So sánh chương trình hóa cơ bản và nâng cao năm 2024

Ngay từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành cải cách giáo dục, tập trung vào giáo dục phổ thông mà trọng điểm là cải cách chương trình và sách giáo khoa [SGK].

Việc cải cách chương trình và SGK của các nước đều hướng tới việc nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Khắc phục tình trạng giáo dục thoát ly đời sống. Khắc phục tình trạng học tập nặng nề, căng thẳng, quá nhấn mạnh đến hệ thống, yêu cầu quá cao về mặt lý thuyết mà coi nhẹ những kiến thức, kỹ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của học sinh, khiến năng lực hoạt động thực tiễn của người học bị hạn chế.

Ở nước ta, việc đổi mới chương trình và SGK cũng có mục đích như việc cải cách giáo dục của các nước, ngoài ra còn nhằm phục vụ cho việc đổi mới mục tiêu giáo dục theo Nghị quyết của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông, ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”.

Việc đối mới chương trình giáo dục là để thế hệ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, có tư duy năng động, sáng tạo có năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề trong học tập và công tác, trong cuộc sống, trong sản xuất và kinh doanh.

Việc dạy học theo chương trình và SGK mới ở cấp trung học phổ thông [THPT] được bắt đầu từ năm học 2006-2007. Vậy chương trình và SGK hoá học 10 mới có gì mới so với chương trình và SGK cũ.

Sự khác nhau về cấu trúc của chương trình và SGK:

Chương trình và SGK hoá học 10 cũ có 5 chương:

* Chương 1: Cấu tạo nguyên tử

Chương này nghiên cứu cấu tạo nguyên tử và nghiên cứu cả hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

* Chương 2: Liên kết hoá học và định luật tuần hoàn Menđêleep.

* Chương 3: Phản ứng oxi hoá - khử.

* Chương 4: Phân nhóm chính nhóm VII – Nhóm halogen.

* Chương 5: Oxi – lưu huỳnh, lý thuyết về phản ứng hoá học.

Chương trình và SGK hoá học lớp 10 mới cả SGK chuẩn dùng cho ban Cơ bản và SGK nâng cao dùng cho ban Khoa học Tự nhiên đều có 7 chương.

* Chương 1: Nguyên tử

Khác với chương 1 của SGK cũ, chương 1 của SGK mới chỉ đi sâu nghiên cứu về cấu tạo nguyên tử và chuyển phần hệ thống tuấn hoàn các nguyên tố hoá học sang chương 2. Như vậy việc nghiên cứu về cấu tạo nguyên tử được tập trung hơn và kỹ hơn.

* Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn.

Chương trình và SGK mới nghiên cứu bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn trong một chương riêng. Như vậy bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn cũng được nghiên cứu kỹ hơn, coi đó là kim chỉ nam cho việc học tập và nghiên cứu hoá học sau này.

* Chương 3: Liên kết hoá học

Khác với chương trình và SGK cũ, chương trình và SGK mới nghiên cứu liên kết hoá học sau khi nghiên cứu bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn. Trình tự này giúp cho việc nghiên cứu sự hình thành các kiểu liên kết hoá học trên cơ sở cấu trúc electron của nguyên tử nên rõ tính quy luật hơn.

* Chương 4: SGK chuẩn tên là “Phảng ứng oxi hoá - khử”. SGK nâng cao tên là “Phản ứng hoá học”.

Sở dĩ có tên khác nhau là do ban Cơ bản chỉ nghiên cứu phản ứng oxi hoá - khử, không nghiên cứu nhiệt phản ứng. Ban Nâng cao ngoài việc nghiên cứu phản ứng oxi hoá - khử còn nghiên cứu phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt, nhiệt phản ứng và phương trình nhiệt học. SGK cũ, với phản ứng toả nhiệt thì ghi cộng Q [+Q] và phản ứng thu nhiệt, ghi trừ Q [-Q].

Ví dụ H 2+ Cl 2→ 2HCl + Q và 2HgO → 2Hg + O 2– Q

Thói quen biểu diễn phương trình nhiệt hoá học như trên đã vi phạm thô bạo các quy luật của đại số học: Một đại lượng vật lý được cộng thêm hay trừ đi vào một công thức hoá học. Vì vậy để biểu diễn phương trình nhiệt hoá học, SGK mới sử dụng một đại lượng nhiệt động, đó là biến thiên entropi ∆H của phản ứng và khi đó dấu của nhiệt phản ứng được lấy theo dấu của nhiệt động học. Giá trị ∆H không chỉ phụ thuộc vào bản chất mà còn phụ thuộc vào trạng thái của chất, vì vậy trong phương trình nhiệt hoá học cần ghi trạng thái của các chất.

Ví dụ: I 2[k]+ H 2[k] → 2HI [k] [1]

∆H = + 25,94 kj/mol

I 2[k]+ H 2[k]→ 2HI [2]

∆H = - 36,49 kj/mol

Như vậy ở phản ứng [1] iot ở trạng thái rắn thì phản ứng là phản ứng thu nhiệt, còn ở phản ứng [2], iot ở trạng thái hơi thì phản ứng lại là phản ứng toả nhiệt.

Với học sinh ta chỉ cần giải thích nếu phản ứng toả nhiệt ra môi trường xung quanh, thì hệ phản ứng bị mất nhiệt nên giá trị của ∆H lấy dấu âm [-], ngược lại phản ứng thu nhiệt nghĩa là cần phải cung cấp nhiệt thì hệ phản ứng nhận thêm nhiệt nên giá trị ∆H lấy dấu dương [+].

* Chương 5: Ở SGK chuẩn và SGK nâng cao đều có tên là “Nhóm Halogen”.

SGK chuẩn giải thích sô oxi hoá của F, Cl, Br, I trong các hợp chất chỉ dựa vào độ âm điện của chúng. Flo có số oxi hoá duy nhất –1, là do nguyên tử F có độ âm điện lớn nhất và lớp electron ngoài cùng đã có 7e. Các halogen còn lại ngoài số oxi hoá –1 còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7 là do chúng có độ âm điện nhỏ hơn độ âm điện của oxi nên trong các hợp chất với oxi chúng có số oxi hoá dương.

SGK nâng cao giải thích, Cl, Br, I có số oxi hoá +3, +5 hoặc +7 là do ở trạng thái kích thích các electron ghép đôi chuyển lên các obitan d trống tạo ra 3, 5, hoặc 7 electron độc thân do đó có thể tạo ra 3, 5 hoặc 7 liên kết cộng hoá trị. Flo không có các số oxi hoá dương là do nguyên tử F không có obitan d trống.

* Chương 6: Ở SGK chuẩn tên là “Oxi – Lưu huỳnh” còn ở SGK nâng cao tên là “Nhóm oxi”. Ở hai sách có tên chương khác nhau do SGK chuẩn chỉ nghiên cứu kỹ 2 nguyên tố là oxi và lưu hùnh. SGK nâng cao nghiên cứu tổng quát cả nhóm oxi trước khi nghiên cứu kỹ oxi và lưu huỳnh.

SGK chuẩn và nâng cao đều nghiên cứu ozon, riêng SGK nâng cao còn nghiên cứu cả Hyđropeoxit.

* Chương 7: Ở cả 2 cuốn sách đều nghiên cứu tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. Đây là cơ sở khoa học của các biện pháp điều khiển quá trình sản xuất hoá học.

Nguồn: T/c Hoá học và Ứng dụng, số 12 [60], 2006, trang 3

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính

Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư[PPP] đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.

Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô

Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam [LHHVN] phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".

Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam

Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam [LHHVN] đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội [TV, PB &GĐXH] rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.

Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội

Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.

Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện

Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.

Tin mới

Phú Yên: Hội Khuyến học chú trọng xây dựng mô hình học tập

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, Hội Khuyến học tỉnh Phú Yên đã, đang tích cực cùng hệ thống chính trị triển khai có hiệu quả về xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong công dân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021-2030.

10 dấu ấn nổi bật trong năm 2023 của Tạp chí Việt Nam Hội nhập

Những nỗ lực trong năm 2023 của Tạp chí Việt Nam Hội nhập đã tác động tích cực đến sự phát triển không ngừng của một tạp chí khoa học ứng dụng trong hệ thống các cơ quan báo chí thuộc VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng giới thiệu 10 dấu ấn nổi bật trong năm qua của tạp chí Việt Nam Hội nhập.

Bình Thuận: Hội nghị cán bộ công chức, viên chức năm 2023

Sáng ngày 25/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm 2023. Tham dự có lãnh đạo cơ quan, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và tập thể công chức, viên chức, người lao động cơ quan.

Đoàn kết, phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam vững mạnh

Ngày 26/1, tại tru sở VUSTA, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, người lao động và tổng kết hoạt động của Cơ quan Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2023. Đồng chí Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký VUSTA; Đồng chí Lê Công Lương – Phó Tổng Thư ký, Bí thư Chi bộ Cơ quan VUSTA; Đồng chí Trần Xuân Việt –Chủ tịch Công đoàn Cơ quan VUSTA cùng chủ trì hội nghị.

Kon Tum: Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II

Chiều ngày 25/1, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh [Liên hiệp hội] đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành lần thứ II, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027 nhằm đánh giá kết quả hoạt động năm 2023, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Giáp Thìn 2024

Ngày 25/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt, chúc Tế cho cán bộ hưu trí nguyên là lãnh đạo, viên chức và nhân viên của Liên hiệp Hội Việt Nam qua các thời kỳ, những người đã cống hiến phần lớn tuổi trẻ, sự nghiệp của mình cho sự phát triển của Liên hiệp Hội Việt Nam.

Đắk Lắk: Liên hiệp hội Đắk Lắk thăm và tặng quà Buôn kết nghĩa

Ngày 24/01, nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức đoàn công tác đến thăm và tặng 40 suất quà, trị giá hơn 10.000.000 đồng cho các hộ nghèo và cận nghèo tại Buôn H’Ring xã Ea H’Đing huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk.

Bắc Giang: Phản biện Báo cáo thực tiễn về xây dựng văn hóa, con người

Ngày 24/01, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị tư vấn, phản biện: Báo cáo “kết quả nghiên cứu, tổng kết thực tiễn quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện xây dựng văn hóa, con người Bắc Giang từ năm 2010 đến nay; bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới”.

Hà Tĩnh: Thi đua hướng tới lễ Vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Hội Đông y tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm hội tập trung là nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, y đức, thi đua đẩy mạnh các hoạt động chào mừng và hưởng ứng lễ vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

Quảng Ngãi: Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 8

Sáng ngày 22/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi [Liên hiệp hội tỉnh] đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 8, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Chủ Đề