thiết thực. Hoạt động đó giúp tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phần hình thành kiến thức mới. Mỗi hoạt động khởi động trong giờ học cũng giống như món ăn khai vị trong một bữa tiệc, tạo tâm thể chủ động cho học sinh khi vào tiết học.

Trò chơi khởi động mang đến những lợi ích quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ. Bên cạnh nâng cao động lực học tập, việc vận dụng các trò chơi sáng tạo trong lớp học còn giúp trẻ: Xây dựng sự tự tin, thúc đẩy khả năng ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, hỗ trợ sức khỏe tinh thần,..

Đưa tin: Lê Thị Kim Liên- Tiểu học Trưng Vương