So sánh bụng bầu và bụng mỡ

Nhiều phụ nữ thấy bụng to hơn trước đây sau khi có quan hệ tình dục nghi ngờ bản thân đã mang thai. Vậy nhìn bụng, sờ bụng thế nào biết có thai tuần đầu? Phân biệt bụng to do mang bầu hay do béo bụng như thế nào? Ngoài ra còn những dấu hiệu nhận biết mang thai nào khác? Tất cả những nghi vấn trên sẽ được phòng khám đa khoa Thái Hà chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây!

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Trả lời: Các bạn đặt hai lòng bàn tay vào phần rốn xung quanh thành bụng. Nếu chị em sờ thấy phần bụng nhô cao và phình to hơn thì khả năng bạn đã mang thai. Ngoài ra, những phụ nữ có làn da mỏng thường sẽ nhìn thấy phần bụng xuất hiện những vết rạn màu đỏ trên da.

Vào giai đoạn từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5 trong thai kỳ các dấu hiệu sẽ trở nên rõ ràng hơn, người mẹ khi sờ bụng có thể cảm nhận được những chuyển động của thai nhi bên trong. Đối với những thai nhi hiếu động, người mẹ có thể cảm nhận được bàn chân con đạp vào thành bụng. Hiện tượng thai nhi đạp bụng mẹ là một trải nghiệm thú vị và giúp bà mẹ cảm thấy gần gũi hơn với em bé.

Bụng bầu ngồi có ngấn không?

Bụng bầu khi ngồi xuống thường có ngấn, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ & em bé. Đây cũng là dấu hiệu giống với béo bụng ở nữ giới.

2. Phân biệt bụng mỡ và bụng bầu

Chị em khi sờ vào bụng bầu sẽ có cảm giác săn chắc hơn bụng mỡ, tuy nhiên nhiều chị em vẫn khá khó phân biệt giữ bùng bầu & bụng mỡ trong giai đoạn đầu.

Béo bụng thường sẽ xuất hiện ở phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh [tuổi trung niên], tuy nhiên những chị em có chế độ ăn uống dư thừa chất béo, lười vận động cũng có nguy cơ béo bụng rất cao. Một số dạng béo bụng thường thấy:

  • Béo toàn bụng: Béo toàn bụng là một trong những trường hợp phổ biến khiến chị em nhầm lẫn mình có thai. Tuy nhiên, trường hợp béo toàn bụng xuất phát từ một số nguyên nhân chính như: lười vận đồng, ăn uống không lành mạnh, nhiều dầu mỡ, làm dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm khó tiêu… dẫn đến tình trạng béo toàn bụng, phình hoặc chướng bụng.
  • Béo bụng 2 bên và phần hông: Béo bụng 2 bên và phần hông cũng là một tình trạng béo bụng thường gặp của nhiều người hiện nay. Béo bụng tập trung ở 2 bên và phần hông chủ yếu đến từ nguyên nhân các chị em phụ nữ ngồi nhiều, ngồi không đúng tư thế, không vận động thường xuyên dẫn đến việc mỡ tích tụ nhiều hai bên hông, từ đó gây ảnh hưởng đến dáng hình cũng như sức khỏe của các chị em.
  • Béo bụng trên: Béo bụng trên thường được phân biệt bằng cách nhìn thấy phần bụng trên to hơn bụng dưới, chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân các chị em có chế độ ăn uống không điều độ, cơ thể thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, suy nhược kèm theo sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích… gây ra tình trạng béo bụng trên.
  • Béo bụng dưới: Bụng dưới bị to hơn bình thường có thể đến từ nguyên nhân chị em đang mang thai hoặc bị béo bụng. Tuy nhiên, trường hợp chị em mang thai, bụng dưới sẽ săn chắc hơn, còn trường hợp béo bụng dưới thì bụng dưới thường bị chảy xệ, bụng dưới to, không được săn chắc. Béo bụng dưới thường là do chế độ ăn chưa hợp lý, lạm dụng rượu bia, thức ăn nhanh, do cơ thể thay đổi nội tiết tố… và một số nguyên nhân khác.

Ngoài ra, bụng to như có bầu nhưng không mang thai có thể do một số nguyên nhân khác như: bị nhiễm giun sán, đầy hơi, tích tụ quá mức của chất thải trong cơ thể….

Nếu chị em đang phân vân giữa tình trạng béo bụng và mang thai thì cần làm xét nghiệm hoặc sử dụng que thử thai mới có thể biết chính xác bản thân có đang mang bầu hay không.

3. Có nên sờ bụng để biết có thai hay không?

Hành vi sờ bụng cũng là một trong những phương pháp được nhiều chị em áp dụng để cảm nhận và phát hiện bản thân có mang thai hay không, đồng thời cũng là cách mẹ giao tiếp với thai phụ. Việc sờ bụng còn giúp thai phụ thư giãn, thoải mái hơn, giúp thai phụ điều tiết cơ thể và trạng thái tâm lý cũng được cải thiện ổn định. Tuy nhiên, hành động sờ nắn bụng quá mạnh có thể khiến thai phụ và trẻ trong bụng mẹ gặp những tác hại như sau:

  • Ảnh hưởng xấu đến ngôi thai: Trường hợp thai phụ sờ bụng, thực hiện xoa bụng trong những khoảng thời gian khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến thai nhi trong bụng mẹ. Trong những tháng đầu thai kỳ, việc sờ bụng hầu như không có những ảnh hưởng nào đến thai nhi. Nhưng kể từ tuần thứ 32 trở đi, việc sờ bụng, xoa bụng mà thai phụ thường hay làm có thể khiến trẻ bị di chuyển vị trí, đây là thời điểm nước ối ít, tử cung hẹp, trẻ rất khó có thể xoay lại vị trí ban đầu, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh thường cũng như thời gian sinh của thai phụ.
  • Dễ sinh non: Việc sờ bụng và xoa bụng không đúng cách có thể khiến thai phụ phải đối diện với nguy cơ sinh non, khó sinh do tử cung bị co thắt thường xuyên và mạnh mẽ, dễ dẫn đến việc đứt nhau thai, thai bị tác động dẫn đến sinh non.
  • Dây rốn quấn cổ: Dây rốn quấn cổ là hiện tượng thường gặp của nhiều thai nhi còn trong bụng mẹ. Khi thai phụ sờ bụng hoặc xoa bụng không đúng cách, rất có thể khiến dây rốn quấn cổ thai nhi, từ đó khiến trẻ không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, mặt khác có thể làm tắc nghẽn mạch máu, khiến thai chết lưu, vô cùng nguy hiểm, các thai phụ cần lưu ý.

4. Các trường hợp cần tránh sờ bụng khi có thai?

Không phải trường hợp nào cũng có thể sờ bụng để biết có thai, dưới đây là một số trường hợp các chị em phụ nữ nên tránh sờ bụng khi mang thai, cụ thể đó là:

  • Thời điểm những tháng cuối thai kỳ, chị em nên tránh xoa bụng vì sẽ khiến cho thai nhi xoay mình và khó trở về vị trí vốn có, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh thường của thai phụ, dễ dẫn đến sinh non, khó sinh.
  • Thai phụ không thực hiện xoa bụng hay sờ bụng với những thai phụ bị nhau thai tiền đạo. Đây là trình trạng bánh nhau thai bám ở dưới tử cung, khiến thai nhi khó xoay đầu khi sinh ra, từ đó gây cản trở quá trình sinh thường của thai phụ.
  • Thai nhi trong bụng mẹ cử động nhiều, thai phụ tuyệt đối không nên xoa bụng hay sờ bụng vì hành động này sẽ tác động đến tử cung, làm tử cung co thắt, dẫn đến nguy cơ thai phụ bị sảy thai, sinh non, khó sinh, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé.
  • Thai phụ có dấu hiệu sinh non, từng thực hiện nạo phá thai nhiều lần, hoặc từng sảy thai, sinh non trước đó thì cần tránh xoa bụng vì thành tử cung của những thai phụ này thường mỏng, hành động xoa bụng làm kích thích tử cung co thắt, gây nguy hiểm cho thai phụ cũng như thai nhi trong bụng mẹ.

Các chị em trong quá trình mang thai thì nên tìm hiểu những cách chăm sóc thai và chăm sóc bản thân tốt, nếu không có kiến thức thai sản thì cần tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể, giúp hạn chế các hành động gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé trong thời gian mang thai.

5. Các kiểu bụng bầu phổ biến

Có một số kiểu bụng bầu phổ biến sau đây mà chị em có thể tham khảo tìm hiểu cũng như để biết mình thuộc kiểu bụng bầu nào nhé! Tùy theo cơ địa cụ thể của mỗi người mà sẽ có những kiểu bụng bầu khác nhau, trong đó có thể tổng hợp một số hình dáng bụng bầu phổ biến sau đây:

  • Bụng bầu to: Bụng bầu to thường thấy ở những thai phụ đã mang thai nhiều lần, bụng bầu to thường do lượng nước ối nhiều cũng như vị trí của thai nhi.
  • Bụng bầu nhỏ: Bụng bầu nhỏ là dáng bụng bầu của những thai phụ mang thai ở lần đầu, lượng nước ối ít, tuy nhiên đây là một hiện tượng hết sức bình thường, chị em không nên quá lo lắng.
  • Bụng bầu rộng: Thường là thai nhi nằm ngang hoặc do mẹ bầu thừa cân, bụng bầu rộng sẽ thường cần phải sinh mổ vì rất khó để thai phụ sinh thường như các dáng bụng bầu khác.
  • Bụng bầu cao: Dáng bụng bầu cao thường gặp ở những thai phụ có cơ bụng săn chắc, dáng bụng sẽ cao lên, không bị xệ xuống như những dáng bụng bầu khác.
  • Bụng bầu thấp: Bụng bầu thấp cũng là dáng bụng thường thấy ở thai phụ đã mang thai ở lần 2, lần 3. Sau khi sinh nở, cơ bụng bị kéo xuống đáng kể, dẫn đến ở những lần mang thai tiếp theo, phụ nữ thường có dáng bụng bầu thấp. Ngoài ra, dáng bụng bầu thấp cũng là một trong những biểu hiện của thai phụ ở những tháng cuối thai kỳ và sắp sinh.

6. Kích thước phát triển của bụng bầu qua từng giai đoạn

Kích thước phát triển của bụng bầu phát triển như thế nào qua từng giai đoạn cũng là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm tìm hiểu, đặc biệt là đối với những chị em mang thai lần đầu tiên. Kích thước phát triển của bụng bầu thai phụ sẽ có sự thay đổi rõ rệt, đồng thời cũng có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, chế độ ăn uống của thai phụ… Cụ thể:

  • Tháng 1: Bụng của thai phụ còn nhỏ, chưa thấy rõ sự thay đổi của kích thước bụng sau khi mang thai.
  • Tháng 2: Bụng đã bắt đầu to dần lên, thai phụ cũng có thể sờ bụng để biết có thai.
  • Tháng 3: Phần bụng dưới của thai phụ đã bắt đầu to dần lên, có thể nhìn bụng là có thể phát hiện thai phụ đang mang thai.
  • Tháng 4: Bụng bầu có sự phát triển kích thước rõ rệt, đồng thời đây cũng là thời điểm thai phụ có thể nhìn, sờ bụng phát hiện có thai rõ ràng.
  • Tháng 5: Bụng bầu ngày càng to lên, tùy theo cơ địa mỗi người mà bụng bầu có thể cao, thấp hoặc nhô lên phía trước.
  • Tháng 6: Kích thước bụng bầu ở tháng thứ 6 có thể to gấp đôi so với bụng bầu ở tháng đầu khi mang thai, thai nhi lúc này có kích thước khoáng 30 cm.
  • Tháng 7: Thai phụ đang ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi cũng phát triển chậm lại, kích thước thai nhi khoảng 35,5 cm.
  • Tháng 8: Kích thước vòng bụng thai phụ ở những tháng cuối thao kỳ gần như không phát triển nữa, kích thước thai nhi lúc này tầm khoảng 45,7 cm.
  • Tháng 9: Kích thước bụng bầu của thai phụ to lên thấy rõ, thai phụ sẽ thấy rõ ràng những cử động của thai nhi ngày càng mạnh và nhiều hơn, kích thước thai có thể ở trong khoảng 45-73cm.

7. Một số dấu hiệu mang thai tuần đầu

Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai ở tuần đầu mà các mẹ bầu thường gặp phải cũng như có thể quan sát, lưu ý để nhận biết bản thân đang mang thai, đó là:

  • Buồn nôn

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu mang thai tuần đầu mà nhiều thai phụ gặp phải, tuy nhiên không phải ai khi mang thai cũng đều có hiện tượng buồn nôn. Hiện tượng buồn nôn sau khi mang thai thường sẽ biểu hiện khá sớm và có thể kéo dài đến tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 của thai kỳ.

  • Kích thước ngực thay đổi

Khi mang thai, kích thước ngực của thai phụ là một trong những bộ phận có sự thay đổi rõ rệt, kích thước ngực của mẹ bầu sẽ to dần vì mô vú tăng lên, núm vú cũng có màu sẫm hơn và thai phụ thường xuyên có biểu hiện tức ngực, đầy ngực.

  • Ra máu báo thai

Máu báo thai là một trong những dấu hiệu giúp các chị em phát hiện mình đang mang thai. Chị em sẽ thấy xuất hiện máu báo thai có màu đỏ sẫm, hồng nhạt hoặc nâu ra quần lót dù không phải kỳ kinh nguyệt, chị em cần chú ý hiện tượng này để phát hiện sớm bản thân đang mang thai.

  • Mất kinh nguyệt

thông thường, chị em khi mang thai sẽ bị mất kinh nguyệt, vậy nên trường hợp chị em phát hiện bản thân mất kinh thì khả năng cao có thể đã có thai.

  • Chuột rút

Chị em mang thai ở những tuần đầu thường xuyên gặp phải tình trạng chuột rút, do tử cung bị giãn ra, chèn ép tới các mạch máu. Chuột rút là một hiện tượng hết sức bình thường khi chị em đang mang thai, vậy nên thai phụ không cần quá lo lắng.

  • Nhạy cảm với mùi hương

nhạy cảm với các mùi hương cũng là một trong những dấu hiệu giúp chị em phát hiện mình đang mang thai ở những tuần đầu. Chị em mang thai thường sẽ nhạy cảm hơn với mùi hương, dễ dàng ngửi được các mùi hương ở xung quanh, ở xa và hầu hết cảm thấy buồn nôn, khó chịu với những mùi hương này.

Bài viết liên quan:

  • Quan hệ bao lâu thì biết có thai?
  • Khí hư khi mang thai tuần đầu
  • 9 tháng 10 ngày la bao nhiêu tuần?
  • Thai chưa vào tử cung có phá được không?
  • Trễ kinh 1 tháng có thai không?
  • Cách giữ thai trong 3 tháng đầu

8. Bụng khi có thai 1 tuần có to không?

Trên thực tế, mang thai tuần đầu, kích thước bụng không to lên rõ rệt nên chị em thường rất khó có thể phát hiện bản thân có đang mang thai không. Để có kết quả chính xác, chị em cần thực hiện xét nghiệm hoặc dùng que thử thai.

Bụng của thai phụ thường sẽ có thay đổi về kích thước một cách rõ rệt kể từ tháng thứ 3 trở đi. Vậy nên, mang thai tuần đầu, bụng thai phụ hầu như chưa to lên, thai phụ sẽ chỉ cảm thấy đau tức vùng bụng, kèm theo một số dấu hiệu mang thai như buồn nôn, nhạy cảm mùi hương, ra máu báo thai…

9. Sau quan hệ mấy ngày thì biết có bầu?

Sau quan hệ bao lâu thì có bầu là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm và thắc mắc. Thông thường, sau quan hệ khoảng từ 7-10 ngày chị em có thể biết mình có thai hay không. Quá trình trứng gặp tinh trùng tạo thành hợp tử, hợp tử nhân đôi thành tế bào chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 4 ngày. Hợp tử sẽ di chuyển về nội mạc tử cung và tạo ra phôi thai, vậy là trong khoảng thời gian 7-10 ngày sau khi quan hệ, chị em có thể mang thai. Tuy nhiên, việc có thể mang thai sau quan hệ hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chu kỳ kinh nguyệt, thời gian rụng trứng, chất lượng tinh trùng…

Tạm kết, nội dung trên hướng dẫn các bạn cách sờ bụng thế nào biết có thai, nhìn bụng biết có thai. Ngoài ra, bạn muốn chắc chắn rằng đã mang thai hay chưa cần thực hiện thử thai bằng kit test, làm xét nghiệm hoặc đi siêu âm.

Làm sao biết bụng bầu và bụng mỡ?

Ở bụng bầu thì đặc điểm nhận thấy dễ nhất là bụng cứng và tròn hơn so với bình thường. Điều này các mẹ có thể nhận thấy rõ ràng khi sờ lên bụng của mình. Ngược lại thì bụng mỡ thường mềm, nhão và có xu hướng chảy xệ và dù ngồi hay đứng thì bụng mỡ cũng đều xuất hiện ngấn.

Tại sao không nên xoa bụng khi mang thai?

"Trong suốt thời gian mang thai, việc xoa bóp vùng da bụng nếu diễn ra nhiều lần có thể kích thích tử cung, gây ra các cơn co, dẫn đến động thai, sảy thai. Đặc biệt từ tháng thứ 7 trở đi, hành động xoa bóp, massage bụng sẽ làm tăng nguy cơ sinh non.

Khi mang thai bụng to ở đau?

Tuy nhiên, ở tam cá nguyệt đầu tiên, các chị em thường khó nhận ra sự thay đổi của vòng bụng. Thông thường, vào khoảng tuần 12-16, chị em bầu bí mới có thể bắt đầu nhận thấy bụng to lên rõ rệt. Khác với bụng mỡ thường to lên ở vùng trên của bụng, thì bụng bầu thường phình ra ở phần bụng dưới.

Có thai bao nhiêu tuần thì bụng bắt đau to?

Bên cạnh đó, đối với một số mẹ tròn trịa hơn hoặc “ngoại cỡ”, phần bụng thường nhô rõ và dễ nhận thấy nhất từ tuần 16 đến tuần 20 [tương đương với 4 đến 5 tháng] trở đi của thai kỳ.

Chủ Đề