Sản phẩm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Lợi dụng kẽ hở trong quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng, một số doanh nghiệp đã mạo danh Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để quảng cáo sản phẩm với nội dung không chính xác, làm ảnh hưởng đến uy tín của Viện và gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Điển hình là gần đây, sản phẩm viên uống trắng da Nine's Beauty đã được quảng cáo là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu với công nghệ nano màng sinh học Glutatione.

Tuy nhiên, đại diện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định: Viên uống trắng da Nine’s Beauty không phải là sản phẩm do Viện tư vấn và nghiên cứu. Vì thế, Viện nghiêm cấm các hành vi lợi dụng uy tín của Viện để kinh doanh.

Trước đó, Cục An toàn thực phẩm [Bộ Y tế] đã nhận được phản ánh của báo chí về việc quảng cáo viên uống trắng da Nine’s Beauty trên website //ninebeauty.com.vn có nội dung vi phạm, khi khiến người dân hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh.

Viên uống trắng da Nine’s Beauty quảng cáo mạo danh Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tràn lan trên mạng [Ảnh - VT]

Được biết, viên uống trắng da Nine’s Beauty do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Đầu tư Quốc tế Dược mỹ phẩm Phan An Green công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm đã kiểm tra, xác minh thông tin và xác định Công ty này đang hoạt động tại BT3, khu chức năng đô thị Vigracera Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Tuy nhiên, Công ty này lại khẳng định họ không quảng cáo trên trang website //ninebeauty.com.vn và website này không thuộc sở hữu của Công ty.

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo quảng cáo viên uống trắng da Nine’s Beauty vi phạm quy định pháp luật [Ảnh - Minh Thuý]

Để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống trắng da Nine’s Beauty quảng cáo mạo danh Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Ngoài viên uống trắng da Nine’s Beauty, Hội Phụ sản Việt Nam [VAGO] cũng phản ánh có một số trang mạng quảng cáo sản phẩm ghi tên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có địa chỉ ở 18 Hoàng Quốc Việt. Tuy nhiên, thông tin trên các trang mạng không rõ ràng, không rõ sản phẩm là của đơn vị nào dưới sự quản lý của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm gì để ngăn chặn tình trạng mạo danh?

Trao đổi với PV VietTimes bên lề hội thảo Xúc tiến thương mại công nghệ Hoá – Dược và thiết bị y tế diễn ra vào sáng nay, ngày 23/11, PGS. TS. Phan Tiến Dũng – Trưởng Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – cho biết: “Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã trở thành 1 thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. 2 năm gần đây, Viện đã bị nhiều doanh nghiệp lợi dụng tên tuổi để bán các sản phẩm thực phẩm chức năng. Đáng nói là những sản phẩm này không được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam kiểm soát. Do đó, Viện đã đưa ra các biện pháp quyết liệt để bảo vệ danh tiếng của mình”.

Theo ông Dũng, 2 năm gần đây, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã bị nhiều doanh nghiệp lợi dụng tên tuổi để bán các sản phẩm thực phẩm chức năng [Ảnh - Minh Thuý]

Theo PGS. TS. Phan Tiến Dũng, Viện đã đưa ra quy định về việc sử dụng thương hiệu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Tất cả các sản phẩm sử dụng công nghệ của Viện đều phải xin phép, đồng thời, phải ghi rõ các Viện chuyên ngành và được công bố công khai trên trang web chính thức của Viện để người dân có thể vào tra cứu.

Sau sự việc thuốc thử nghiệm điều trị COVID-19 do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu trùng tên với sản phẩm thực phẩm chức năng VIPDERVIR-C, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia sản xuất và quảng cáo, ông Dũng cho hay: “Với những trường hợp này, nội bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã họp và đưa ra kiến nghị với các nhà khoa học và đơn vị trong Viện để tránh những trường hợp tương tự xảy ra”.

Chia sẻ về vấn đề hợp tác với các doanh nghiệp trong việc thương mại hoá sản phẩm của các nhà khoa học, ông Dũng nhấn mạnh: Với những trường hợp cụ thể thì Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ có hợp đồng với doanh nghiệp trên tinh thần mọi sản phẩm của Viện phải rõ ràng, minh bạch.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định các thông tin liên quan đến hoạt động của Viện chỉ được đăng tải trên website chính thức tại địa chỉ: www.vast.ac.vn và website chính thức của các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam không chịu trách nhiệm về mọi thông tin quảng cáo sản phẩm trên các trang mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng thuộc các tổ chức, đơn vị không thuộc Viện, cũng như các cá nhân khác mạo danh Viện.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam yêu cầu mọi thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm phải nêu rõ nguồn gốc xuất xứ, tên đơn vị nghiên cứu, địa chỉ liên lạc của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời các hỏi đáp về sản phẩm. Các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhà có người bị tiểu đường, chị Nguyễn Thu Huế [Đống Đa, Hà Nội] đặt mua nồi cơm điện tách đường với giá 3,5 triệu đồng. Sản phẩm được giới thiệu là “Nghiên cứu Viện Hàn lâm Việt Nam-Giải pháp hữu ích cho bệnh tiểu đường: được Viện Hàn lâm Việt Nam chứng nhận có công dụng tách đường lên đến 33% trong cơm trắng và gạo lứt…giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch”.

Tuy nhiên, khi nhờ người quen kiểm tra lại thông tin từ phía Viện Hàn lâm thì được biết, đây không phải là sản phẩm của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Ngay tên đơn vị cũng không đúng. Tại Việt Nam hiện nay chỉ có hai Viện Hàn lâm là Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học&Xã hội Việt Nam, không có đơn vị nào là Viện Hàn lâm Việt Nam.

Trước đó, anh Đ.V.Q, một cán bộ của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tá hỏa khi phát hiện một trung tâm xét nghiệm về ADN có trụ sở đặt tại 18 Hoàng Quốc Việt. Trung tâm này được giới thiệu cung cấp những dịch vụ khá nhạy cảm như xét nghiệm ADN cha [mẹ] - con, xét nghiệm ADN họ hàng. Địa chỉ 18 Hoàng Quốc Việt là trụ sở của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Tuy nhiên, phía Viện khẳng định không hề có trung tâm nào có tên như vậy. Hiện tại, trên website của đơn vị này đã bỏ địa chỉ 18 Hoàng Quốc Việt.

Hội Phụ sản Việt Nam [VAGO] từng phản ánh việc có một số trang mạng đăng quảng cáo sản phẩm, trong đó có ghi tên Viện Hàn lâm và địa chỉ chung là 18 Hoàng Quốc Việt. Thực tế, thông tin trên các trang mạng nói trên là không rõ ràng, không thông tin rõ sản phẩm là của đơn vị nào dưới sự quản lý của Viện Hàn lâm.

Theo ông Hà Quý Quỳnh, Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai Công nghệ của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, lợi dụng kẽ hở trong quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng, thời gian gần đây một số đối tượng đã mạo danh Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam để quảng cáo sản phẩm với nội dung không chính xác làm ảnh hưởng đến uy tín của Viện Hàn lâm và gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Ông Quỳnh cho biết, có nhiều hình thức mạo danh như trên bao bì sản phẩm như tại phần “Địa chỉ” ghi: Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Trên bao bì sản phẩm, tại phần “Tư vấn” ghi: bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Trên bao bì sản phẩm ghi: Chuyển giao từ đề tài/kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Ngoài ra, trên các website, fanpage bán hàng, để tăng độ tin cậy và uy tín, nhiều doanh nghiệp, cá nhân thường xuyên nhắc đến xuất xứ sản phẩm là từ Viện Hàn lâm KH&CN  Việt Nam. “Vấn nạn này càng đặc biệt nghiêm trọng với các sản phẩm thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và thuốc y học cổ truyền”, ông Quỳnh 
chia sẻ.         

Để chấn chỉnh tình trạng mạo danh, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam xây dựng trang web công bố các sản phẩm của mình ở địa chỉ: //www.vast.ac.vn/?Itemid=249. Ông Hà Quý Quỳnh cho biết, khi mua sản phẩm có ghi sản xuất/tư vấn/địa chỉ tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam khách hàng nên truy cập vào đường link trên. Nếu không có trong danh mục sản phẩm thì đó là hàng giả mạo, người dùng cần cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Tiềm lực trang thiết bị
  • Khảo sát hình thái bề mặt mẫu và cấu trúc

  • Kiểm tra độ bền nhiệt của vật liệu, đo khả năng oxi hóa kim loại và phi kim ở nhiệt độ cao

  • Phân tích các kim loại trong các mẫu môi trường, hoá học, đất, nước, dược phẩm, thực phẩm ở nồng độ ppb.

  • Đo tính chất lưu biến của các chất rắn ở dạng xoắn và dãn nở

  • Tác động thông số nhiệt độ, độ ẩm lên các mẫu cần kiểm tra.

  • Đang cập nhật

  • Xác định các nhóm chức đặc trưng của vật liệu

  • Kiểm tra độ bền mầu của tơ sợi như Denim, kiểm tra độ phơi nhiễm ozone của cao su và vật liệu nhựa tổng hợp, kiểm tra độ nứt, gãy của các loại cáp khi phơi nhiễm ozone, kiểm tra độ phai [mất mầu] của giấy ảnh khi phơi nhiễm ozone

  • Nghiên cứu điện hóa cơ bản, nghiên cứu ăn mòn, ăn mòn điểm, nghiên cứu pin, pin nhiên liệu, năng lượng tái tạo, nghiên cứu mạ điện, lớp phủ nghiên cứu sensor, nghiên cứu công nghệ Nano

  • Thử nghiệm độ bền va đập của vật liệu như nhựa cứng bằng phương pháp Izod đáp ứng tiêu chuẩn ISO 180 và ASTM D256

  • Đo diện tích bề mặt và thể tích lỗ xốp của vật liệu với khí hấp phụ Nito

  • Đo bước sóng cố định, mật độ quang [Abs], độ truyền [%T], ....

  • Thiết bị đo và phân tích công suất 1 pha và 3 pha, đo công suất động cơ PWM, đo công suất ballast, đo công suất khởi động, đo công suất chờ, đo công suất của biến áp điện lực, Fluctuating Harmonic, đo chập chờn [flicker meter], đo hài xen TVF105 [TVF105 interharmonic]

Sản phẩm và dịch vụ KHCN
  • Một số sản phẩm của Viện Kỹ thuật nhiệt đới

  • Viện đã và đang có các hoạt động triển khai tại các ngành

Công trình công bố
  • 01/06/2022, 23:03

  • 01/06/2022, 22:25

  • 28/12/2020, 20:37

  • 28/12/2020, 16:06

  • 06/05/2020, 01:15

Video liên quan

Chủ Đề