Soạn văn 7 cách lập ý của bài văn biểu cảm

CÁCH LẬP DÀN Ý CỦA BÀI VĂN Biểu CẢM KIẾN THỨC Cơ BẢN Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tỉnh huống gợi cảm hoặc vừa quan sát, vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc. Tình cảm trong bài viết phải chân thực và sự việc được nều ra phải có trong kinh nghiệm. Được như thế bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHAN bài học Liên hệ hiện tại với tương lai Đoạn văn của Thép Mới Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả nghĩ tới sự gắn bó mật thiết và sự trường tồn của cây tre đối với đời sống của con người Việt Nam, dù mai sau sắt thép có nhiều đến đâu đi chăng nữa. Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng các biện pháp: miêu tả, so sánh, liên tưởng. Hồi tường quá khứ và suy nghĩ về hiện tại Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường Tác giả rất say mê con gà trống đất, coi đó là niềm vui kì diệu “tái sinh tâm hồn” được thổi con gà trống đất, tác giả có cảm tưởng “giống như người nghệ sĩ thổi kèn đồng”. Việc hồi tưởng quá khứ hiểu được lí do vì sao đồ chơi trẻ con hồi đó lại hấp dẫn: vì sự mong manh của chúng, và vì linh hồn ẩn chứa trong mỗi món đồ chơi. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước Đoạn văn của A-mi-xi, Nguyễn Tuân Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ tình cảm với cô giáo bằng cách nhớ lại những kỉ niệm thời còn đi học với cô, và qua đó nói lên những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình đối với cô giáo. Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực nam Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện những cảnh đẹp kì thú của Tổ quốc và qua đó biểu hiện tình yêu sâu sắc đôi với quê hương, đất nước. Quan sát, suy ngẫm Qua đoạn văn ta thấy sự quan sát của nhà văn đối với u [mẹ] của mình rất kĩ càng, chi tiết. Điều đó thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ của nhà văn đối với mẹ. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP Câu 1. Tập làm dàn ý bài văn biểu cảm theo các đề sau: Cảm xúc về vườn nhà, về con vật nuôi, người thân, mái trường thân yêu. Khi tiến hành lập dàn ý các em cần tiến hành theo những bước sau: Bước 1: Tìm hiểu đề Bước 2: Tìm ý cho bài văn Bước 3: Lập dàn bài Ví dụ: Cảm xúc về ngôi trường thân yêu Mở bài: + Giới thiệu về ngôi trường: ở đâu, tên gọi, em học ở đó lúc nào? + Tình cảm đối với ngôi trường. Thân bài: + Sơ lược tiểu sử ngôi trường: có từ bao giờ, tên gọi. + Miêu tả ngôi trường: dãy lầu, phòng học, cây cối xung quanh trường. + Ngôi trường và những kĩ niệm của em và bạn bè bao thế hệ. + Công việc chăm sóc và bảo vệ ngôi trường. Kểt bài: + Cảm xúc về ngôi trường. + Lời tự hứa của bản thân với ngôi trường thân yêu. Cảm xúc về vườn nhà Mở bài: + Giới thiệu khu vườn. + Tình cảm của bản thân đối với vườn nhà. Thân bài: + Khu vườn có từ lúc nào? Ai xây dựng nên? ì + Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình. + Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc người khác. + Vườn và cây trái suốt bôn mùa. — Kết bài: + Cảm xúc về vườn nhà.

Với Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

A. Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm [ngắn nhất]

I. Hệ thống kiến thức

Những cách lập ý thường gặp của văn biểu cảm:

- Liên hệ hiện tại với tương lai

- Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại

- Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

- Quan sát, suy ngẫm

II. Những cách biểu ý thường gặp của bài văn biểu cảm

1. Liên hệ hiện tại với tương lai

- Việc liên tưởng đến tương lai nhằm khẳng định sự gắn bó mật thiết, sâu sắc của tre với đời sống của con người Việt Nam mà sắt thép, xi măng không thể thay thế được.

- Tác giả biểu cảm trực tiếp thông qua lời văn tha thiết, những câu cảm thán

2. Hồi tưởng quá khứ suy nghĩ hiện tại

- Tác giả say mê con gà đất - một món đồ chơi không thể quên trong cuộc đời mình như một kỉ niệm không thể quên trong cuộc đời

- Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cho tác giả một niềm vui kì diệu được hóa thân tnành con gà trông để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai. Từ cảm xúc ấy, tác giả mở rộng ra cảm nghĩ đối với các món đồ chơi tuổi thơ

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong muốn

   a. Trí tưởng tượng giúp người viết thể hiện tình yêu, niềm biết ơn vô hạn với cô giáo bằng cách gợi lại các ki niệm còn nhớ mãi

   b. Việc liên tưởng đã giúp tác giả thể hiện tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất đất nước.

4. Quan sát suy ngẫm

Qua đoạn văn cho thấy sự quan sát đã giúp tác giả gợi lại một cách chi tiết và chân thực bóng dáng u, khuôn mặt u, từ đó thể hiện lòng thương cảm và sự hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.

III. Luyện tập

Lập ý cho các đề văn biểu cảm

   a. Cảm xúc về vườn nhà

- Xác định bối cảnh khi suy nghĩ về khu vườn: Khu vườn ngày xưa giờ hoài niệm về nó

- Quan sát vị trí của khu vườn, miêu tả những đặc điểm về khu vườn đó.

- Sự gắn bó của khu vườn với đời sống vật chất, đời sống tinh thần của gia đình mình.

- Khu vườn gợi lại bao kỉ niệm thân yêu, đầm ấm với mọi người thân trong gia đình.

- Khu vườn còn ghi lại bao chứng tích lao động của cha mẹ, ông bà...

   b. Cảm xúc về người thân:

- Xác định người thân đó là ai, còn gắn bó với mình hay đã mất

- Miêu tả đặc điểm ngoại hình và tính cách của họ

- Gợi tả lại những kỉ niệm, những ấn tượng khó quên mà mình đã có với người thân đó

- Bày tỏ tình yêu, sự quan tâm của mình đối với người thân đó.

   c. Cảm xúc về con vật nuôi [con bò, con chó, con mèo...]

- Xác định con vật nuôi đó là con gì, đang ở bên cạnh hay ở xa, đang còn hay đã mất.

- Miêu tả những đặc điểm nổi bật của loài vật đó

- Có thể miêu tả con vật đó và kể lại những kỉ niệm buồn vui, sự quan tâm chăm sóc đối với nó.

- Bày tỏ tình cảm, sự yêu quý, gắn bó của mình với loài vật đó.

   d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu:

- Xác định, hình dung mái trường thân yêu mà em đã học hay đang học. Nếu đã học thì hoài niệm về mái trường thân yêu đã học.

- Miêu tả vẻ đẹp của ngôi trường

- Gợi tả lại những kỉ niệm khó quên dưới mái trường với bè bạn, thầy cô.

- Bày tỏ tình yêu với ngôi trường.

B. Kiến thức trọng tâm

1. Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể thực hiện theo các cách sau:

- Liên hệ hiện tại với tương lai.

- Hồi tưởng kỉ niệm, quá khứ, suy nghĩ về hiện tại.

- Tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hứa hẹn, mơ ước tới tương lai.

- Quan sát, vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.

2. Tình cảm được bộc lộ trong bài văn phải chân thật, sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm, bài văn như thế mới làm cho người đọc tin và đồng cảm.

1. Liên hệ hiện tại với tương lai

- Tác giả liên tưởng đến tương lai để thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của cây tre, bởi cây tre đã là người bạn, người đồng hành với người dân đất Việt trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước.

- Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng việc sử dụng biện pháp liên tưởng, liên hệ hiện tại tới tương lai, để từ đó bộc lộ tình cảm với cây tre.

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại

- Tác giả say mê nâng niu con gà đất, đối xử với con gà đất như báu vật

- Hồi tưởng quá khứ giúp nói lên nỗi tiếc nuối của tác giả khi nghĩ về tuổi thơ, đồng thời cũng là sự trân trọng những ký ức tuổi thơ

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

- Trí tưởng tượng đã giúp tác giả bộc lộ tình cảm yêu mến với cô giáo thông qua việc nhớ lại những kỷ niệm gắn với cô và mái trường

- Sự liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau tác giả đã cho thấy tình yêu đất nước và niềm tin, ước mong về tương lai đất nước thống nhất, ân tình Nam-Bắc sâu nặng. 

4. Quan sát, suy ngẫm

- Sự quan sát giúp hình ảnh “u tôi” hiện lên đầy chân thực, qua đó cho ta thấy tình cảm yêu quý, kính trọng của tác giả đối với người mẹ khi nhận ra những sự thay đổi nhỏ nhất ở người mẹ.

II. Luyện tập Lập dàn ý cho các đề sau:

Đề 1: Cảm xúc về vườn nhà

MB: Giới thiệu về vườn nhà

TB:

- Miêu tả khái quát vườn: diện tích, trồng cây gì,...

- Vườn gắn với sự lao động của cha mẹ

- Vườn qua 4 mùa trong năm

- Vườn và những kỷ niệm 

KB: Cảm xúc về vườn nhà

Đề 2: Cảm xúc về con vật nuôi.

MB: Giới thiệu về con vật mà em yêu quý

TB: 

- Miêu tả về con vật nuôi ấy: nguồn gốc nuôi từ bao giờ, được bao lâu rồi, màu gì, hình dáng, ...

- Sự gắn bó của em với con vật ấy: thói quen chăm sóc, chơi đùa cùng con vật đó,..

- Kỉ niệm đặc biệt gắn với con vật ấy

- Tình cảm của em với con vật ấy: liên hệ thời gian từ trước tới giờ,...

KB: Khái quát tình cảm với con vật ấy

Đề 3: Cảm xúc về người thân:

MB: Giới thiệu về người thân mà em sẽ nhắc tới trong bài

TB:

- Miêu tả về ngoại hình của người đó

- Sự chăm sóc, gắn bó của em với người đó

- Kỉ niệm đặc biệt giữa em và người thân

KB: Khẳng định lại tình cảm đối với người thân đó và lời hứa về những điều sẽ làm trong tương lai để làm người thân vui lòng

Đề 4: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.

MB: Giới thiệu về mái trường mà em yêu quýTB:

- Miêu tả về ngôi trường: lịch sử hình thành, kiến trúc, quang cảnh trong trường

- Sự gắn bó của em với trường:

+ Kỉ niệm với thầy cô                                                 

+ Kỉ niệm với bạn bè

KB: Tình cảm của em với ngôi trường, liên tưởng tới lúc đi xa trường.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 7 [ngắn nhất]

Video liên quan

Chủ Đề