So sánh chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt

Tranh của họa sĩ Phi Hoanh vẽ hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tham gia hội nghị gồm đại diện Quốc tế Cộng sản: đồng chí Nguyễn Ái Quốc; đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng - các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh; đại biểu An Nam Cộng sản đảng - các đồng chí Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu. [Ảnh tư liệu]

[Thanhuytphcm.vn] - Chánh cương vắn tắt của Đảng được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được hội nghị thành lập Ðảng thảo luận, thông qua [tháng 2/1930]. Đây là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có nội dung ngắn gọn, với 282 chữ, xác định các giai đoạn, đối tượng và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

Chánh cương vắn tắt nêu rõ chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Tiến trình cách mạng Việt Nam gồm hai giai đoạn: tư sản dân quyền cách mạng [trong đó, có nhiệm vụ thổ địa cách mạng] và thế giới cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

Chánh cương vắn tắt khẳng định đế quốc và phong kiến đều là đối tượng phải đánh đổ trong cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng hai nhiệm vụ này không thực hiện đồng loạt. Nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu, còn nhiệm vụ chống phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày sẽ thực hiện từng bước, nhằm tập trung vào kẻ thù chính là bọn đế quốc xâm lược và bọn phong kiến tay sai.

Chánh cương chỉ rõ, về chính trị: đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông.

Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu hết các sản nghiệp lớn [như công nghiệp, vận tải, ngân hàng...] của tư bản Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu ruộng đất của tư bản Pháp và đại địa chủ để làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang phát triển công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ.

Về xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, thực hiện phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

Chánh cương vắn tắt cùng với Điều lệ vắn tắt và Chương trình vắn tắt thể hiện tinh thần cách mạng triệt để và sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi kết hợp lý luận với thực tiễn, nhất là vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản.

Trải qua hơn 9 thập niên xây dựng và phát triển, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện được nhiều thành tựu quan trọng theo định hướng của Chánh cương vắn tắt. Chúng ta đã đánh đổ ách thống trị của chế độ thực dân Pháp suốt gần 90 năm, lật đổ chế độ phong kiến hàng ngàn năm, tiếp đó, đánh bại các cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, xâm phạm biên giới của Khmer Đỏ, bành trướng của thế lực bá quyền Trung Quốc… Chúng ta đã lập nên nhà nước Việt Nam độc lập, tự do, của nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân và không ngừng nâng cao năng lực phục vụ nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam từ chỗ chỉ là một đội vũ trang tuyên truyền đến nay đã trở thành một đội quân hùng mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.

Về kinh tế, Việt Nam đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần, trong đó, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Chúng ta đã nhiều lần thực hiện các chính sách về ruộng đất để bảo đảm người cày có ruộng, hiện đã miễn thuế nông nghiệp cho các hộ nông dân. Chúng ta phát triển đồng thời cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo hướng ngày càng hiện đại, tiệm cận với trình độ phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới. Từ chỗ bị bóc lột tàn tệ, người lao động nước ta hiện nay thực hiện chế độ làm việc ngày 8 giờ, phần đông bảo đảm 40 giờ/tuần, các chế độ đãi ngộ được tôn trọng theo hướng trả công xứng đáng cho người lao động để có thể tự nuôi sống bản thân, gia đình, tái tạo sức lao động…

Ảnh tư liệu về Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, tháng 2/1930.

Về xã hội, các quyền tự do, dân chủ của người dân không ngừng được mở rộng; chất lượng sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, cả về vật chất lẫn tinh thần… Việt Nam tuân thủ các công ước quốc tế về quyền con người và bảo đảm thực hiện tốt các quyền con người phù hợp với điều kiện của đất nước và nhu cầu của người dân. Trong đó, quyền bình đẳng nam nữ được tôn trọng và ngày càng thể hiện đậm nét trên tất cả các mặt đời sống; quyền học tập được phát huy và nhờ đó, trình độ dân trí ngày được nâng cao; việc chăm sóc sức khỏe được bảo đảm; chất lượng dân số không ngừng được cải thiện…

Có thể nói, những định hướng lớn được nêu lên trong Chánh cương vắn tắt sau hơn 90 năm đã được thực hiện trọn vẹn và tiếp tục được nâng chất dưới nhiều hình thức. Đặc biệt, sau hơn 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, như lời khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Thực tế vẫn đan xen nhiều khó khăn với các điều kiện thuận lợi, những thách thức với các cơ hội, sự vận động tiến bộ trong xu hướng chung của nhân loại với các trở lực từ các “nguy cơ” nội tại và các thế lực xấu gây ra, nhưng nhìn chung, sự phát triển vẫn là chủ yếu. Từ việc đề ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn tại Đại hội XIII, thể hiện khát vọng hùng cường của cả dân tộc, Đảng ta tiếp tục định hướng các vận hội mới của đất nước trong bối cảnh mới, sớm sánh vai với các cường quốc năm châu trong một thời gian ngắn nữa. Và vì lẽ đó, những mục tiêu trong Chánh cương vắn tắt 92 năm trước sẽ tiếp tục được mở rộng về lượng, nâng cao về chất để không ngừng phục vụ nhân dân, phụng sự dân tộc ngày một tốt hơn.

Vân Tâm

Tin liên quan

Trong xã hội có mâu thuẫn giai cấp đối kháng, đấu tranh giai cấp mang tính tự phát với mục tiêu kinh tế sẽ phát triển dần đến đấu tranh mang tính tự giác [đấu tranh chính trị, liên quan đến vấn đề giành hoặc giữ chính quyền]. Đấu tranh chính đòi hỏi một giai cấp phải có mục tiêu chính trị rõ ràng, tổ chức chặt chẽ, tập hợp, huy động được đông đảo lực lượng của giai cấp và các lực lượng liên minh với mình. Đó là yêu cầu và điều kiện ra đời của đảng chính trị. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó, đảng chính trị phải có Cương lĩnh chính trị [cũng gọi là Chính cương; Luận cương chính trị…].  Cùng Luật sư X tìm hiểu về nội dung bảng so sánh cương lĩnh chính trị và luận cương qua bài viết dưới đây.

Cương lĩnh chính trị

Cương lĩnh chính trị là văn bản, trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Cương lĩnh chính trị là cơ sở thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ các lực lượng xã hội phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Ðảng [tháng 2/1930] thảo luận, thông qua. Tuy ngắn gọn, chỉ có 282 chữ, nhưng Chánh cương đã xác định rõ ràng nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.

– Về chính trị: Ðánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông.

– Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu hết các sản nghiệp lớn [như công nghiệp, vận tải, ngân hàng…] của tư bản Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu ruộng đất của tư bản Pháp và đại địa chủ để làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang phát triển công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ.

– Về xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, thực hiện phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

Cùng với Chánh cương vắn tắt, Bác còn soạn thảo và được Hội nghị thành lập Ðảng thông qua Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Ðiều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Ðảng. Tất cả những tài liệu này đã trở thành những văn kiện quan trọng có tính kinh điển của Ðảng ta, xác lập đường lối chiến lược, sách lược cơ bản của cách mạng Việt Nam và tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ðảng Cộng sản Việt Nam.

– Mục tiêu chiến lược: Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

– Nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; dựng ra Chính phủ công, nông, binh; tổ chức ra quân đội công-nông.

– Về lực lượng cách mạng

  • Lực lượng cách mạng: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc và các cá nhân yêu nước thuộc tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ.
  • Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng

– Về phương pháp cách mạng: Bạo lực cách mạng gồm có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang

– Về đoàn kết quốc tế: Đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.

– Vai trò lãnh đạo của Đảng: Nhân tố quyết định nhất đến CMVN: có đường lối đúng; CNMLN là nền tảng tư tưởng; thâu phục giai cấp công nhân vào Đảng.

Nội dung của Luận cương chính trị

Tháng 10/1930, sau 8 tháng Đảng ra đời, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời có ý nghĩa như một Đại hội cũng tổ chức tại Hương Cảng do điều kiện trong nước bị đế quốc đàn áp khủng bố gắt gao phong trào cách mạng. Hội nghị [họp từ ngày 14/10 đến 31/10/1930] thông qua bản Luận cương chánh trị, án nghị quyết của Trung ương toàn thể Đại hội nói về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, Điều lệ Đảng, hợp thành nội dung Cương lĩnh thứ hai của Đảng.

Luận cương chánh trị của Ðảng Cộng sản Ðông Dương [còn được gọi là Luận cương cách mạng tư sản dân quyền] do đồng chí Trần Phú khởi thảo. Toàn bộ nội dung Luận cương chánh trị của Ðảng Cộng sản Ðông Dương là những tư tưởng cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh cách mạng của Ðảng Cộng sản Ðông Dương; tiếp tục khẳng định và bổ sung một số vấn đề cốt lõi về con đường cách mạng của Việt Nam mà Chánh cương vắn tắt đã nêu.

Luận cương nhận định, nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, phong kiến và địa chủ, lập ra chính phủ công nông, tịch thu ruộng đất của địa chủ trao cho nông dân; bãi bỏ các sưu thuế hiện thời, ngày làm công 8 giờ, cải thiện sinh hoạt cho thợ thuyền và những người lao động; xứ Ðông Dương hoàn toàn độc lập, thừa nhận dân tộc tự quyết; lập quân đội công nông; ủng hộ Liên Xô, liên kết với giai cấp công nhân thế giới và phong trào cách mạng thuộc địa, bán thuộc địa…

Phương pháp đấu tranh của quần chúng là bãi công, bãi công thị oai, bãi công võ trang, tổng bãi công bạo động; kết hợp đòi quyền lợi hằng ngày như tăng tiền lương, bớt giờ làm, giảm thuế, chống thuế… với mục đích lớn của Ðảng là đánh đổ đế quốc, địa chủ phong kiến, giành độc lập, lập chính phủ công nông.

 Về vai trò lãnh đạo của Ðảng, Luận cương chỉ rõ: Ðiều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Ðông Dương là cần phải có một đảng cộng sản có đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Ðảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc, đại biểu cho quyền lợi chính và lâu dài cho cả giai cấp vô sản, lãnh đạo tranh đấu để đạt mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

– Chiến lược và sách lược: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên XHCN, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

– Nhiệm vụ đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.

– Động lực cách mạng là công nhân và nông dân.

– Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân – Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

– Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa CMVN và cách mạng thế giới.

– Hạn chế:

  • Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
  • Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
  • Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc,khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quốc và phong kiến.

Lập bảng so sánh cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị

Hướng dẫn lập bảng so sánh cương lĩnh chính trị và luận cương

– Điểm giống nhau

+ Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản

+ Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc.

+ Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.

+ Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.

+ Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.

+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản

– Điểm khác

N.dung so sánhCương lĩnh[2/1930]Luận cương [10/1930]
Chiến lược sách lược cách mạngTiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ  qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa .
Nhiệm vụĐánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng,Đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.
Mục tiêuLàm cho VN độc lập, thành lập chính phủ công-nông.Tịch thu sản nghiệp của đế quốc và ts phản CM chia cho dân nghèo.Làm cho ĐD độc lập chính phủ công-nông, tiến hành CM ruộng đất triệt để.
Lực lượngCông + nông + tiểu tư sản + trí thức, còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì  lợi dụng hoặc trung lậpGiai cấp công nhân  và nông dân.
Lãnh đạoĐảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vs giữ vai trò lãnh đạo.Giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
Quan hệ với cách mạng Thế giớiCách mạng VN là một bộ phận khắng khít của cách mạng thế giới, liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.Quan hệ với cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.
Bảng so sánh Luận cương chính trị và Cương lĩnh chính trị

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, công ty tạm ngừng kinh doanh,dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đăng ký mã số thuế cá nhân, bảo hộ logo độc quyền, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Luận cương chính trị của Đảng bao gồm mấy phần?

Luận cương chính trị của Đảng [thường gọi là Luận cương cách mạng tư sản dân quyền] gồm ba phần:1.Tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương.2. Những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương.

3. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương.

Vai trò địa vị của mỗi giai cấp trong Luận cương chính trị?

Luận cương cũng phân tích rõ vai trò địa vị của mỗi giai cấp:Đối với các đảng phái quốc gia cải lương, Đảng phải kiên quyết vạch trần tính chất nguy hiểm, lừa gạt và phá hoại phong trào cách mạng công nông. Đối với các đảng phái tiểu tư sản, Đảng có thể tạm thời hợp tác, với điều kiện là họ phải thật sự chống đế quốc, không ngăn trở công tác tuyên truyền cộng sản trong công nông, Đảng phải luôn giữ tính chất độc lập về tuyên truyền và tổ chức của mình và phê phán tính do dự của họ. Luận cương chính trị khẳng định, cách mạng Đông Dương phải có một Đảng Cộng sản vững mạnh lãnh đạo.

“Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật tập trung mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản”.

Phương pháp cách mạng theo Luận cương chính trị?

Về phương pháp cách mạng, Luận cương cho rằng khởi nghĩa “không phải là một việc thường, chẳng những là theo hình thế trực tiếp cách mạng, mà lại theo khuôn phép nhà binh… Trong khi không có tình thế trực tiếp cách mạng cũng cứ kịch liệt tranh đấu; nhưng kịch liệt tranh đấu ấy không phải là để tổ chức những cuộc manh động, hoặc là võ trang bạo động quá sớm, mà cốt là để suy động đại quần chúng ra thị oai, biểu tình bãi công, v.v., để dự bị họ về cuộc võ trang bạo động sau này”.

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

Video liên quan

Chủ Đề