Run chân tay là biểu hiện của bệnh gì năm 2024

Run chân tay bệnh lý thường do rối loạn hệ thần kinh, suy gan thận, hạ đường huyết, thiếu máu não... phổ biến nhất là Parkinson.

Bệnh run chân tay là tình trạng thường gặp ở người già nhưng không phải tất cả đều có biểu hiện run giống nhau. Chứng run này chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động của bàn tay, cánh tay, có thể thấy triệu chứng khi người bệnh chỉ vào một điểm trên tờ giấy hoặc đang cầm nắm một vật gì đó. Nhiều người bệnh không thể thực hiện được những thao tác đơn giản trong cuộc sống như ăn cơm, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân. Một số người đang bình thường tự nhiên tay chân, cơ thể run lẩy bẩy.

Bác sĩ Dương Văn Tâm, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết chứng run lành tính có nguyên nhân từ rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, gây khó khăn trong việc kiểm soát trương lực cơ. Một số yếu tố khác tác động gồm lo lắng, trầm cảm, thiếu ngủ, mệt mỏi, sốt... Người già bị run do các bệnh hệ thống, có thể là biến chứng của một số bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết như suy gan thận, tiểu đường, hạ đường huyết, thiểu năng cận tuyến giáp...

Run còn do suy giảm chức năng não bộ. Liên quan tới tình trạng này là hiện tượng bị bệnh vữa xơ động mạch não, khiến giảm lưu lượng máu não nghiêm trọng.

Bác sĩ Tâm cho biết bệnh Parkinson là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chứng run chân tay, thường khởi phát ở độ tuổi sau 55. Bệnh xảy ra do sự thoái hóa, lão hóa của tế bào thần kinh, dẫn đến cơ thể thiếu chất dẫn truyền thần kinh có tên là Dopamin. Triệu chứng run xảy ra ở tay, giọng nói, cằm, chân và ở giai đoạn muộn là toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Run thường kèm theo cứng đờ chân tay, giảm biểu cảm khuôn mặt, giảm nhận thức, trí nhớ...

Đây là căn bệnh khá nguy hiểm. "Ví dụ nếu người bệnh đang điều khiển phương tiện giao thông, đang cầm nắm đồ nóng, vật nhọn hoặc hóa chất nguy hiểm... thì tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào", bác sĩ Tâm nói. Theo bác sĩ, một số trường hợp run tay là do các bệnh lý trước đó ở một cơ quan khác gây ra, nên việc điều trị các nguyên nhân bệnh lý đóng vai trò căn nguyên. Tuy nhiên phần nhiều những trường hợp run tay chân là do hiện tượng rối loạn thần kinh - cơ khi về già, vì thế có thể điều trị hiệu quả bằng Đông y.

Phương pháp điều trị bằng cách tác động lên huyệt vị, kinh lạc, kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau như điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt nhằm ngăn ngừa sự thoái hóa, lão hóa của các tế bào thần kinh, không gây tác dụng phụ. Thời gian chữa trị phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Với trường hợp nặng, người bệnh cần kiên trì điều trị nhiều đợt trong nhiều năm.

Ngoài bệnh Parkinson, một số loại thuốc người già sử dụng cũng dễ gây tác dụng phụ run tay như thuốc kích thích thần kinh giao cảm [epinephrine], các thuốc chống viêm, thuốc chống động kinh như phenolbarbital, deparkin.

"Lạm dụng rượu, thuốc lá, cà phê hoặc các chất kích thích cũng khiến người cao tuổi gặp phải cứng run chân tay", bác sĩ nhấn mạnh. Rượu, bia làm tăng tốc độ suy giảm thần kinh, gây thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng khi nghiện nặng. Rượu làm tăng rối loạn sự điều phối thần kinh - cơ trong vận động, làm nặng thêm mức độ run khi mắc bệnh.

Vì vậy, bác sĩ khuyên nên hạn chế rượu bia và các chất kích thích, tăng cường bổ sung rau quả trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, giảm căng thẳng, lo âu. Nên thực hiện các bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng, đủ cường độ, đều đặn để làm tăng lưu thông máu lên não. Thông báo kịp thời cho bác sĩ nếu có các triệu chứng bệnh.

Tim đập nhanh tay chân run khó thở có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được điều trị, tim đập nhanh sẽ dẫn đến suy tim, đột quỵ, ngừng tim, đột tử.

Tim đập nhanh tay chân run khó thở là gì?

Tim đập nhanh tay chân run khó thở là các triệu chứng liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau [như hạ đường huyết] chứ không chỉ của riêng các bệnh lý tim mạch, hoặc đôi khi là biểu hiện của một số vấn đề tâm lý – ThS.BS.CKI Vũ Trần Đình Huy, Bác sĩ Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết.

Khi xuất hiện tình trạng tim đập nhanh tay chân run khó thở, nhịp tim sẽ nhanh hơn bình thường. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ [AHA], một người trưởng thành trung bình có nhịp tim lúc nghỉ khoảng 60- 100 nhịp/phút. Tim đập nhanh hơn 100 nhịp/phút được gọi là nhịp tim nhanh. Một số tình trạng tim đập nhanh hầu như không nguy hiểm; tuy nhiên, nhịp tim nhanh hơn bình thường vẫn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. [1]

Nguyên nhân tim đập nhanh khó thở tay chân run

ThS.BS.CKI Vũ Trần Đình Huy cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tim đập nhanh, khó thở, tay chân run; xuất phát từ các vấn đề trong tim, rối loạn thần kinh, dòng máu,… [2]

1. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu thấp, giảm xuống dưới mức an toàn. Tim đập nhanh là một trong những biểu hiện của lượng đường trong máu thấp, vì lúc này cơ thể giải phóng adrenaline – loại hormone được sinh ra khi bạn sợ hãi, tức giận hay là cảm giác hạnh phúc, thích thú… Adrenaline có thể gây ra hiện tượng tim đập nhanh cùng với các triệu chứng khác [khi lượng đường trong máu thấp] như đổ mồ hôi, ngứa ran, lo lắng.

Lượng đường trong máu thấp còn gây ra một số triệu chứng như: run, lâng lâng, chóng mặt, lú lẫn, buồn nôn, nhức đầu,…

\>> Xem thêm: Tim đập nhanh khó thở chóng mặt buồn nôn là triệu chứng bệnh gì?

2. Chứng run tay chân

Chứng run vô căn [Essential tremor] là tình trạng rối loạn thần kinh khiến tay chân run lên. Hầu hết mọi người đều có một mức độ run nhỏ, tuy nhiên thường không đáng kể và khó nhận biết trên thực tế. Khi run nhiều, tình trạng này được phân loại là run vô căn.

Chứng run tay chân phổ biến nhất ở những người trên 65 tuổi nhưng cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chưa được xác định rõ nhưng có giả thuyết cho rằng do tổn thương ở một số phần của não dẫn đến tình trạng tăng động không kiểm soát, gây run tay.

Các nghiên cứu cũng cho thấy có hơn 50% số ca run vô căn là do đột biến gen. Điều đó có nghĩa tình trạng này có thể được truyền từ cha mẹ sang con cái hoặc thế hệ cháu sẽ thừa hưởng gen gây ra chứng run tay.

3. Nhịp nhanh kịch phát trên thất [PSVT]

Nhịp nhanh kịch phát trên thất [PSVT] là loại nhịp tim bất thường, xảy ra khi có một cơn nhịp nhanh bất thường xuất phát từ buồng trên của tim [tâm nhĩ].

Nhịp tim bình thường bắt đầu bằng một xung điện từ nút xoang. Nhịp nhanh kịch phát trên thất có thể xảy ra do sự xuất hiện một ổ phát nhịp bất thường trên tâm nhĩ hoặc do hiện tượng dẫn truyền xung động bất thường qua các đường dẫn truyền phụ gây hiện tượng vòng vào lại. Kết quả là làm tim đập nhanh, có thể làm suy giảm chức năng tim và gây ra các triệu chứng như choáng váng hoặc khó thở.

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất có thể gây chóng mặt, lâng lâng, ngất,…

4. Rối loạn hoảng sợ

Rối loạn hoảng sợ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến tim đập nhanh. Đó là hiện tượng cơ thể sinh ra phản ứng chạy trốn hoặc chống trả tự nhiên trước mối nguy hiểm nào đó. Lúc này, tim và nhịp thở của chúng ta sẽ nhanh hơn.

Nếu bạn thường xuyên gặp phải căng thẳng gây nên rối loạn hoảng sợ, hãy thư giãn, tập thể dục và ăn uống đầy đủ dưỡng chất để giảm bớt căng thẳng. Nếu tình trạng không cải thiện, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5. Huyết áp thấp

Huyết áp thấp liên tục hoặc giảm đột ngột có thể dẫn đến các triệu chứng đáng lo ngại và thậm chí là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Huyết áp trong khoảng 120/80 mmHg được xem là bình thường. Nếu chỉ số huyết áp dưới 90/60 mm Hg được gọi là huyết áp thấp.

Một số trường hợp có chỉ số huyết áp trong khoảng huyết áp thấp nhưng không có triệu chứng và chưa cần điều trị. Ngược lại trong các trường hợp nghiêm trọng, huyết áp thấp có thể giảm lượng oxy, chất dinh dưỡng cung cấp cho não và các cơ quan thiết yếu khác gây run tay chân, hoặc sốc đe dọa tính mạng.

Bất kỳ ai cũng có thể bị huyết áp thấp. Người lớn tuổi có thể gặp tình trạng hạ huyết áp thế đứng [hạ huyết áp tư thế], xảy ra khi đứng lên sau khi ngồi hoặc nằm, mất nước hoặc mất máu…

6. Rối loạn thần kinh tim

Rối loạn thần kinh tim là một dạng rối loạn thần kinh thực vật hoặc rối loạn lo âu. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như tim đập nhanh, hồi hộp, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, đau ngực,… Đây không phải là một bệnh tim thực thể, và người bệnh vẫn cảm thấy khỏe mạnh, kết quả thăm khám, điện tâm đồ, siêu âm tim,… có thể không phát hiện bất kỳ vấn đề tổn thương nào tại tim.

Rối loạn thần kinh tim là bệnh lý lành tính và có thể được điều trị. Người bệnh cần thay đổi lối sống lành mạnh để phòng ngừa và giảm triệu chứng của bệnh.

7. Tuyến giáp hoạt động quá mức [Cường giáp]

Tay run có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp,cho thấy tuyến giáp đang làm việc quá sức và đẩy nhịp tim lên cao. Tình trạng giảm cân không chủ đích, nhạy cảm với ánh sáng, nhịp tim nhanh và khó ngủ có thể xảy ra. Để xác định tình trạng tim đập nhanh run tay có liên quan đến bệnh cường giáp hay không, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu.

Xem thêm: Tim đập nhanh khi ngủ [trưa, đêm]: Nguyên nhân và phòng ngừa

Tim đập nhanh tay chân run có nguy hiểm không?

Tim đập nhanh tay chân run được xem là bình thường khi đây là cách cơ thể phản ứng với các yếu tố gây căng thẳng như sốt, sợ hãi, lo lắng hay tập thể dục gắng sức. Điều này thường không đáng lo ngại. [3]

Tuy nhiên, nhịp tim nhanh tay chân run có thể cảnh báo một vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ và xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như: thiếu máu, đau tim, các vấn đề về tuyến giáp,…

Phương pháp chẩn đoán

Nếu nhịp tim nhanh hơn bình thường, người bệnh nên đi khám bác sĩ. Các phương pháp chẩn đoán nhịp tim nhanh có thể được thực hiện, bao gồm:

  • Điện tâm đồ [ECG]: Kiểm tra xem các tín hiệu điện của tim đang hoạt động hiệu quả như thế nào.
  • Nghiệm pháp gắng sức: Theo dõi cách tim phản ứng với các mức độ hoạt động thể chất khác nhau.
  • Máy theo dõi nhịp tim [Holter ECG]: Máy theo dõi nhịp tim được đeo trong 24-48 giờ.
  • Siêu âm tim: Siêu âm xem xét cấu trúc của van tim, thành và buồng tim.
    Siêu âm tim là một trong các phương pháp chẩn đoán nguyên nhân tim đập nhanh.

Cần làm gì khi tim đập nhanh, tay chân run, khó thở?

Theo ThS.BS.CKI Vũ Trần Đình Huy, khi có hiện tượng tim đập nhanh, tay chân run, khó thở, chúng ta cần bình tĩnh, thư giãn, thả lỏng cơ thể. Ngoài ra, có thể áp dụng một số cách thức để giảm nhẹ các tính trạng này, như:

  • Uống nước, rửa mặt tỉnh táo
  • Hít sâu, thở ra chậm rãi
  • Nghiệm pháp Valsalva: Hít một hơi thật sâu rồi nín thở, có thể dùng tay bịt mũi. Sau đó, ngậm chặt miệng, phình ngực và bụng [cảm giác như khi rặn] và thở ra thật nhanh. Thực hiện trong 10-15 giây, sau đó thở bình thường.

Người bệnh cần đến bệnh viện nếu như tình trạng tim đập nhanh, tay chân run, khó thở kéo dài hay tái diễn nhiều lần và không cải thiện khi đã thực hiện các giải pháp trên.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Với người bình thường, tim đập 60-100 nhịp/phút. Nếu tình trạng tim đập nhanh, khó thở, tay chân run kéo dài, người bệnh nên khám bác sĩ tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp. [4]

Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân khi đến khám đều không có triệu chứng đặc hiệu do cơn nhịp tim nhanh thoáng qua. Do vậy, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh đeo các thiết bị theo dõi nhịp tim trong 24 – 48h. Nếu kết quả cho thấy dấu hiệu rối loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về kế hoạch điều trị.

Cách phòng ngừa nhịp tim nhanh, run tay và khó thở

Theo ThS.BS.CKI Vũ Trần Đình Huy, để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của tình trạng nhịp tim nhanh, run tay và khó thở, người bệnh cần lưu ý:

  • Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang uống vì có thể một trong những loại thuốc đó gây ra nhịp tim nhanh.
  • Uống ít cà phê và thức uống có caffeine vì có thể làm tăng nhịp tim, tay chân run.
  • Không uống rượu bia.
  • Không hút thuốc, tránh xa khói thuốc và thuốc lá điện tử: Nicotin và các hóa chất khác trong thuốc lá gây hại cho tim. Thuốc lá điện tử hoặc thuốc lá không khói vẫn chứa nicotin.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Tình trạng mệt mỏi khiến nhịp tim tăng lên, tay chân run.
  • Ưu tiên thực phẩm tốt cho tim, như: Trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá; Thay thế bơ và bơ thực vật bằng các loại dầu tốt cho tim mạch như dầu ô liu và dầu hạt cải.
  • Chăm chỉ tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý.
  • Kiểm soát stress: Căng thẳng, sợ hãi và lo lắng có thể gây ra nhịp tim nhanh. Do đó, dành thời gian thư giãn, trò chuyện với bạn bè, người thân… cũng giúp giải tỏa stress.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị với bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:

Bệnh tim đập nhanh tay chân run khó thở lặp đi lặp lại nhiều lần cần được thăm khám, chẩn đoán tìm nguyên nhân, điều trị phù hợp bằng phương pháp nội khoa, can thiệp ít xâm lấn hoặc phẫu thuật.

Tại sao ngón tay út bị run?

Nguyên nhân bị run ngón tay Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến run ngón tay như sau: Do căng thẳng, stress lâu ngày: Bởi vì những cảm xúc tiêu cực này sẽ khiến cơ thể kích thích sản sinh ra nhiều adrenalin - hormone gây căng thẳng, tim đập nhanh, hồi hộp, chân tay run ...

Tại sao run khi phát biểu?

Vì bộ não cũng “lo lắng” Khi đứng trước đám đông được cơ thể báo hiệu là nguy hiểm, hệ thần kinh tự chủ sẽ truyền tín hiệu để xuất hiện phản ứng “chiến hoặc chạy” [fight-or-flight]. Phản ứng này dẫn đến các hiện tượng như đổ mồ hôi, run rẩy và nhịp tim tăng cao.

Run tay là do thiếu chất gì?

Thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B1, có thể dẫn đến run tay. Vì vậy, có thể mắc bệnh Wilson, một tình trạng di truyền trong đó quá nhiều đồng tích tụ trong cơ thể của bạn. Các nguyên nhân hiếm gặp như ngộ độc asen hoặc kim loại nặng có thể gây ra triệu chứng run tay.

Có thể bị run là bệnh gì?

Chứng run là gì? Chứng run là tình trạng của các cơn co thắt cơ bắp liên tục, có tần số và ngoài khả năng kiểm soát. Trình trạng này có thể xảy ra đơn độc trên một số vị trí của cơ thể như tay, chân, mắt, hàm hay diện rộng như một bên thân mình.

Chủ Đề