Sau chuyển phôi có đi máy bay được không

Chuyển phôi xong có đi xe máy được không là băn khoăn của rất nhiều chị em sau thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IVF, IUI. Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa sẽ giải đáp thắc mắc này, chị em tham khảo thông tin nhé.

1. Chuyển phôi xong có đi xe máy được không?

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản khoa, sau khi chuyển phôi chị em không nên đi xe máy, phải nghỉ ngơi tại chỗ trong khoảng 2h đồng hồ. Lý do vì lúc này phôi thai đang tìm cách bám vào tử cung, chưa có sự liên kết với tử cung của người mẹ nên việc đi xe máy sẽ khiến quá trình bám vào niêm mạc tử cung của phôi trở nên khó khăn hơn.

Theo sự khuyến cáo của nhiều bác sĩ điều trị vô sinh hiếm muộn tốt nhất, sau khi chuyển phôi chị em hãy di chuyển bằng xe ô tô riêng hoặc taxi, nên tránh những đoạn đường có nhiều ổ gà, đường sóc để đảm bảo an toàn, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả thụ thai.

2. 6 lưu ý trong hoạt động cho bà bầu sau chuyển phôi

Phôi thai sau khi đặt vào tử cung phải mất từ 3-5 ngày để làm tổ, việc chuyển phôi có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì thế, nếu muốn nhận được kết quả có thai, bà bầu cần ghi nhớ 5 lưu ý trong hoạt động sau:

2.1 Không đi lại cầu thang nhiều lần

Leo cầu thang nhiều lần không chỉ tiềm ẩn những rủi ro về té ngã, trơn trượt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà những bước đi lên, xuống của mẹ bầu cũng khiến cho phôi thai khó có thể ổn định, bám chắc vào thành tử cung. Cho nên mẹ bầu không nên đi lại cầu thang nhiều lần, đặc biệt đối với những người có tiền sử sảy thai, huyết áp quá cao hoặc quá thấp…

2.2 Cần nghỉ ngơi tại nơi thông thoáng

Chị em nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, nên chọn những nơi thông thoáng, dễ chịu để thư giãn tinh thần, đảm bảo không gian kín gió, tránh để quạt thổi thẳng vào người. Lưu ý, không được nằm dưới sàn nhà hoặc giường quá thấp vì khi đứng lên, bụng sẽ bị gập và chịu áp lực mạnh. Khi ngồi dậy cũng cần nhẹ nhàng, tốt nhất nên nhờ người đỡ dậy từ từ, đừng cố gồng mình ngồi lên.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên nằm ngay cạnh mép giường, nếu muốn đứng lên nhưng không có người giúp thì tự nằm nghiêng rồi bỏ hai chân xuống giường, sau đó từ ngồi và đứng lên. Tuyệt đối không nằm dưới nền đất lạnh vì sẽ dễ bị cảm lạnh.

2.3 Kiêng quan hệ tình dục 7 ngày sau chuyển phôi

Những động tác mạnh hay việc vận động với tần suất cao khi quan hệ vợ chồng có thể làm cản trở đến quá trình di chuyển của phôi thai, kích thích và gây co bóp tử cung. Ít nhất trong thời gian 7 ngày sau chuyển phôi, vợ chồng nên kiêng quan hệ tình dục.

2.4 Nên đi lại sau 1 tuần chuyển phôi

Trừ những trường hợp khuyến cáo của bác sĩ phải nằm một chỗ thì mẹ bầu hoàn toàn có thể di chuyển, đi lại nhẹ nhàng sau 1 tuần. Khi di chuyển không nên nhấc cao chân để máu huyết lưu thông dễ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên mang vác, làm những công việc nặng, không nên cúi hay rướn người lên cao hoặc đi nhón gót chân.

Một tuần sau chuyển phôi chị em có thể đi lại nhẹ nhàng

2.5 Nên tắm bằng vòi hoa sen

Sau chuyển phôi, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cửa mình và toàn bộ cơ thể để tránh nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm. Nếu mẹ còn yếu thì không nên tắm thường xuyên, khi tắm nên sử dụng vòi hoa sen và nước ấm, tránh dùng cả gáo nước to và lạnh để dội từ vai xuống.

Việc gội đầu sau thời gian này cũng nên cẩn thận, nếu cần gội thì nên nằm trên giường và nhờ người khác gội đầu bằng nước ấm. Không nên cào mạnh mà chủ yếu mát xa điểm ảnh đầu cho hết mồ hôi và máu huyết lưu thông là được.

2.6 Nên tìm hiểu về các mốc khám thai quan trọng

Nếu mẹ bầu đã tìm được câu trả lời chuyển phôi xong có đi xe máy được không? thì cũng nên tìm hiểu thêm về các mốc khám thai quan trọng sau chuyển phôi và có kết quả mang thai. Việc khám thai định kỳ, ghi nhớ những mốc thời gian quan trọng như siêu âm sau ET khi thai 6 tuần để xác định tim thai, siêu âm hình thái thai khi thai 20-22 tuần… giúp mẹ kịp thời phát hiện những bất thường của thai nhi [nếu có] và tìm được phương pháp can thiệp phù hợp.

3. Nguồn dinh dưỡng chuẩn y khoa cho phụ nữ sau chuyển phôi

Ngoài những lưu ý kể trên thì phụ nữ sau chuyển phôi cũng cần xây dựng được chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để quá trình thụ thai đạt kết quả tốt nhất.

3.1 Thịt gia cầm và cá

Các loại thịt gia cầm màu trắng không da như ức gà, thịt gà tây chứa hàm lượng protein cao và ít chất béo. Thịt gà rất giàu niacin [vitamin B3] – một chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình tổng hợp hormone giới tính, tăng tỉ lệ thành công sau khi thực hiện chuyển phôi.

Bên cạnh thịt gia cầm thì trước khi chuyển phôi làm IVF hay IUI, các cặp vợ chồng nên ăn nhiều cá hồi. Hàm lượng axit béo omega-3 có trong cá hồi, giúp tăng lưu lượng máu đến các cơ quan sinh sản và điều hòa nội tiết tố sinh sản. Hơn nữa, so với các loại cá biển khác, cá hồi cũng có hàm lượng thủy ngân thấp hơn.

Thịt gia cầm và cá rất tốt cho phụ nữ sâu chuyển phôi

3.2 Các loại hạt

Những loại hạt như hướng dương, hạt vừng, hạt lanh… là nguồn cung cấp hàm lượng canxi, magie, kẽm, vitamin B6 và các axit béo. Đây là những dưỡng chất không thể thiếu của buồng trứng, giúp trứng hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày chị em cũng không thể bỏ qua các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu lăng.. Những thực phẩm này giàu chất béo, protein, sắt… để có một buồng trứng tốt nhất.

3.3 Rau xanh

Rau xanh được ví như “thực phẩm kỳ diệu” vì chúng có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của mẹ bầu như vitamin, khoáng chất, chất xơ, sắt, canxi… nhất là đối với những mẹ sau chuyển phôi rau xanh càng không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng chuẩn y khoa. Mẹ nên bổ sung một số loại rau sau đây:

– Rau ăn quả: Các loại quả như bí đỏ, bí xanh, ớt chuông, cà chua…là thực phẩm cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho các mẹ.

– Rau ăn lá: Một số cái tên tiêu biểu cho mẹ bầu chọn lựa phải kể đến như: cải ngọt, cải bó xôi, rau muống, rau dền, mồng tơi, xà lách…

– Rau ăn củ: Một số loại như củ sen, cà rốt, khoai lang… chứa nhiều vitamin, khoáng chất, beta carotene… giúp nuôi dưỡng cơ thể một cách hoàn hảo.

3.4 Các loại quả

Hàm lượng dinh dưỡng trong các loại quả không kém gì so với rau xanh, do đó mẹ bầu nên liệt kê trong thực đơn chăm sóc thai kỳ của mình. Một số thành phần dinh dưỡng kể đến trong các loại quả: vitamin, khoáng chất, chất xơ… giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng…

+ Cam: Chứa hàm lượng vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và thai nhi

+ Bơ: Ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết như kali, folat, Vitamin B,C… tốt cho mẹ bầu sau chuyển phôi, bơ còn chứa hàm lượng chất béo giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

+ Đu đủ chín: Có rất nhiều chất dinh dưỡng trong đủ đủ. mẹ bầu có thể bổ sung hằng ngày trong chế độ ăn uống của mình mà không làm ảnh hưởng đến cân nặng như: canxi, vitamin A, C, sắt…

+ Táo: Mẹ nên ăn táo sau bữa ăn để bổ sung vitamin, khoáng chất như tanin, axit malic…

+ Lựu: Với những mẹ gặp tình trạng như mệt mỏi, chóng mặt, thiếu máu sau chuyển phôi chắc chắn không thể bỏ qua quả lựu. Không những thế, lựu còn hỗ trợ lưu thông máu rất tốt.

Không thể bỏ qua quả lựu trong thực đơn dinh dưỡng y khoa

Với giải đáp chuyển phôi xong có đi xe máy được không đến từ các chuyên gia sản phụ khoa hàng đầu, chị em đã có được câu trả lời của mình rồi chứ? Hãy tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ để thụ thai thành công và có được thai kỳ khỏe mạnh nhé.

CÁC TIN LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề