Quốc gia tổ chức hội nghị đại biểu phụ nữ xhcn lần thứ 2 (1910). *

Lịch sử ngày 08/03 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân Mỹ. Cuối thế kỷ XIX đã phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế kỹ nghệ thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ nghĩa tư bản trả lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm cho chúng. Căm phẩn trước sự bóc lột tàn bạo của bọn tư bản, ngày 08/03/1899 nữ công nhân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước có kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Trong phong trào đấu tranh giai cấp lúc đó đã xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc là Bà Cla- ra- zét- Kin (Đức) và Rô-gia Lúc-Xăm-Bua (Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907 hai Bà đã cùng phối hợp với Bà Crup- Xkai- a (Vợ lãnh tụ Lê-Nin) vận động thành lập Ban “ Thư ký Phụ nữ Quốc tế”. Bà CLa- Ra Zét- Kin được làm Bí thư.

Năm 1910, Đại Hội Phụ nữ Quốc tế XHCN họp tại Co-pen-Ha-Gen (Thủ đô của nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 08/03 làm Ngày “Quốc tế Phụ nữ”, ngày đoàn kết đấu tranh của Phụ nữ với khẩu hiệu “Ngày làm 08 giờ”, “ Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.

Từ đó ngày 08/03 trở thành ngày đấu  tranh chung của Phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của Phụ nữ  vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì quyền lợi chính đáng và hạnh phúc của Phụ nữ.

Ở nước ta, vào ngày 08/03 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.

Sau khi nước Âu Lạc bị rơi vào tay nhà Triệu ( năm 179TCN), Triệu Đà chia nước ta thành quận, sát nhập vào quốc gia Nam Việt. Thời Hán, nước ta bị chia làm ba quận vào Giao Chỉ cùng một số Quận của Trung Quốc. Chính quyền Phương Bắc thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Ngoài việc bắt dân ta phải  nộp các thứ thế… hàng năm nhân dân ta phải lên rằng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như: Ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, đồi mồi để cống nạp cho nhà Hán sang nước ta để thực hiện chính sách đồng hóa, bắt nhân dân ta phải theo phong tục của họ. Chính quyền đô hộ còn áp dụng Luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

Năm 34, Tô Định được cử sang nước ta làm Thái thú quận Giao Chỉ, Tô Định ra sức đàn áp vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta muôn vàn khổ cực.

Trong bối cảnh nước nhà bị đế chế Phương Bắc đô hộ, nhân dân ta phải chịu cảnh nô lệ cực khổ, xuất hiện hai nữ tướng - hai vị nữ anh hùng đầu tiên của nước ta đã dựng cờ chống lại nhà Hán xâm lược. Đó là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ là con gái của Lạc Tướng Thuộc dòng dỏi Hùng Vương, quê ở huyện Mê Linh (Vùng đất Ba Vì  đến Tam Đảo nay là Hà Tây- Vĩnh Phúc). Chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai lạc tướng huyện Chu Diên (Vùng Đan Phượng- Hà Tây và Từ Liêm - Hà Nội).

Đứng trước cảnh đất nước bị đô hộ, nhân dân chịu bao cảnh lầm than  thống khổ của ngoại bang, hai gia đình thông gia dòng dõi Lạc tướng cùng nhau mưu việc lớn. Họ tiềm cách liên kết với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy. Biết được việc đó Tô Định đã lập mưu bắt và giết hại Thi Sách để ngăn chặn sự nổi dậy của nhân dân ta.

 Hành động của quân Hán không ngăn được ý chí của Trưng Trắc mà còn thổi bùng lòng căm phẩn của Bà quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.

Mùa Xuân năm 40 (Tháng 03 dương lịch) Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). Tương truyền, ngày xuất quân Trưng Trắc đã đọc lời thề, sau này đã được viết thành bốn câu thơ:

          “Một xin rửa sạch nước thù

            Hai xin đem lại nghiệp xưa họ hùng

                             Ba kẻo oan ức lòng chồng
                                             Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng, nghĩa quân đã lan rộng khắp nơi. Theo sử sách nghe tin Hai Bà nổi dậy  khởi nghĩa, nhiều nữ tướng  đã dẫn quân kéo về Mê Linh tham gia khởi nghĩa như: Nàng Quốc ( Hoàng Xá - Gia Lâm) dẫn theo 2000 tráng sỹ,  Bà Lê Chân ở Hải Phòng , Bà Thánh Thiên ở Bắc Ninh, Bà Lê Thị Hoa  ở Thanh Hóa…

Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, nghĩa quân đã đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), rồi đánh chiếm Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội). Thái Thú Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu chạy trốn về  Trung Quốc. Quân Hán ở các quận khác cũng bị nghĩa quân Hai Bà Trưng đánh tan.

Khởi nghĩa do Hai Bà Trưng  lãnh đạo thắng lợi  sau 219 năm bị đế chế Phương Bắc đô hộ.

Sau khi đánh đuổi quân xâm lược, Trưng Trắc đã được suy tôn làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, đoáng đô ở Mê Linh. Nền độc lập nước nhà được khôi phục. Song năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà Trưng lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa lần này chỉ kéo dài hai năm do thế và lực của ta và địch quá chênh lệch. Hai Bà đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để giữ tròn khí tiết của mình, bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc

Mặc dù chỉ giành được độc lập trong thời gian ngắn nhưng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là bản anh hùng ca bất diệt thể hiện ý chí độc lập, tự chủ, tinh thần dân tộc cao cả. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn là minh chứng cho sức mạnh lớn lao, khả năng dồi dào của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trang sử oanh liệt này mãi mãi được lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau.

Năm nay cả nước chúng ta kỷ niệm 110 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ  và 1981 khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong lúc toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức thi đua lập thành tích chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc  lần thứ  XIII của Đảng.  Mong rằng các cấp Hội Phụ nữ và mỗi cán bộ, hội viên Phụ nữ trong tỉnh hãy phát huy  truyền thống vẻ vang của Hai Bà Trưng, thực hiện tốt công tác hội, chỉ đạo thành công Đại hội Phụ nữ cơ sở tiến tới Đại hội Phụ nữ các cấp.Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội, Do đó Đảng, Nhà nước luôn đề cao vai trò của nữ giới trong cồn cuộc xây dựng đất nước. Điều đó đã tạo động lực, cơ hội cho Phụ nữ Việt Nam được khẳng định tài năng, trí tuệ, năng lực và vị trí của mình trong  thời đại. Hiện nay cùng với nhận thức, quan điểm về bình đẳng giới được nâng lên, vị trí của Phụ nữ Việt Nam được khẳng định không chỉ trong quốc gia, dân tộc mình mà còn ghi danh trong cộng đồng thế giới. Hiện nay Việt Nam được Liên Hiệp Quốc đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu vì sự bình đẳng giới tốt nhất Đông Nam Á. 

Có thể nói, trải qua  hơn 90 năm trưởng thành và phát triển, dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước và sự nghiệp giải phóng Phụ nữ, sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.

Là Phụ nữ Việt Nam chúng ta tự hào về những cống hiến to lớn của các nữ anh hùng liệt sĩ trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhận thức được trách nhiệm của thế hệ hôm nay, phát huy truyền thống vẻ vang của Phụ nữ Việt Nam nói chung và Phụ nữ trên quê hương Đồng Lợi nói riêng trong dựng nước và giữ nước,  trong những năm qua  Phụ nữ  xã nhà  đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của của toàn xã, nhất là công cuộc với các phong trào xóa đói, giảm nghèo, giúp nhau làm kinh tế, tham gia trồng hoa ven đường, vệ sinh môi trường, ra mắt các Câu lạc bộ “5 không, 3 sạch” góp phần làm cho diện mạo xã nhà ngày càng đổi mới  và khởi sắc hơn..
Các chị em trong các chi hội Phụ nữ luôn đoàn kết, giáo dục các hội viên bồi đắp truyền thống quý báu và những phẩm chất đạo đức trong sáng “ Công, dung, ngôn, hạnh”,  tấm lòng nhân hậu, vị tha, bao dung với mọi người. Các chị em Phụ nữ ở các Chi hội luôn đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau khi ốm đau. Có thể nói họ là những hạt nhân tích cực trong cuộc vận động ''Xây dựng gia đình văn hóa'' với mục tiêu: ''Âm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững''.
Không chỉ vậy, các Chị em Phụ nữ trong các Chi hội còn tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội, hăng say với hoạt động thể dục thể thao,  văn hóa - văn nghệ. Ở trong gia đình họ là những người vợ, người mẹ hết mực thương yêu chồng con, chăm lo, giữ gìn nền nếp văn hóa gia đình truyền thống  xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, bình đẳng, tích cực tham gia phong trào chống bạo lực gia đình….
Phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh kiên cường, bất khuất. Họ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, cũng là người xông pha vào lửa đạn “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Chúng ta biết ơn những người mẹ Việt Nam anh hùng đã cạn khô nước mắt bởi “Ba lần tiễn con đi,  hai lần khóc thầm lặng lẽ” để cho chúng ta có được độc lập, tự do hôm nay.
Khi hòa bình lập lại, những người Phụ nữ Việt Nam với đức tính cần cù, sáng tạo, thông minh, chịu thương chịu khó đã vươn lên để làm chủ tri thức, khoa học, công nghệ nhưng vẫn không quên đi thiên chức của mình. Chúng ta có thể thấy rằng từ trên các diễn đàn chính trị, kinh tế, văn hóa, thể dục - thể thao đến bàn ăn ấm cúng của gia đình đều không thể thiếu các bóng hồng vĩ đại.
Ngày hôm nay  cùng với sự tiến bộ của xã hội, vai trò của người Phụ nữ  ngày càng được khẳng định, trong gia đình và trong xã hội.Trải qua những thăng trầm họ luôn gìn giữ và xứng đáng với 8 chữ vàng Bác Hồ trao tặng “ANH HÙNG - BẤT KHUẤT - TRUNG HẬU - ĐẢM ĐANG”.
Nhân dịp kỷ niệm 110 Ngày Quốc Tế Phụ nữ 08/3/1910 - 08/03/2021 Chúng Tôi xin kính chúc các chị em Phụ nữ cả nước mạnh khỏe, hạnh phúc và luôn phát huy phẩm chất cao quý của Người Phụ nữ Việt Nam và xứng đáng với 8 chữ vàng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng.
                                                                                         
 Người biên tập: Lê Nam- CCVH