Self isolate là gì

Hàng trăm năm đã trôi qua kể từ khi cơ chế cách ly có hệ thống lần đầu tiên được áp dụng tại thành phố Venice vào thế kỷ thứ 15 để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Cái Chết Đen. Cách ly [Quarantine] đã trở nên phổ biến kể từ khi bùng dịch tại thành phố Naples miền nam nước Ý, năm 1656. Tác dụng và việc áp dụng biện pháp cách ly trong nhiều thế kỷ vẫn còn gây tranh cãi. Thuật ngữ quarantine thường được dùng để chỉ một khoảng thời gian quan sát và chăm sóc những người đã hồi phục khỏi bất kỳ căn bệnh nào đó, hoặc cần phải được giám sát trong trường hợp họ đã tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Quanrantine bao gồm việc kiểm soát rủi ro và biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, có một từ khác thường được dùng rộng rãi thay thế cho quanrantine, đó là từ self-isolation. Vậy thì, hai từ quarantine và self-isolation có sự khác nhau nào không? Hãy cùng nhóm dịch thuật Lightway tìm hiểu nhé.

Nội dung

  • Quarantine nghĩa là gì?
  • Self Isolation là gì
  • Sự khác nhau giữa quarantine và self-isolation
    • Ý nghĩa
    • Mục đích
    • Các mức độ hạn chế

Quarantine nghĩa là gì?

Quarantine muốn nói tới một biện pháp kiểm soát rủi ro nguy hiểm kèm theo một thời gian cô lập phù hợp đối với những người đã tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm để xem họ có bị nhiễm bệnh hay không và nhờ đó có thể ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh. Biện pháp cách ly [practice of quarantine] có lẽ lần đầu tiên được áp dụng vào thế kỷ thứ 14. Những con tàu từ Venice đến từ những hải cảng có nguy cơ nhiễm bệnh bắt buộc phải neo đậu ngoài cảng bốn mươi ngày để theo dõi. Vậy nên, quarantine thường liên quan tới các loại bệnh tật, bao gồm các biện pháp hạn chế di chuyển đối với những người có thể đã nhiễm bệnh nhưng chưa được chẩn đoán y khoa và khám sàng lọc. Ví dụ, trong thời gian đại dịch Covid vẫn còn đang xảy ra, người đến từ những vùng có dịch buộc phải cách ly. Tức là họ không được phép đi ra ngoài, tiếp xúc với người khác, hay đến những nơi công cộng.

Self Isolation là gì

Ngoài quarantine thì còn có một biện pháp hạn chế di chuyển khác đối với những người có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh, gọi là self-isolation – tự cách ly. Self-isolation, như tên gọi của nó, là đối tượng phải ở trong nhà, không được rời nơi cư trú, không tiếp xúc với người khác, kể cả người nhà. Self-isolation là biện pháp cách ly những người đã hoặc có thể nhiễm bệnh với những người hoàn toàn khỏe mạnh để tránh bệnh lây lan. Khi dịch bệnh bùng phát và bạn có thể đã tiếp xúc với nguồn bệnh thì người ta sẽ khuyến cáo, nhưng không bắt buộc, bạn hãy tự cách ly mình để bảo vệ bản thân và gia đình. Nói một cách đơn giản, self-isolation tức là ngăn cách người bệnh với người khỏe.

Sự khác nhau giữa quarantine và self-isolation

Ý nghĩa

Cả hai từ này đều dùng để chỉ các biện pháp kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế tối đa hoặc ngăn chặn sự lây lan các bệnh truyền nhiễm trong khi xảy ra đại dịch, bảo vệ cộng đồng tránh bị phơi nhiễm. Quarantine là một khoảng thời gian cách ly, trong đó đối tượng không được phép di chuyển. Self-isolation là một dạng hạn chế di chuyển khác nhằm tách biệt người ốm với người khỏe. Vậy thì, quarantine là tách biệt đối tượng ra khỏi cộng đồng, còn self isolation dùng để chỉ việc ở yên trong nhà.

Mục đích

Quarantine là biện pháp tự nguyện hoặc bắt buộc áp dụng cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng chưa biểu hiện triệu chứng, có thể họ đến từ vùng có dịch chẳng hạn. Mục đích của quarantine là cách ly họ để khám sàng lọc nhằm xác định xem họ có bệnh hay không. Self-isolation là cách ly hoàn toàn, tách biệt tuyệt đối những người đã nhiễm bệnh và biểu hiện triệu trứng.

Các mức độ hạn chế

Trong nhiều ngữ cảnh thì cả hai từ này có thể dùng thay thế lẫn nhau để chỉ các hạn chế di chuyển đối với những người có nguy cơ nhiễm bệnh trong thời gian xảy ra đại dịch. Nhưng về khía cạnh y khoa thì nghĩa của chúng khác nhau hoàn toàn. Quarantine là sự tách biệt nghiêm ngặt mà chính quyền hoặc các cơ quan y tế áp dụng đối với những người có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng chưa biểu hiện triệu chứng. Còn self-isolation là cách ly tại nhà đối với những người đã tin chắc là nhiễm bệnh. Self-isolation có thể mang tính tự nguyện, hoặc bắt buộc bởi chính quyền hoặc cơ quan y tế.

Trong các phương tiện chăm sóc y tế, “cách ly” là một trong số các biện pháp có thể được thực hiện để kiểm soát nhiễm trùng. Biện pháp này thường được sử dụng trong những giai đoạn dịch bệnh truyền nghiễm, như là dịch COVID-19 hiện nay. Trong thuật ngữ tiếng Anh còn có 2 từ khác cùng nghĩa với cách ly nhưng phương thức cách ly khác nhau, đó là từ “quarantine” và “isolation”. “Quarantine” là thuật ngữ được dùng khi đối tượng cách ly tuyệt đối không được di chuyển để tránh lây bệnh truyền nhiễm cho người khác trong giai đoạn đối tượng đó đang được theo dõi xem có phát triển thành bệnh không; cụ thể hơn là nếu ở nhà thì chỉ ở trong phòng để tránh lây nhiễm cho người thân. Còn “isolation” là cách ly dành cho người đã nhiễm bệnh.

Hiện nay với các nguồn thông tin khác nhau về COVID-19, kể cả những thông tin chưa được xác thực hay tin đồn gây hoang mang trong cộng đồng về nguy cơ lây nhiễm và sự sẵn sàng của hệ thống y tế trong giai đoạn phòng chống dịch. Những ngày này chúng ta có thể mọi người hạn chế đi lại, đổ xô đi mua khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, trường học tạm đóng cửa, các lễ hội tập trung đông người được hủy bỏ hay lùi ngày tổ chức và các tổ chức cũng đưa ra một số biện pháp phòng chống dịch. Sức khỏe của người thân luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người, và không có gì ngạc nhiên khi nhiều người chủ động cách ly bản thân để bảo vệ gia đình và cộng đồng.

Những biện pháp phòng chống dịch nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của virus trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát. Những biện pháp được áp dụng trong giao đoạn này ít nhiều sẽ gây ra những gián đoạn, ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng nhìn chung tất cả mọi người đều ý thức được đây là công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, sau nhiều tuần thì những gián đoạn vẫn tiếp tục và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng nhiều hơn đến sinh hoạt và thu nhập của người dân.

Song song cùng nỗi sợ hãi về bệnh dịch là những lo lắng về việc nghỉ làm, mất thu nhập hay làm thế nào để đảm bảo công việc trong giai đoạn này. Với những khó khăn trong việc trường học hiện phải đóng cửa, con em chúng ta đang phải rời xa thầy cô bạn bè, ít nhiều ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của các bé. Khi ở nhà, các bé có xu hướng tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử hơn và giảm các hoạt động thể chất, trong một số trường hợp có thể dẫn đến một số chứng rối loạn cảm xúc như buồn chán, lo lắng. Và quan trọng là không ai trong chúng ta có thể biết được dịch bệnh sẽ kéo dài bao lâu, càng dẫn đến lo lắng và vô vọng.

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, tiếp xúc xã hội là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe và tinh thần. Thiếu tiếp xúc xã hội có thể dẫn đến chán nản, mức năng lượng thấp và mất hứng thú với các hoạt động xung quanh. Tập thể dục và các hoạt động ngoài trời rất quan trọng để giúp trẻ em và thanh thiếu niên giải tỏa căng thẳng, và có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và chức năng nhận thức. Nguy cơ trầm cảm thấp hơn khi khi trẻ thường xuyên có những hoạt động thể chất.

Để có thể cân bằng giữa phòng chống dịch và cuộc sống, chúng ta cần sẵn sàng đối mặt với những vấn đề cuộc sống có thể xảy ra hơn là chỉ tập trung vào việc phòng chống và giảm thiểu rủi ro lây nhiễm. Mọi người nên tỉnh táo cập nhật thông tin dịch bệnh từ các nguồn đáng tin cậy, đừng để mình trôi theo vòng xoáy của những thông tin trôi nổi. Trong giai đoạn này, chúng ta nên giữ liên lạc với bạn bè, thường xuyên chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Đây cũng là cơ hội để chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho con trẻ, học cùng nhau, thư giãn cùng nhau và không quên duy trì những thói quen lành mạnh.

Hãy bình tĩnh và sẵn sàng.

Chăm sóc bản thân và gia đình.

Bác sĩ Miguel de Seixas là thành viên của trường Cao Đẳng Tâm lý học Hoàng Gia. Trước khi gia nhập Family Medical Practice, bác sĩ Miguel là nhà Tâm lý học Cộng đồng tại Cambridge và đã tham gia điều trị các bệnh về tâm thần trong cộng đồng, bao gồm điều trị nội trú, ngoại trú và điều trị cho các bệnh nhân bị rối loạn nhân cách.

Chủ Đề