Soạn văn bài so sánh lớp 6 tập 2

Tài liệu hướng dẫn soạn bài So sánh của chúng tôi sau đây sẽ giúp các em tìm hiểu và làm quen với khái niệm phép so sánh trong văn học thông qua những gợi ý trả lời câu hỏi bài tập SGK.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

Cùng tham khảo...

Soạn bài So sánh Ngữ văn 6 tập 2 ngắn nhất

I. So sánh là gì?

   So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Bài 1 trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau:

a]

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

[Hồ Chí Minh]

b] […] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

[Đoàn Giỏi]

Trả lời:

Những tập hợp từ ngữ chứa hình ảnh so sánh:

a] Trẻ em như búp trên cành.

b] Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành dài vô tận.

Bài 2 trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có thể so sánh như vậy? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?

Trả lời:

Những sự vật được mang so sánh: trẻ em – búp trên cành; rừng đước – cao ngất như hai dãy trường thành.

– Giữa các sự vật trong 2 vế có nét tương đồng nên có thể so sánh như vậy.

– So sánh sự vật, sự việc với nhau để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm co sự diễn đạt.

Bài 3 trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu sau:

"Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến."

[Tạ Duy Anh]

Trả lời:

Sự so sánh ở dưới đây không phải so sánh tu từ mà là so sánh lý luận, thiên về chức năng nhận thức hơn biểu cảm.

II. Cấu tạo các phép so sánh

Bài 1 trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào chỗ trống theo mô hình phép so sánh theo mẫu dưới đây:

Vế A [Sự vật được so sánh]Phương tiện so sánhTừ so sánhVế B [Sự vật dùng để so sánh]

Trả lời:

Vế A [Sự vật được so sánh]Phương tiện so sánhTừ so sánhVế B [Sự vật dùng để so sánh]
Trẻ emnhưBúp trên cành
Rừng đướcDựng lên cao ngấtnhưHai dãy trường thành dài vô tận
Con mèo vằnTo hơnCon hổ

Bài 2 trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Nêu thêm các từ so sánh mà em biết.

Trả lời:

– Cặp từ hô ứng: “bao nhiêu… bấy nhiêu…”

– Từ “là”

– Từ “tựa như”

Bài 3 trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây có gì đặc biệt?

a]

Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.

[Lê Anh Xuân]

b]

Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

[Thép Mới]

Trả lời:

Cấu tạo của phép so sánh:

+ Sử dụng dấu hai chấm thay cho từ so sánh

+ Sử dụng cấu trúc đảo ngữ.

III. Soạn bài So sánh phần Luyện tập

Bài 1 trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Với mỗi mẫu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm ví dụ:

a] So sánh đồng loại

– So sánh người với người:

Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo

Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền.

[Lời bài hát]

– So sánh vật với vật:

Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ […].

[Vũ Tú Nam]

b] So sánh khác loại

– So sánh vật với người:

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh.

[Đồng Xuân Lan]

Bà như quả đã chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

[Võ Thanh An]

– So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.

[Lê Anh Xuân]

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

[Ca dao]

Trả lời:

a] So sánh đồng loại:

– So sánh người với người:

+ Cô giáo em hiền như cô Tấm.

+ Ông em râu bạc phơ như ông Bụt.

– So sánh vật với vật:

+ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”.

+ “Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”.

b] So sánh khác loại:

– So sánh vật với người:

+ Cá nước bơi hàng đoàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

+ Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

– So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Con đi trăm núi ngàn khe

  Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

[Tố Hữu]

Đừng xanh như lá bạc như vôi

Bài 2 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh:

– khỏe như…

– đen như…

– trắng như…

– cao như…

Trả lời

– Khỏe như voi/ Khỏe như trâu.

– Đen như cột nhà cháy/ Đen như than.

– Trắng như trứng gà bóc/ Trắng như giấy.

– Cao như núi/ Cao như cây sậy.

Bài 3 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau.

Trả lời

a] Phép so sánh trong Bài học đường đời đầu tiên:

+ Những ngọn cây gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

+ Hai cái răng đen nhánh…như hai lưỡi liềm máy làm việc.

+ Cái anh chàng Dế Choắt…. gã nghiện thuốc phiện.

+ Đã thanh niên rồi mà… như người cởi trần mặc áo gi-lê.

+ Chú mày hôi như cú mèo…

+ Mỏ Cốc như cái dùi sắt…

+ Như đã hả cơn tức…

b] Phép so sánh trong Sông nước Cà Mau

+ Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau… như mạng nhện.

+…gọi là kênh Bọ Mắt….như những đám mây nhỏ.

+ Trông hai bên bờ… cao ngất như hai dãy trường thành dài vô tận.

+…những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ…

+…những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông… như những khu phố nổi….

+…đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ…

Tổng kết

• Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

- Vế A [nêu tên sự vật, sự việc được so sánh];  - Vế B [nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A]; - Từ ngữ chỉ phương diện so sánh;

- Từ ngữ chỉ ý so sánh [gọi tắt là từ so sánh].

HOT Soạn văn lớp 6 đầy đủ, chi tiết

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Trong bài soạn văn lớp 6 này, chúng tôi sẽ tóm tắt lại các nội dung cần ghi nhớ trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 2 cho các em để các em hình dung được nội dung kiến thức mà mình sẽ được học trên lớp. Bên cạnh đó, tài liệu soạn bài So sánh phần tiếp theo ở trang 43 cũng sẽ được chúng tôi giải một cách chi tiết và ngắn gọn để các em dễ đọc, dễ hiểu và có sự chuẩn bị tốt hơn trong bài soạn ở nhà.
 

1. Soạn văn lớp 6 - So sánh [tiếp theo], ngắn 1

I. Các kiểu so sánh 

Câu 1: 

Phép so sánh trong khổ thơ: 

- “ những ngôi sao” so sánh với “ mẹ đã thức” 

- “ mẹ” so sánh với “ ngọn gió” 

Câu 2:

- “ chẳng bằng” so sánh hơn

- “ là” so sánh bằng 

Câu 3:

- Những từ so sánh ngang bằng: như, tựa như, ….

- Những từ so sánh không ngang bằng: hơn, kém, ….

II. Tác dụng của so sánh 

Câu 1:

Phép so sánh trong đoạn văn là:

- Có chiếc lá tự như mũi tên nhọn 

- Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan thai như thầm bảo….

- Có chiếc là sợ hãi, ngại ngần

Câu 2: 

Trong đoạn văn trên, phép so sánh có tác dụng: 

- Liên tưởng hình ảnh, sự việc được cụ thể, sinh động, …

- Thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn 

III. Luyện tập 

Câu 1:

a. Câu so sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè 

Phép so sánh ngang bằng 

b. Câu so sánh: Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng Bầm

                        Chưa bằng khó nhọc đời Bầm sau mươi

Phép so sánh không ngang bằng 

c. Câu so sánh: Như nằm trong giấc mộng 

  Phép so sánh ngang bằng 

Câu 2: 

Những câu văn có sử dụng phép so sánh là: 

- Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt 

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt 

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, …..

Hình ảnh ấn tượng nhất với em là: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc …. Giống như hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh. 

Câu 3: 

- Dượng Hương Thư đến đoạn thác dữ, lao nhanh chiếc sào như cắt xuống lòng sông 

- Dòng sông chảy xiết, chiếc sào khựng lại 

- Nhìn Dượng Hương Thư một pho tượng đồng với bắp thịt cuồn cuộn 

- Nhìn chú như một con người hoàn toàn khác, mạnh mẽ và rắn rỏi 

---------------------HẾT---------------------

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Số từ và lượng từ để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 6 của mình.

Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Văn mẫu lớp 6 là tài liệu được biên soạn theo đúng chương trình học từ bài 1 đến bài cuối cùng trong SGK Ngữ văn lớp 6 ... Thông qua tài liệu Văn mẫu lớp 6, không chỉ các em nhanh chóng bổ sung kiến thức, vốn từ, học văn tốt hơn mà các thầy cô giáo dạy văn cũng biết được cách soạn bài hiệu quả, dạy học tốt hơn.

Bài học trước các em đã được học kĩ hơn về khái niệm của biện pháp tu từ so sánh và áp dụng làm một số bài tập đơn giản, với bài Soạn văn lớp 6 So sánh phần tiếp theo chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các nội dung kiến thức liên quan đến so sánh.

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6: Văn tả người, Ngữ văn lớp 6 Soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, Ngữ văn lớp 6 Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn trang 155 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 6 kì 2 Học trực tuyến môn Ngữ văn lớp 6 ngày 8/4/2020, Phương pháp tả cảnh Soạn văn lớp 6 mới nhất, ngắn gọn theo chương trình

Video liên quan

Chủ Đề