Sản phẩm nào mà Việt Nam không xuất khẩu sang thị trường châu Âu

Máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, máy móc, dệt may, da giày, nông sản, thuỷ sản… là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU, nên EVFTA sẽ là cơ hội lớn.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và EU đạt 55,77 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 41,88 tỷ USD, tăng 9,42%; còn kim ngạch nhập khẩu đạt 13,89 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2017.

Như vậy, trong quan hệ thương mại với EU luôn có mức thặng dư lên đến gần 28 tỷ USD.

Còn theo số liệu mới nhất, tính chung 5 tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU đạt 22,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 17 tỷ USD tăng nhẹ 0,6%, còn nhập khẩu đạt 5,8%, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm tỷ trọng 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩy của cả nước, còn nhập khẩu chiếm tỷ trọng 5,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong 5 tháng qua.

Năm 2018, một số ngành hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang EU là hàng dệt may đạt 4,16 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2017.

Tiếp đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,47 tỷ USD, tăng 18,6%. Riêng mặt hàng nông sản chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu 2,73 tỷ USD, giảm 7,3% so với năm 2017, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang EU chiếm đến 15,3% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng xuất khẩu nhiều máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác sang thị trường EU. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2018 Việt Nam đã xuất 2,27 tỷ USD mặt hàng này, tăng gần 22% so với năm 2017.

Hay xuất khẩu giày dép sang EU cũng xếp thứ hai, chỉ sau Mỹ với kim ngạch 4,72 tỷ USD, tăng nhẹ 1,5%. Xuất khẩu thuỷ sản cũng đứng thứ hai với kim ngạch 1,47 tỷ USD trong năm 2018.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu tập trung vào một số nhóm sản phẩm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dược phẩm; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hóa chất… tuy nhiên tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này năm 2018 chỉ đạt 13,89 tỷ USD.

Được biết, dự kiến ngày 30/6/2019, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu sẽ được ký.

Đây được cho là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. 

Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 

Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. 

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% [năm 2019-2023]; 4,57-5,30% [năm 2024-2028] và 7,07-7,72% [năm 2029-2033].

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG EU – CHÂU ÂU CẦN NHỮNG GÌ?

Xuất khẩu hàng hóa sang EU – Châu Âu cần những gì?

Việc trở thành quốc gia ASEAN thứ hai ký kết một hiệp định thương mại sâu rộng với EU có thể coi là một niềm tự hào bởi nó cho thấy Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác với EU. EU luôn là một thị trường rất nhiều tiềm năng song hành với thách thức đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Nhà xuất khẩu không chỉ phải nắm rõ về nhu cầu, thị hiếu của thị trường này mà còn hiểu rõ và thông thạo các kiến thức, thủ tục xuất khẩu hàng hóa đi EU cũng như cập nhật các tin tức, hiệp định mới sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam trong tươi lai.

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang EU – Châu Âu:

Trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa sang thị trường quốc tế nói chung và EU – Châu Âu nói riêng mỗi doanh nghiệp cần phải hoàn tất những chứng tờ cần thiết như sau:

  • Hợp đồng thương mại: là hợp đồng được ký giữa bên mua và bên bán gồm thông tin hàng hóa, thông tin người mua và người bán, điều kiện cơ sở giao hàng, hình thức thanh toán…
  • Hóa đơn thương mại: ghi rõ giá trị các mặt hàng xuất khẩu.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ [C/O]: chứng từ này sẽ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hóa được sản xuất. Ngoài ra, có giấy C/O giúp chủ hàng được giảm thuế hoặc được hưởng các ưu đãi đặc biệt tại quốc gia đích đến…
  • Phiếu đóng gói hàng hóa: loại chứng từ này cho biết cách thức đóng gói của lô hàng, số lượng hàng hóa của từng mặt hàng, tổng số kiện hàng xuất khẩu, các thông tin cụ thể về hàng hóa,
  • Tờ khai hải quan: đây là loại chứng từ kê khai hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan để đủ điều kiện xuất khẩu.
  • Chứng từ bảo hiểm: bao gồm đơn bảo hiểm, và giấy chứng nhận bảo hiểm. Thực tế, nhiều chủ hàng xuất khẩu không mua bảo hiểm, để tiết kiệm chi phí.

Một số chứng từ xuất khẩu khác:

Ngoài ra, cũng cần có một số chứng từ khác như: Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm [CQ], Chứng nhận kiểm định [CA], Giấy chứng nhận vệ sinh,… Và điều quan trọng hơn cả đối với các mặt hàng được chỉ định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đó chính là giấy chứng nhận CE Marking, không thể thiếu đối với đa số các mặt hàng tại thị trường Châu Âu.

Hy vọng đầu năm 2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu [EVFTA] sẽ chính thức có hiệu lực. Qua đó 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực. Tiếp đó sau 07 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của ta. Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam, EU dành cho ta hạn ngạch thuế quan [TRQ] với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Như vậy, có thể nói 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta ở thời điểm hiện tại.

Kết luận:

Đây là cơ hội vô cùng thuận lợi cho các nhà xuất khẩu tiếp tục đẩy mạnh tiến vào thị trường Châu Âu mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên nhà xuất khẩu Việt Nam cũng cần phải chú ý và cải thiện về chất lượng sản phẩm xuất khẩu vì dỡ bỏ rào cản thuế quan cũng đồng nghĩa đến việc thắt chặt hơn về các thủ tục kiểm tra hải quan và chất lượng, xuất xứ của sản phẩm. Bạn nên vui lòng liên hệ V-Link Logistics để check trước mọi thông tin một cách chính xác nhất vì các thông tư, nghị định luôn thay đổi rất nhanh. Mọi thông tin tư vấn đều hoàn toàn miễn phí.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

thủ tục xuất hàng đi Châu Âu thủ tục xuất khẩu hàng đi Châu Âu thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang EU tiêu chuẩn xuất hàng đi Châu Âu xuất khẩu hàng hóa sang EU xuất khẩu nông sản đi Châu Âu xuất khẩu sang Châu Âu xuất khẩu sang EU

[TBTCO] - Châu Âu là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 3 của Việt Nam, với kim ngạch khoảng 5,5 tỷ USD/năm, chiếm 15% tổng trị giá xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, việc xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường này vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần linh hoạt hơn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang châu Âu.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồ họa: Văn Chung

Theo đánh giá từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN&PTNT], quan hệ thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu [EU] không ngừng cải thiện trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU [EVFTA].

Tại buổi gặp mặt và trao đổi với Cao ủy Nông nghiệp Janusz Wojciechowski cùng đoàn doanh nghiệp Châu Âu [EU] tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây, ông Janusz Wojciechowski cho biết, trong lĩnh vực nông sản, hiện nay các nước thành viên EU vẫn đang có 65 đơn đăng ký mở cửa thị trường đang chờ phía Việt Nam xét, trong đó chủ yếu là các sản phẩm từ thịt và thực vật gồm trái cây và rau quả.

Số liệu mới nhất từ Bộ NN&PTNT cho thấy, kim ngạch thương mại nông, lâm, thủy sản hai chiều Việt Nam - EU tăng từ 4,3 tỷ USD năm 2015 lên 4,5 tỷ USD năm 2020, đạt 5,2 tỷ USD năm 2021 và 5 tháng đầu năm 2022 đạt 2,66 tỷ USD. Trong đó, cà phê, thủy sản, tiêu, điều, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục đà phục hồi và tăng rất ấn tượng.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu vật tư, thiết bị nông nghiệp, các sản phẩm chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Các mặt hàng trao đổi giữa hai bên có tính bổ trợ, không cạnh tranh. Hai bên còn rất nhiều dư địa để thúc đẩy thương mại hàng nông sản.

Cũng theo nhận định phía Bộ Công thương, Việt Nam đang ở năm thứ 2 thực hiện EVFTA. Theo đó, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, thủy sản [cá da trơn], rau củ quả [tươi, đã qua chế biến] sẽ được đưa vào trị trường châu Âu với mức thuế giảm tới 0% trong tương lai gần, mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến các mặt hàng này tại Việt Nam.

Thị phần của các sản phẩm cà phê, rau củ quả và thủy sản của Việt Nam tại thị trường châu Âu tương đối nhỏ, song với mức cam kết thuế từ EVFTA, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để tăng cường thị phần, nâng cao nhận diện tại khu vực này.

Rau quả xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Ảnh: TL

Cần tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định của EU

Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù EU là thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam, nhưng đây là một thị trường có yêu cầu cao, khắt khe về vấn đề kiểm dịch động thực vật. Ngoài ra, các nhóm sản phẩm tiềm năng như rau củ, gạo và đồ ăn liền chưa đạt được mức độ sản lượng cần thiết của các chuỗi siêu thị lớn tại EU.

Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI], chỉ có 10% các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ về EVFTA. Như vậy, có đến 90% doanh nghiệp Việt không hiểu hoặc chưa hiểu toàn diện về hiệp định thương mại song phương này. Điều này có thể là rào cản hạn chế doanh nghiệp Việt Nam tận dụng triệt để các cơ hội từ thị trường EU.

Các quy tắc nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc cũng là một thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do sự hồi phục của EU cùng với nhiều ưu đãi về thuế, EVFTA sẽ gia tăng các mặt hàng nông sản có tính cạnh tranh trong thị trường EU. Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp cận thông tin thị trường về ưu đãi thuế, hàng rào kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ và cuối cùng là phát triển thương hiệu.

Theo các chuyên gia, các điều khoản của EU không có mục đích hạn chế xuất khẩu mà nhằm đảm bảo tiêu chuẩn về sức khỏe và chất lượng nông sản xuyên suốt thị trường EU. Hiện xuất khẩu nông, thủy sản gặp khó khăn trong việc đáp ứng những tiêu chuẩn này, gây ảnh hưởng đến vị thế của thị trường Việt Nam. Vì thế, Việt Nam cần tìm ra giải pháp để đáp ứng những tiêu chí của EU và quốc tế để xâm nhập các thị trường hiệu quả hơn.

Để tăng cường vị thế và uy tín nông sản Việt Nam tại thị trường này, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp cần cải thiện chất lượng, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định của EU. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý và các yếu tố phát triển bền vững, vì người tiêu dùng EU đang ngày càng quan tâm đến cách sản phẩm được tạo ra có đáp ứng được các yếu tố bảo vệ môi trường hay bảo vệ quyền lợi người lao động.

Nhằm tạo điều kiện cho thương mại nông sản hai bên trong thời gian tới, Văn phòng SPS [Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật] Việt Nam [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn] đề nghị phía EU: thứ nhất, loại bỏ các mặt hàng rau mùi, húng quế, bạc hà, ngò tây, đậu bắc khỏi danh mục cần tạm thời gia tăng tần suất lấy mẫu kiểm tra; thứ hai, phía EU xem xét giảm tần suất kiểm tra thanh long; thứ ba, phía EU rà soát, cung cấp số liệu thống kê năm 2022 về tỉ lệ các lô hàng mì ăn liền bị cảnh báo vi phạm tiêu chuẩn dư lượng qua từng tháng.

Video liên quan

Chủ Đề