Sắt iii hydroxide polymaltose là gì năm 2024

Nội dung này dành cho mẹ bầu đang tìm hiểu kĩ về cơ chế hấp thu của thuốc. Cái gì cũng có ích của nó, nếu hiểu được cơ chế, bạn sẽ hiểu được thuốc của bạn uống, nó có lợi ích gì và tại sao lại có được các ưu điểm như thế, là cơ sở để bạn lựa chọn một loại thuốc sắt đồng hành với mình ít nhất 9 tháng 10 ngày.

Tổng quan, Fogyma là sắt nước hữu cơ, thành phần sắt III hydroxy polymantose, ưu điểm dùng cho mẹ bầu hấp thu tốt, không bị buồn nôn táo bón, cũng như không gây nóng trong. Tất cả các ưu điểm này có nghiên cứu so sánh với loại thuốc sắt khác, như nghiên cứu với sắt II sulfat là điển hình nhất. Bài này sẽ giúp bạn hiểu hơn, sắt nước như Fogyma hấp thu như thế nào, tại sao không bị tương tác với thức ăn, ít gây táo bón nóng trong, hạn chế tối đa sự tương tác với thuốc khác kể cả canxi…

1. Về cấu tạo đặc của một loại sắt hữu cơ

Phức hợp Sắt III hydroxide polymaltose [IPC] trong thuốc sắt dạng nước Fogyma có cấu tạo bao gồm nhân sắt III – Hydroxide của IPC và màng polymantose. Sắt trong nhân IPC được liên kết giống như ferritin dự trữ sắt trong cơ thể. Nhân sắt III hydroxyd của IPC được bao quanh bởi nhiều phân tử polymaltose tạo thành một phân tử lớn. Màng polymaltose tạo sự ổn định và khả năng hòa tan của phức hợp trong môi trường pH biến thiên. Việc giải phóng có kiểm soát của sắt III từ nhân sắt [III] – hydroxide ổn định đảm bảo nguy cơ gây độc tính rất thấp và khả năng dung nạp tốt.

2. Cơ chế hấp thu chủ động Fogyma

Nói rõ ràng về cơ chế này cần một bài giảng siêu dài, hấp thu một chất vào cơ thể có nhiều cách, qua nhiều kênh hấp thu của cơ thể. Các loại sắt vô cơ như sắt II sulfat hấp thu theo cơ chế bị động, có nghĩa, sắt được hấp thu nhờ sự chênh lệch nồng độ, từ nơi cao [dạ dày, ruột sau khi uống thuốc].

Không giống như sự hấp thu sắt từ muối Fe II, sắt IPC từ Fogyma được hấp thụ thông qua một cơ chế hấp thu chủ động và có kiểm soát.

Việc hấp thu của ion sắt [III] từ phức hợp sắt [III] hydroxyd polymaltose là một quá trình sinh lý. Khi phức hợp IPC tiếp xúc với các vị trí gắn kết với sắt trên bề mặt niêm mạc, nó sẽ giải phóng các ion sắt [III] và được vận chuyển chủ động vào trong tế bào niêm mạc nhờ một protein màng và sau đó liên kết với ferritin hay transferrin.

Các protein mang bao gồm mucin, integrin và mobilferrin. Sắt được giải phóng từ các protein màng và được dự trữ ở các tế bào niêm mạc ở dạng ferritin hoặc được mang bởi các protein mang vào máu và tại đó được giải phóng để kết hợp với transferrin.

Sự hấp thu sắt có kiểm soát của Fogyma mang tới khả năng dung nạp tốt và ít nguy cơ nhiễm độc hay quá tải sắt trong các trường hợp quá liều cấp tính hoặc mãn tính.

IPC an toàn với dạ dày

IPC khác với dạng sắt [II] Sulfat vì không có ion sắt tự do nên có độ an toàn cao và độc tính thấp. Dạng sắt không ion hóa giúp cho dạ dày ít bị kích ứng hơn so với các dạng muối sắt thông thường.

Hơn nữa, vì có kênh riêng hấp thu chủ động của, sắt III hydroxy polymantose không bị cản trở hấp thu bởi thức ăn, hiệu quả phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt tăng lên rõ rệt.

Từ cấu trúc đặc biệt đến cơ chế hấp thu chủ động, sắt hữu cơ polymaltose sẽ là lựa chọn thích hợp cho phụ nữ mang thai phòng ngừa và điều trị thiếu máu trong cả thai kì, tránh được các tác dụng không mong muốn như táo bón, kích ứng niêm mạc dạ dày, buồn nôn, an toàn và không bị thừa sắt.

Sắt [III] hydroxide polymaltose [Folic acid + Iron Polymaltose] được biết đến trong sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy [trungtamthuoc.com] xin gửi đến bạn đọc những thông tin về chất Sắt [III] hydroxide polymaltose.

1 Tổng quan về hoạt chất Sắt [III] hydroxide polymaltose

1.1 Mô tả hoạt chất Sắt [III] hydroxide polymaltose

CTCT:

Sắt [iii hydroxide polymaltose công thức]

  • Sắt: Fe.
  • Acid folic: C19H19N7O6

Hình cấu tạo và đặc điểm cấu tạo:

  • Axit folic là một axit N-acyl-amino, là một dạng của Vitamin B9 tan trong nước . Các dạng hoạt tính sinh học của nó [ tetrahydrofolate và các dạng khác] rất cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp nucleotide và tái methyl hóa homocysteine . Nó có vai trò như chất chuyển hóa của con người, chất dinh dưỡng và chất chuyển hóa của chuột. Nó là thành viên của axit folic và axit N-acyl-amino. Nó có chức năng liên quan đến axit pteroic . Nó là một axit liên hợp của folate [2-].

Trạng thái:

Trọng lượng phân tử:

  • Fe: 55,84 g/mol.
  • Acid folic: 441,4 g/mol

2 Sắt [III] hydroxide polymaltose là gì?

2.1 Dược lực học

Sắt III hydroxide polymaltose là gì? Sắt [III] hydroxide polymaltose [Folic acid + Iron Polymaltose] là hoạt chất được biết đến trong sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Phức hợp Hydroxid Polymaltose sắt [III] [IPC]:

Các muối sắt, bao gồm cả IPC, có vai trò quan trọng trong việc điều trị cũng như dự phòng thiếu máu thiếu sắt. Cơ thể dự trữ sắt ở dạng ferritin và hemosiderin để tạo hemoglobin. Nhân sắt III hydroxid của IPC được bao quanh bởi nhiều phân tử Polymaltose tạo thành một phân tử lớn có phân tử lượng khoảng 52300 Dalton, lớn đến mức mà sự khuếch tán của nó qua màng niêm mạc ít hơn dạng muối sắt [II] khoảng 40 lần. Sắt trong nhân IPC được liên kết theo cấu trúc tương tự như ferritin. IPC Phức hợp Hydroxide Polymaltose sắt [III] khác biệt với dạng sắt [II] sulfate nhờ có độ an toàn cao và độc tính thấp do không có ion sắt tự do. IPC là phức hợp của sắt III hydroxid kết hợp với một phụ gia thực phẩm là Polymaltose.

Dạng sắt không ion hóa của nó giúp dạ dày ít bị kích ứng hơn so với các muối sắt thông thường, giúp bệnh nhân dung nạp tốt hơn, một điểm rất quan trọng trong điều trị dài hạn chứng thiếu máu thiếu sắt bằng các chế phẩm chứa sắt. Hiệu quả của IPC trong phòng ngừa và điều trị chứng thiếu máu thiếu sắt đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng. Trị số hemoglobin tăng nhanh hơn khi dùng IPC so với các muối sắt thông thường. Khi dùng IPC đã thấy trị số hemoglobin tăng tới 0,8mg/dl mỗi tuần. Thêm vào đó có sự tăng nhanh hơn hematocrit, MCV, sắt huyết thanh và ferritin.

Acid folic:

Acid là một vitamin nhóm B. Trong cơ thể, nó bị khử thành tetrahydrofolate, một coenzym của rất nhiều quá trình chuyển hoá, bao gồm tổng hợp các nucleotid purin và pyrimidine, và tổng hợp DNA, tham gia vào quá trình chuyển đổi của một số acid amin, sự tạo và sử dụng format. Các nghiên cứu cho thấy cung cấp đủ acid folic cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ làm giảm nguy cơ trẻ bị khuyết tật nứt đốt sống hay quái tượng không não. Do đó acid folic được dùng cho phụ nữ có khả năng mang thai và phụ nữ mang thai để làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Thiếu acid folic có thể gây chứng thiếu máu hồng cầu to, xuất hiện khi nguồn cung cấp không đủ [thiếu dinh dưỡng], rối loạn hấp thu [như bệnh viêm một loét miệng], tăng sử dụng [ phụ nữ có thai hay một số bệnh như thiếu máu tán huyết], tăng mất đi [như khi thẩm tách máu], hoặc do dùng các thuốc đối kháng folat hay ảnh hưởng đến chuyển hóa folate. Acid folic được dùng để phòng và điều trị chứng thiếu acid folic. Nó không được dừng để điều trị chứng thiếu folate do các chất ức chế dihydrofolat reductase, trường hợp này phải dùng Canxi folinat.

2.2 Cơ chế hoạt động

Sắt: Sắt là 1 thành phần rất cần thiết cho sự hình thành hemoglobin. Cung cấp đủ sắt cần thiết để quá trình tạo hồng cầu đế vận chuyển hiệu quả oxy trong máu. Khi uống chung với thức ăn hoặc khi được dùng làm chất bổ sung, sắt đi qua niêm mạc ruột dưới dạng sắt II và gắn kết với protein vận chuyển. Với hình thức này, sắt di chuyển trong cơ thế đến tủy xương để tạo hồng cầu.

Acid folic: thuộc vitamin nhóm B. Trong cơ thế, acid folic khử xuống thành tetrahydrofolate là 1 co-enzyme trong quá trình tổng hợp purine và pyrimidine, từ đó dẫn đến quá trình tổng hợp DNA.

2.3 Dược động học

Việc hấp thu của ion sắt [III] từ phức hợp Hydroxide Polymaltose sắt [III] là một quá trình sinh lý. Khi Phức hợp Hydroxide Polymaltose sắt [III] tiếp xúc với các vị trí gắn kết với sắt trên bề mặt niêm mạc, nó sẽ giải phóng các ion sắt ba và được chuyển vận chủ động vào trong tế bào niêm mạc nhờ một protein mang và được dự trữ ở các tế bào niêm mạc ở dạng ferritin hoặc được mang bởi các protein mang vào máu và tại đó được giải phóng để kết hợp với transferrin.

Sinh khả dụng của Phức hợp Hydroxide Polymaltose sắt [ III] tương đương với muối sắt II ở động vật thí nghiệm và ở người về tổng hợp hemoglobin. Sinh khả dụng của IPC khi uống không bị ảnh hưởng bởi các thành phần của thức ăn như acid phytic, acid oxalic, tanin, natri alginat, muối Choline, Vitamin A, D3, E, dầu đậu tương và bột mì, không như các muối sắt thông thường, sắt phức hợp trong IPC đi vào huyết thanh nhờ các protein mang nội sinh, với thời gian bán thải khoảng 90 phút, rồi đi vào hệ lưới nội mạc của gan hay kết hợp với transferrin, apoferritin, vào tủy xương hay lách để tạo hồng cầu. Các thuốc kháng acid gắn kết có thể tách ra được với IPC trong khoảng pH 3 đến 8, khác với các muối sắt vô cơ là gắn kết bền vững không tách được. Không thấy có tương tác giữa các hormon và IPC [giống như các thuốc chứa sắt thông thường].

Khi sắt đi qua hàng rào nhung mao ruột, nó gắn kết với transferrin, mỗi phân tử transferrin có thể gắn với 2 nguyên tử sắt. Bình thường khoảng 20 – 45% các vị trí được gắn kết. Các thụ thể đặc hiệu của màng tế bào nhận ra transferrin, cho phép phức hợp này đi vào tế bào và giải phóng sắt vào tế bào chất.

Sắt trong các chế phẩm chứa sắt thông thường là ion sắt II, dễ gây kích ứng dạ dày. Hấp thụ ion sắt II là thụ động và không có kiểm soát, có thể gây quá thừa sắt và gây độc cho cơ thể. IPC có độ an toàn tốt hơn vì sắt ở dạng không ion hóa ít gây kích ứng dạ dày, và ít có tương tác dược động học với các chất khác như các muối sắt thông thường.

Acid Folic được hấp thu nhanh từ đường tiêu hoá, chủ yếu từ tá tràng và hồi tràng. Folate trong thức ăn có sinh khả dụng bằng khoảng một nửa acid folic kết tinh. Acid folic khi uống đi vào máu chủ yếu ở dạng không đổi vì nó ít bị khử hóa bởi dihydrofolate reductase. Nó bị chuyển hóa thành dạng hoạt động 5-methyltetrahydrofolate ở huyết tương và gan. Gan là kho dự trữ folat chính. Folat cũng có nồng độ cao trong dịch não tủy. Folat đi vào tuần hoàn gan mật. Các chất chuyển hoá của folat bị đào thải qua nước tiểu. Lượng folate thừa cũng được thải trừ ở dạng không đổi qua nước tiểu. Folat đi vào sữa mẹ, và có thể thải trừ bằng thẩm tách máu.

3 Chỉ định - Chống chỉ định của Sắt [III] hydroxide polymaltose

3.1 Chỉ định

Người lớn: Dự phòng và điều trị chứng thiếu máu thiếu sắt, như thiếu máu nhược sắc trong khi mang thai và cho con bú, thiếu máu do mất máu mãn tính hay cấp tính, do ăn kiêng, bệnh chuyển hóa hay phục hồi sau phẫu thuật.

Trẻ em: Dự phòng và điều trị chứng thiếu máu thiếu sắt do mất máu mãn tính hay cấp tính, thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh chuyển hóa.

3.2 Chống chỉ định

Các bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thiếu máu không do thiếu sắt [thiếu máu tán huyết, rối loạn tạo hồng cầu, giảm sản tủy xương].

Thừa sắt.

4 Liều dùng - Cách dùng của Sắt [III] hydroxide polymaltose

4.1 Liều dùng

Folic acid + Sắt IPCLiền tính theo Sắt IPC[mg]/ngàyTrẻ em dưới 12 tuổi nhưng đủ lớn để có thể nuốt viên thuốc50-100mg [1/2 – 1 viên]/ngàyTrẻ em trên 12 tuổi, người lớn100-200 mg [1 – 2 viên]/ngàyPhụ nữ có thai 200-300 mg [2 – 3 viên]/ngàyDự phòng thiếu máu thiếu sắt: Phụ nữ có thai 50 – 100mg [1/2 – 1 viên]/ngày

4.2 Cách dùng

Dùng đường uống. Nên nhai hay uống Folic acid + IPC sau khi ăn để có tác dụng tốt nhất.

5 Tác dụng không mong muốn của Sắt [III] hydroxide polymaltose

Folic acid + IPC được dung nạp tốt, các tác dụng không mong muốn ít gặp hơn so với các chế phẩm chứa muối sắt vô cơ.

IPC:

  • Các tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm: đau thượng vị, vị kim loại, buồn nôn hoặc nôn, khó chịu thượng vị,táo bón, tiêu chảy, phân đen, đôi khi thay đổi màu răng. Do IPC cung cấp sắt ở dạng không ion hóa, nó ít gây kích ứng dạ dày hơn các muối sắt vô cơ.

Acid folic:

  • Acid folic được dung nạp tốt hiếm khi có rối loạn tiêu hóa và phản ứng quá mẫn.

6 Tương tác thuốc của Sắt [III] hydroxide polymaltose

IPC:

  • Vì sắt trong IPC ở dạng liên kết phức hợp nên các tương tác giữa ion sắt với các thành [Mn của thức ăn [như phytin, oxalat, tannin, v.v…] và các thuốc uống cùng khác [tetracyclin, các thuốc kháng acid] ít xẩy ra. Như các thuốc chứa sắt khác, IPC cung có thể làm giảm hấp thu của một số thuốc. IPC không được uống trong vòng 2 giờ sau khi dùng các thuốc sau: tetracyclin, fluoroquinolon, Chloramphenicol, Cimetidine, Levodopa, levothyroxin, methyl dopa, penicillamina.
  • Các thuốc kháng acid gắn kết có thể tách ra được với IPC trong khoảng pH 3 đến 8, khác với các muối sắt vô cơ là gắn kết bền vững không tách được; nhưng các thuốc kháng acid có thể làm giảm hấp thu IPC. Không được dùng thuốc kháng acid trong vòng 2 giờ sau khi dùng IPC. Không thấy có tương tác giữa các hormon và IPC [giống như các thuốc chứa sắt thông thường].

Acid folic:

  • Tình trạng thiếu acid folic có thể gây ra bởi một số thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc tránh thai đường uống, thuốc chống lao, rượu, các thuốc kháng acid folic như methotrexat, pyrimethamin, triamteren, Trimethoprim và sulfonamide. Trong một số trường hợp như khi dùng thuốc chống động kinh và methotrexat, có thể cần trị liệu bằng acid folinic hay acid folic để phòng ngừa xuất hiện thiếu máu hồng cầu to. Bổ sung acid folic đã được báo cáo làm giảm nồng độ Phenytoin huyết thanh ở một vài trường hợp, và có thể cũng xảy ra với các thuốc barbiturat dùng chống động kinh.

7 Thận trọng khi sử dụng Sắt [III] hydroxide polymaltose

IPC:

  • Dùng quá liều các thuốc chứa sắt có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 6 tuổi. Mặc dù Folic acid + IPC là khá an toàn vì IPC có LD50 rất cao, nhưng phải để thuốc ngoài tầm tay trẻ em. Nếu lỡ dùng quá liều, gọi bác sĩ hoặc trung tâm chống độc ngay lập tức.
  • Các thuốc chứa sắt, kể cả Hydroxid Polymaltose sắt [III], có thể gây phản ứng dị ứng hay phản vệ. Nếu có phản ứng phản vệ phải ngừng uống Saferon ngay và áp dụng các biện pháp cấp cứu.
  • Không dùng quá liều chỉ định. Việc điều trị thiếu máu phải theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Đôi khi có khó chịu ở đường tiêu hóa [như buồn nôn], có thể làm giảm thiểu bằng cách uống thuốc với thức ăn. Các thuốc chứa sắt có thể đôi khi gây táo bón hay tiêu chảy.
  • Thận trọng khi dùng cho người bị dị ứng, suy gan hay suy thận.
  • Thận trọng khi dùng cho người nghiện rượu và người bị bệnh đường tiêu hóa như loét đường tiêu hóa, viêm ruột kết.

Acid folic:

  • Liều acid folic trên 0,1mg/ngày có thể làm che lấp triệu chứng của bệnh thiếu máu ác tính [biểu hiện huyết học không rõ trong khi biểu hiện thần kinh vẫn tiến triển].
  • Không được dùng acid folic đơn độc hoặc với lượng không đủ Vitamin B12 để điều trị chứng thiếu máu hồng cầu to chưa được chẩn đoán rõ, vì acid folic có thể tạo ra đáp ứng huyết học ở bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12 nhưng không ngăn chặn được sự tiến triển của các triệu chứng thần kinh, có thể dẫn đến các thương tổn thần kinh nghiêm trọng, như thoái hóa tủy sống.
  • Nên thận trọng khi dùng cho các bệnh nhân có các khối u phụ thuộc folat.
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy thận.

Thời kỳ mang thai: Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Thời kỳ cho con bú: Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

8 Nghiên cứu về Sắt [III] hydroxide polymaltose trong Y học

Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phức hợp sắt polymaltose và axit folic [Mumfer] so với công thức sắt [sắt fumarate] ở bệnh nhân nữ bị thiếu máu

Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phức hợp sắt polymaltose và axit folic [Mumfer] so với công thức sắt [sắt fumarate] ở bệnh nhân nữ bị thiếu máu

Việc điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt bằng các chế phẩm uống thông thường gặp trở ngại do phản ứng huyết học không thể dự đoán được bên cạnh khả năng gây kích ứng đường tiêu hóa. Phức hợp sắt polymaltose [IPC], một công thức sắt uống mới có khả năng hấp thu tốt hơn, đáp ứng tạo máu có thể dự đoán được và ít tác dụng phụ hơn được so sánh với sắt fumarate đường uống ở 100 bệnh nhân nữ bị thiếu máu do thiếu sắt. Các thông số lâm sàng [xanh xao, suy nhược] cũng như các thông số sinh hóa [Hb, sắt huyết thanh, tổng khả năng liên kết sắt] cho thấy những thay đổi thuận lợi với IPC; đánh giá của bác sĩ và bệnh nhân cũng ủng hộ IPC hơn sắt fumarate.

An toàn và hiệu quả của phức hợp sắt[III]-hydroxit polymaltose / đánh giá của hơn 25 năm kinh nghiệm

An toàn và hiệu quả của phức hợp sắt[III]-hydroxit polymaltose / đánh giá của hơn 25 năm kinh nghiệm

Đánh giá sau đây về phức hợp sắt[III]-hydroxit polymaltose [IPC, Maltofer] cho thấy sắt có khả dụng sinh học đáng kể sau khi uống, đặc biệt ở những đối tượng thiếu sắt. Nhiều thử nghiệm lâm sàng ở nam giới, phụ nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh đã chỉ ra rằng IPC có hiệu quả trong điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt [IDA]. Do đặc tính động học của nó, IPC được dùng tốt nhất trong bữa ăn và có thể dùng liều sắt cao hơn một chút so với muối sắt cổ điển. Về mặt chấp nhận và tuân thủ của bệnh nhân, IPC thể hiện lợi thế rõ ràng so với muối sắt. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ gián đoạn điều trị với IPC thấp hơn so với muối sắt. Điều này thường liên quan đến tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hóa trên thấp hơn.

9 Các dạng bào chế phổ biến của Sắt [III] hydroxide polymaltose

Dạng thuốc và hàm lượng:

  • Viên nhai không bao hoặc viên nén bao phim. Mỗi viên chứa:
  • Phức hợp Hydroxid Polymaltose sắt [III] [IPC] tương đương sắt nguyên tố 50mg đến 100mg, Acid Folic BP 350mcg đến 1mg.
  • Dung dịch uống, Siro uống:
  • Mỗi 5ml hoặc 10ml có chứa Phức hợp Hydroxid Polymaltose sắt [III] [IPC] tương đương sắt nguyên tố 50mg đến 100mg, Acid Folic BP 350mcg đến 1mg.

Thuốc biệt dược: Ipec-plus Tablet, Ironfolic, Hemafolic, Safoli, Ironkey, Vitasun, Fiora, Gonsa salfic, Saferon, Irofas Syrup, Helmadol, Hezoy, Praymed Tablet, Korel, Fegem-100, Fenfort, Hemifere, Maltofer Fol.

Chủ Đề