Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại. Đến nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán đã trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường.

Vào khoảng giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán của phương tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng việc mua bán, trao đổi các loại hàng hoá như: nông sản, khoáng sản, ngoại tệ và giá khoán động sản … Điểm đặc biệt là trotng những cuộc thương lượng này các thương gia chỉ dùng lời nói để trao đổi với nhau, không có hàng hoá, ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất cứ một loại giấy tờ nào. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các "Hợp đồng" mua bán, trao đổi thực hiện ngay, kể cả những hợp đồng cho tương lai 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm sau mới thực hiện.

Những cuộc trao đổi này lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, dần dần số người tăng lên. Đến cuối thế kỷ 15 "khu chợ riêng" này trở thành một "thị trường" và thời gian họp chợ rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày. Trong các phiên chợ này họ thống nhất với nhau những quy ước cho các cuộc thương lượng. Dần dần những quy ước đó được tu bổ hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc đối với những người tham gia. Từ đó thị trường chứng khoán bắt đầu hình thành.

Phiên chợ đầu tiên năm 1453 tại đai Vanber của Bỉ sau đó được xuất hiện ở Anh năm 1773, ở Đức 1778, ở Mỹ 1792, ở Thụy sĩ 1876, ở Nhật 1878, ở Pháp 1801, ở Hương Cảng 1946, ở Inđônêxia 1925, ở Hàn Quốc 1956, ở Thái Lan 1962, ở Malaysia và Philipin 1963.

Quá trình hình thành và phát triển của các thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua những bước thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng vào những năm 1975 - 1913 cùng với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế. Cũng có lúc thị trường chứng khoán rơi vào đêm đen như ngày thứ năm đen tối tức ngày 29/10/1929 rồi ngày thứ hai đen tối năm 1987, vừa qua tháng 7/97 thị trường chứng khoán ở các nước Châu Á sụt giá, mất lòng tin bắt đầu từ Thái Lan. Đến nay thị trường chứng khoán các nước đang phát triển mạnh mẽ về số lượng thị trường chứng khoán lên đến 160 sở giao dịch, chất lượng hoạt động thị trường ngày càng đáp ứng cho số đông những nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiến tới một thị trường chứng khoán hội nhập khu vực và quốc tế.

Hiện nay thị trường chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước công nghiệp hàng đầu Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Pháp… Bên cạnh đó hơn 40 nước phát triển đã thiết lập thị trường chứng khoán cũng đã hình thành ở các nước láng giềng Việt Nam như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philipin và Inđônêxia và Việt Nam cũng đã có trung tâm giao dịch thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. (7/2000).

Khái niệm về thị trường chứng khoán rất đa dạng và phong phú cho đến nay chưa có một định nghĩa chung cho “thị trường chứng khoán (TTCK)”.

Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn thì thị trường chứng khoán có tiếng Latinh là Btursa, có nghĩa là “cái ví đựng tiền! Còn gọi là “Sở giao dịch chứng khoán”. Đó là một thị trường có tổ chức và hoạt động có điều khiển (The Stock Exchange- dịch ra tiếng Việt là thị trường chứng khoán, theo chữ Hán là chứng khoán giao dịch sở, Sở là nơi chốn, còn giao dịch là hoạt động mua bán trao đổi).

Theo “Longman Dictionary of Business English-1985” thì TTCK được định nghĩa như sau: “An organized market Where Securities are Bought Sold undiel fixed rule”. Dịch ra tiếng Việt đó là một thị trường có tổ chức là nơi chứng khoán được mua bán tuân theo những qui tắc đã ấn định. Định nghĩa này đã đưa ra một định nghĩa nêu lên được các loại chứng khoán (Securities) đó là cổ phiếu (Share) và trái phiếu (Bond). Chứng khoán thực ra là từ ghép của hai từ đồng nghĩa. Chứng và khoán đều có nghĩa là bằng cứ (Evidence). Trong tiếng Anh người ta dùng từ Secueitier có nghĩa Writen Evidence of Ownership. Từ những phân tích trên có thể hiểu một cách căn bản “chứng khoán” là bằng chứng giấy trắng mực đen về quyền sở hữu.

Cùng với sự phát triển đổi mới của thị trường vốn, thị trường tiền tệ, sự đa dạng hoá trong đời sống kinh tế. Thuật ngữ thị trường chứng khoán đã thoát ly định nghĩa ban đầu và có thêm những nội dung mới.

Dù có rất nhiều định nghĩa về “TTCK” nhưng mỗi định nghĩa chỉ cung cấp một khái niệm tổng quát về một vấn đề nào đó. Vì vậy sẽ thật là thiếu sót khi 0ta nghiên cứu về “TTCK” mà chỉ đứng trên góc độ một định nghĩa nào đó mà muốn hiểu được vấn đề thì phải nghiên cứu quá trình phát sinh và phát triển lâu dài của nó.

Lịch sử loài người đã ra đời và tồn tại hàng ngàn năm nay. Trong đó lịch sử phát triển xã hội loài người đã trải qua các hình thái xã hội khác nhau từ thấp đến cao. ứng với mỗi hình thái xã hội khác nhau thì có một lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất khác nhau tương ứng với chúng xã hội muốn tồn tại thì phải lao động sản xuất ra hàng hoá, của cải vật chất phục vụ nhu cầu con người.

Trong đó thị trường chứng khoán là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá. Thị trường chứng khoán nguyên thuỷ đã tồn tại hàng trăm năm nay. Vào khoảng giữa thế kỷ XI ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán Cafe để thương lượng việc mua bán, trao đổi các loại hàng hoá (nông sản, khoáng sản, ngoại tệ và giá khoán động ...). Điểm đặc biệt là tại các cuộc thương lượng này, các thương gia chỉ dùng lời nói để trao đổi với nhau, không có hàng hoá, ngoại tệ, giá khoán động sản, hay bất cứ một loại giấy tờ nào. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau, hợp đồng mua bán, trao đổi. Không biết do sự phát triển của các thương gia hay hiệu quả của kiểu “thương lượng” này mà số lượng người tham gia ngày càng đông lên. Đến cuối thời Trung cổ, phiên chợ riêng này trở thành một thị trường và khoảng cách các phiên chợ ngày càng rút ngắn. Những qui ước trao đổi dần dần được tu bổ thành các qui tắc có giá trị bắt buộc đối với người tham gia. Từ đó thị trường chứng khoán bắt đầu được hình thành.

Đến 1986 ở một số nước, các giá trị động sản đã lần lượt được yết giá trên hệ thống vi tính các (yết giá liên tục) như vậy việc yết giá cổ phiếu, trái phiếu, không còn được tập trung nữa, không được giao dịch dưới dạng giao miệng. Các nhà giao dịch sẽ truyền lệnh cho công ty chứng khoán của mình thông qua điểm cuối mạng vi tính.

Năm 1991, hệ thống RELIT đã tiêu chuẩn hoá tiến trình thanh toán tiền và giao dịch chứng khoán. Sau khi đã giao dịch thương lượng trên thị trường.

  • Thành lập các thị trường biến tướng: 1986 ở Pháp lập thị trường Matif, 1987 thị trường Monep. Các thị trường này lập ra cho các nhà quản lý hồ sơ chứng khoán phòng ngừa các rủi ro liên quan đến biến động về cổ phiếu, tỉ lệ lãi suất, tỉ giá hối đoái. Và thị trường này cũng có mục đích tăng vốn khả duy trên thị trường giao ngay qua khả năng kinh doanh chênh lệch giá. Và đây cũng là thị trường thực sự trong thời đại mới.

Sự hình thành của “TTCK” trên thế giới vào thế kỉ 15 và cùng với thăng trầm của lịch sử nó vẫn tồn tại đến ngày nay. Sau nhiều năm chờ đợi và chuẩn bị vào ngày 11.7.1998. Chính phủ nước ta đã ký nghị định 18/CP ban hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Và ngày đó cũng là ngày đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

TTCK Việt Nam hiện tại đang có 2 Sở Giao dịch Chứng khoán là: Sở GDCK TPHCM (HOSE – hay còn gọi là sàn HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (Sàn HNX và Sàn Upcom)

1/ Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – Sàn HOSE:

Những dấu mốc quan trọng trong suốt 15 năm hoạt động của HOSE được chia thành 6 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những dấu ấn riêng gắn liền với sự thăng trầm của TTCK cũng như của nền kinh tế Việt Nam, cụ thể:

Giai đoạn 2000 – 2004

TTCK Việt Nam chính thức được khai sinh với sự ra đời của TTGDCK Tp. HCM vào ngày 20/7/2000 và phiên giao dịch đầu tiên được tổ chức vào ngày 28/7/2000 chỉ với 02 mã cổ phiếu là REE và SAM, vài tháng sau thị trường đón nhận sự tham gia của TPCP và trái phiếu doanh nghiệp, 4 năm sau đó là sự tham gia của chứng chỉ quỹ đầu tư VFMVF1. Các hàng hóa cơ bản của thị trường đã có mặt đầy đủ trên TTGDCK Tp. HCM. Sau 04 năm đi vào hoạt động, TTGDCK Tp. HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.

Giai đoạn 2005 – 2006

Đánh dấu làn sóng tham gia niêm yết ồ ạt của các doanh nghiệp, trong đó có sự tham gia của lĩnh vực ngân hàng trên TTCK Việt Nam (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank được niêm yết vào ngày 12/7/2006). Giai đoạn này ghi nhận sự đột phá của HOSE trong việc đề xuất bán cổ phần của các DNNN CPH qua TTGDCK và đã tổ chức thành công cuộc đấu giá đầu tiên cho Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vào năm 2005. TTGDCK Tp. HCM đã dần khẳng định vị thế trên TTCK và trong nền kinh tế thể hiện qua chuyến viếng thăm của cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush và Ngoại trưởng Mỹ Condoleeza Rice và được tặng cờ Thi đua của Chính phủ vào năm 2006.

Giai đoạn 2007 – 2008

Giai đoạn này đã ghi nhận cột mốc lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của HOSE, đó chính là việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ TTGDCK Tp. HCM thành SGDCK Tp. HCM theo Quyết định số 599/QĐ ngày 11/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn này còn đánh dấu hàng loạt các giải pháp tiên phong được HOSE đề xuất và triển khai nhằm nâng cao thanh khoản thị trường và cung cấp nhiều tiện ích cho nhà đầu tư như: triển khai khớp lệnh liên tục, phối hợp với Báo Đầu tư chứng khoán tổ chức cuộc Bình chọn Báo cáo thường niên cho các DNNY vào năm 2008; chủ động quan hệ, hợp tác quốc tế sâu rộng: tham gia Hội nghị Tổng Giám đốc các SGDCK ASEAN và cũng là thành viên sáng lập của Sáng kiến Liên kết ASEAN năm 2007, trở thành thành viên của Hiệp hội các SGDCK châu Á và châu Đại Dương (AOSEF) từ năm 2008.

Giai đoạn 2009 – 2011

Phương thức giao dịch trực tuyến được triển khai trên HOSE vào năm 2009, một phương thức giao dịch tiên tiến đã đánh dấu sự đột phá trong việc cải thiện thanh khoản trên thị trường. Bên cạnh đó, việc được cấp Giấy chứng nhận hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào năm 2009 cũng đã giúp cho mọi hoạt động của HOSE bao gồm hoạt động đấu giá, giao dịch, niêm yết và giám sát… được vận hành và kiểm soát chặt chẽ với một quy trình thống nhất. Với những nỗ lực và cống hiến trong suốt 10 năm hoạt động, ngày 20/7/2010, HOSE đã vinh dự đón nhận Huân Chương Lao động Hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng.

Giai đoạn 2012 – 2013

Đánh dấu sự ra đời của chỉ số VN30 vào tháng 02/2012, lần đầu tiên chỉ số được tính theo phương pháp mới có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng nhằm phản ánh chính xác hơn những diễn biến của thị trường. Bên cạnh đó, việc trở thành thành viên chính thức với các điều kiện gắt gao của Liên đoàn các Sở Giao dịch Chứng khoán thế giới (WFE) vào năm 2013 đã khẳng định vị thế ngày càng được nâng cao của HOSE trên thị trường thế giới. Chính việc hội nhập quốc tế sâu rộng đã tạo điều kiện cho HOSE có cơ hội để được học hỏi kinh nghiệm về cách thức tổ chức và quản lý thị trường theo các chuẩn mực quốc tế.

Giai đoạn 2014 – 2015

Tòa nhà làm việc Exchange Tower chính thức được khai trương vào ngày 26/7/2014. Đây là Tòa nhà hiện đại có diện tích xây dựng trên 26.000 m2, thỏa mãn các tiêu chí kỹ thuật để lắp đặt Data Center đạt tiêu chuẩn TIA-942 ở mức TIER 3. Bên cạnh đó, dự án xây dựng Trung tâm Dữ liệu dự phòng tại Khu công viên phần mềm Quang Trung cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Với hai dự án này, cơ sở hạ tầng của TTCK Việt Nam đã được nâng lên tầm cao mới, có thể sánh ngang với các SGDCK trong khu vực ASEAN. Giai đoạn này còn đánh dấu sự ra đời của một loạt các sản phẩm mới trên thị trường, tiếp theo sự ra đời thành công của chỉ số VN30, nhằm cung cấp cho nhà đầu tư thêm nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Cụ thể, đầu năm 2014, HOSE đã cho ra mắt Bộ chỉ số HOSE-Index bao gồm: chỉ số VNMidcap, VN100, VNSmallcap, VNAllshare. Một sản phẩm tiên tiến khác của thế giới cũng đã được chính thức triển khai và giao dịch trên HOSE vào tháng 10/2014, đó là sản phẩm ETF. Sự có mặt của sản phẩm này đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường, cung cấp thêm công cụ đầu tư cho nhà đầu tư.

2/ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – Sàn HNX và Sàn UPCOM:

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005).

Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu

Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch chứng khoán, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần, tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và vận hành 03 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ: thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) chuyên biệt và thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM). Mục tiêu hoạt động của Sở GDCK Hà Nội là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường.

Dấu ấn nổi bật trong quá trình hoạt động của Sở GDCK Hà Nội

08/03/2005: Trung tâm GDCK Hà Nội (Tiền thân của Sở GDCK Hà Nội) chính thức khai trương và đi vào hoạt động với việc tổ chức đấu giá cổ phần hóa DNNN đầu tiên Nhà máy Thiết bị Bưu điện (Postef), mở màn cho chương trình đấu giá CPH DNNN qua các SGDCK.

14/07/2005: Khai trương, vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán thứ cấp với 6 công ty niêm yết đầu tiên. Phương thức giao dịch ban đầu áp dụng duy nhất là giao dịch thỏa thuận.

02/11/2005: Chính thức áp dụng bổ sung phương thức giao dịch báo giá trung tâm (khớp lệnh liên tục) song song với phương thức giao dịch thoả thuận.

20/06/2006: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2276/QĐ-BTC quy định việc tập trung đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại TTGDCK Hà Nội. Theo đó, TTGDCK Hà Nội là đơn vị duy nhất được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu TPCP tại Việt Nam.

19/11/2007: Mở rộng thời gian giao dịch từ 8h30 đến 11h (thay vì từ 9h đến 11h).

19/03/2008: Trung tâm GDCK Hà Nội vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba theo Quyết định số 1455/2007/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của TTCK, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

30/10/2008: Vận hành Hệ thống giao dịch từ xa, cho phép các CTCK kết nối thẳng với máy chủ giao dịch của Trung tâm GDCK Hà Nội để thực hiện nhập lệnh giao dịch cho nhà đầu tư.

02/01/2009: Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg về việc thành lập Sở GDCK Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm GDCK Hà Nội, từ đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.

24/06/2009: SGDCK Hà Nội chính thức ra mắt đồng thời khai trương vận hành thị trường đăng ký giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).

24/09/2009: Hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt chính thức vận hành, là cơ sở phát triển thị trường giao dịch TPCP thứ cấp theo chuẩn quốc tế. Ngày 18/11/2009: Phiên giao dịch thứ 1000 chính thức được thực hiện tại Sở GDCK Hà Nội. Sau hơn 4 năm hoạt động, với 1000 phiên giao dịch an toàn, hiệu quả và quy tụ được trên 250 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên địa bàn cả nước, 98 công ty chứng khoán thành viên với gần 700.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, tổng mức vốn hóa thị trường tại SGDCK Hà Nội đạt 135.500 tỷ đồng, chiếm gần 10% GDP, gấp gần 70 lần giá trị vốn hoá thị trường tại thời điểm khai trương. 08/02/2010: Triển khai công nghệ giao dịch trực tuyến trên thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết, cho phép nhà đầu tư nhập lệnh trực tiếp vào hệ thống của Sở GDCK Hà Nội, rút ngắn thời gian truyền lệnh, cải thiện năng lực khớp lệnh của hệ thống. 15/04/2010:Sở GDCK Hà Nội chính thức gia nhập và là thành viên thứ 19 của Liên đoàn các SGDCK Châu Á và Châu Đại Dương (AOSEF).

21/6/2010: Sở GDCK Hà Nội đón cổ phiếu thứ 300 tham gia niêm yết, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán PVR).

18/07/2010: Sở GDCK Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì theo Quyết định số 995/QĐ-CTN của Chủ tịch nước ngày 12/07/2010 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2005-2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

19/07/2010: Áp dụng bổ sung phương thức khớp lệnh liên tục đối với thị trường UPCoM, bên cạnh phương thức giao dịch thỏa thuận.

11/05/2011: Bộ Tài chính chính thức phê duyệt việc Sở GDCK Hà Nội tham gia Diễn đàn thị trường trái phiếu Asean+3 (ABMF) với vai trò là “thành viên chính thức cấp quốc gia”.

30/5/2011: Bộ Tài chính chấp thuận cho Sở GDCK Hà Nội tham gia Liên đoàn các SGDCK Thế giới (WFE) và chính thức được kết nạp “thành viên thông tin” vào tháng 6/2011.

2/12/2011: Sở GDCK Hà Nội đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng Giám đốc các SGDCK ASEAN lần thứ 15 tại Hà Nội. Hội nghị tuyên bố kết nối ASEAN Link vào tháng 6/2012. 15/1/2012: Khánh thành và đưa vào sử dụng công trình trụ sở mới của Sở GDCK Hà Nội. Đây là công trình trọng điểm của ngành tài chính, được đầu tư xây dựng hiện đại, đồng bộ thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đối với việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả cho công cuộc phát triển thị trường vốn và TTCK Việt Nam.

05/03/2012: Áp dụng thời gian giao dịch cổ phiếu từ 9h00 đến 14h15 (nghỉ giữa giờ từ 11h30-13h00).

09/07/2012: Ra mắt chỉ số HNX 30, là chỉ số giá của 30 cổ phiếu có tính thanh khoản nhất trên thị trường cổ phiếu niêm yết.

06/08/2012: Áp dụng hệ thống đấu thầu trái phiếu điện tử, cho phép thành viên đấu thầu có thể nhập phiếu dự thầu từ xa, sửa/hủy phiếu thầu theo diễn biến của thị trường, nhận kết quả đấu thầu trực tuyến tức thời, giúp rút ngắn thời gian xét thầu, xác định kết quả đấu thầu và kết nối cơ quan quản lý, tổ chức phát hành, tổ chức thị trường với toàn thể thành viên đấu thầu Trái phiếu Chính phủ.

24/08/2012: Khai trương Hệ thống giao dịch tín phiếu Kho bạc, góp phần tạo tính thanh khoản cho tín phiếu đồng thời thể hiện sự kết nối công cụ ngắn hạn và dài hạn của Trái phiếu Chính phủ.

1/10/2012: Chính thức áp dụng Hệ thống ngành kinh tế HaSIC (Hanoi Stock Exchange Standard Industrial Classification) đối với các doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội.

18/03/2013: Chính thức vận hành hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ phiên bản 2, cho phép hỗ trợ giao dịch đa thị trường, đa tiền tệ, tích hợp các hoạt động đấu thầu, giao dịch tín phiếu, trái phiếu và công bố thông tin, tạo sự liên thông giữa thị trường nợ sơ cấp và thứ cấp.

18/03/2013: Triển khai hệ thống Đường cong lợi suất TPCP, một trong những chỉ báo thanh khoản quan trọng giúp cơ quản lý, tổ chức phát hành và nhà đầu tư nhận định xu hướng thị trường và định giá trái phiếu.

29/07/2013: Chính thức vận hành Hệ thống giao dịch cổ phiếu phiên bản 5, (core i5) với năng lực xử lý của hệ thống tăng gấp 20-30 lần, cho phép triển khai nhiều tiện ích giao dịch.

29/07/2013: Kéo dài thời gian giao dịch đến 15h00 trên thị trường cổ phiếu đồng thời thay đổi kết cấu phiên giao dịch và bổ sung các loại lệnh mới (ATC, lệnh thị trường) trên thị trường cổ phiếu niêm yết.

2/12/2013: Chính thức vận hành hệ thống chỉ số bao gồm chỉ số tổng hợp (HNX FF Index), bộ chỉ số quy mô (Large Cap Index và Medium/Small Cap Index), và bộ chỉ số ngành (Công nghiệp, Xây dựng và Tài chính). Sau một thời gian khá dài tranh luận cuối cùng mới đây, Bộ Tài chính đã trình lên Chính phủ đề án sáp nhập Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Theo phương án hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán, trong giai đoạn 2015-2020, đơn vị sau sáp nhập có tên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam với tỷ lệ sở hữu Nhà nước 100%. Nguyên tắc hoạt động là lấy nguồn thu để bù chi phí, có tích lũy cho đầu tư phát triển thay vì đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Đơn vị đại diện vốn Nhà nước tại đây sẽ là Bộ Tài chính.

Bài viết nên đọc khác:

Hướng dẫn cách đọc và hiểu Bảng giá Chứng khoán

SIMON NGUYỄN


Page 2

Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

TTCK Việt Nam hiện tại đang có 2 Sở Giao dịch Chứng khoán là: Sở GDCK TPHCM (HOSE – hay còn gọi là sàn HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (Sàn HNX và Sàn Upcom)

1/ Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – Sàn HOSE:

Những dấu mốc quan trọng trong suốt 15 năm hoạt động của HOSE được chia thành 6 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những dấu ấn riêng gắn liền với sự thăng trầm của TTCK cũng như của nền kinh tế Việt Nam, cụ thể:

Giai đoạn 2000 – 2004

TTCK Việt Nam chính thức được khai sinh với sự ra đời của TTGDCK Tp. HCM vào ngày 20/7/2000 và phiên giao dịch đầu tiên được tổ chức vào ngày 28/7/2000 chỉ với 02 mã cổ phiếu là REE và SAM, vài tháng sau thị trường đón nhận sự tham gia của TPCP và trái phiếu doanh nghiệp, 4 năm sau đó là sự tham gia của chứng chỉ quỹ đầu tư VFMVF1. Các hàng hóa cơ bản của thị trường đã có mặt đầy đủ trên TTGDCK Tp. HCM. Sau 04 năm đi vào hoạt động, TTGDCK Tp. HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.

Giai đoạn 2005 – 2006

Đánh dấu làn sóng tham gia niêm yết ồ ạt của các doanh nghiệp, trong đó có sự tham gia của lĩnh vực ngân hàng trên TTCK Việt Nam (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank được niêm yết vào ngày 12/7/2006). Giai đoạn này ghi nhận sự đột phá của HOSE trong việc đề xuất bán cổ phần của các DNNN CPH qua TTGDCK và đã tổ chức thành công cuộc đấu giá đầu tiên cho Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vào năm 2005. TTGDCK Tp. HCM đã dần khẳng định vị thế trên TTCK và trong nền kinh tế thể hiện qua chuyến viếng thăm của cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush và Ngoại trưởng Mỹ Condoleeza Rice và được tặng cờ Thi đua của Chính phủ vào năm 2006.

Giai đoạn 2007 – 2008

Giai đoạn này đã ghi nhận cột mốc lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của HOSE, đó chính là việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ TTGDCK Tp. HCM thành SGDCK Tp. HCM theo Quyết định số 599/QĐ ngày 11/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn này còn đánh dấu hàng loạt các giải pháp tiên phong được HOSE đề xuất và triển khai nhằm nâng cao thanh khoản thị trường và cung cấp nhiều tiện ích cho nhà đầu tư như: triển khai khớp lệnh liên tục, phối hợp với Báo Đầu tư chứng khoán tổ chức cuộc Bình chọn Báo cáo thường niên cho các DNNY vào năm 2008; chủ động quan hệ, hợp tác quốc tế sâu rộng: tham gia Hội nghị Tổng Giám đốc các SGDCK ASEAN và cũng là thành viên sáng lập của Sáng kiến Liên kết ASEAN năm 2007, trở thành thành viên của Hiệp hội các SGDCK châu Á và châu Đại Dương (AOSEF) từ năm 2008.

Giai đoạn 2009 – 2011

Phương thức giao dịch trực tuyến được triển khai trên HOSE vào năm 2009, một phương thức giao dịch tiên tiến đã đánh dấu sự đột phá trong việc cải thiện thanh khoản trên thị trường. Bên cạnh đó, việc được cấp Giấy chứng nhận hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào năm 2009 cũng đã giúp cho mọi hoạt động của HOSE bao gồm hoạt động đấu giá, giao dịch, niêm yết và giám sát… được vận hành và kiểm soát chặt chẽ với một quy trình thống nhất. Với những nỗ lực và cống hiến trong suốt 10 năm hoạt động, ngày 20/7/2010, HOSE đã vinh dự đón nhận Huân Chương Lao động Hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng.

Giai đoạn 2012 – 2013

Đánh dấu sự ra đời của chỉ số VN30 vào tháng 02/2012, lần đầu tiên chỉ số được tính theo phương pháp mới có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng nhằm phản ánh chính xác hơn những diễn biến của thị trường. Bên cạnh đó, việc trở thành thành viên chính thức với các điều kiện gắt gao của Liên đoàn các Sở Giao dịch Chứng khoán thế giới (WFE) vào năm 2013 đã khẳng định vị thế ngày càng được nâng cao của HOSE trên thị trường thế giới. Chính việc hội nhập quốc tế sâu rộng đã tạo điều kiện cho HOSE có cơ hội để được học hỏi kinh nghiệm về cách thức tổ chức và quản lý thị trường theo các chuẩn mực quốc tế.

Giai đoạn 2014 – 2015

Tòa nhà làm việc Exchange Tower chính thức được khai trương vào ngày 26/7/2014. Đây là Tòa nhà hiện đại có diện tích xây dựng trên 26.000 m2, thỏa mãn các tiêu chí kỹ thuật để lắp đặt Data Center đạt tiêu chuẩn TIA-942 ở mức TIER 3. Bên cạnh đó, dự án xây dựng Trung tâm Dữ liệu dự phòng tại Khu công viên phần mềm Quang Trung cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Với hai dự án này, cơ sở hạ tầng của TTCK Việt Nam đã được nâng lên tầm cao mới, có thể sánh ngang với các SGDCK trong khu vực ASEAN. Giai đoạn này còn đánh dấu sự ra đời của một loạt các sản phẩm mới trên thị trường, tiếp theo sự ra đời thành công của chỉ số VN30, nhằm cung cấp cho nhà đầu tư thêm nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Cụ thể, đầu năm 2014, HOSE đã cho ra mắt Bộ chỉ số HOSE-Index bao gồm: chỉ số VNMidcap, VN100, VNSmallcap, VNAllshare. Một sản phẩm tiên tiến khác của thế giới cũng đã được chính thức triển khai và giao dịch trên HOSE vào tháng 10/2014, đó là sản phẩm ETF. Sự có mặt của sản phẩm này đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường, cung cấp thêm công cụ đầu tư cho nhà đầu tư.

2/ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – Sàn HNX và Sàn UPCOM:

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005).

Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu

Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch chứng khoán, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần, tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và vận hành 03 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ: thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) chuyên biệt và thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM). Mục tiêu hoạt động của Sở GDCK Hà Nội là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường.

Dấu ấn nổi bật trong quá trình hoạt động của Sở GDCK Hà Nội

08/03/2005: Trung tâm GDCK Hà Nội (Tiền thân của Sở GDCK Hà Nội) chính thức khai trương và đi vào hoạt động với việc tổ chức đấu giá cổ phần hóa DNNN đầu tiên Nhà máy Thiết bị Bưu điện (Postef), mở màn cho chương trình đấu giá CPH DNNN qua các SGDCK.

14/07/2005: Khai trương, vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán thứ cấp với 6 công ty niêm yết đầu tiên. Phương thức giao dịch ban đầu áp dụng duy nhất là giao dịch thỏa thuận.

02/11/2005: Chính thức áp dụng bổ sung phương thức giao dịch báo giá trung tâm (khớp lệnh liên tục) song song với phương thức giao dịch thoả thuận.

20/06/2006: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2276/QĐ-BTC quy định việc tập trung đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại TTGDCK Hà Nội. Theo đó, TTGDCK Hà Nội là đơn vị duy nhất được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu TPCP tại Việt Nam.

19/11/2007: Mở rộng thời gian giao dịch từ 8h30 đến 11h (thay vì từ 9h đến 11h).

19/03/2008: Trung tâm GDCK Hà Nội vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba theo Quyết định số 1455/2007/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của TTCK, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

30/10/2008: Vận hành Hệ thống giao dịch từ xa, cho phép các CTCK kết nối thẳng với máy chủ giao dịch của Trung tâm GDCK Hà Nội để thực hiện nhập lệnh giao dịch cho nhà đầu tư.

02/01/2009: Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg về việc thành lập Sở GDCK Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm GDCK Hà Nội, từ đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.

24/06/2009: SGDCK Hà Nội chính thức ra mắt đồng thời khai trương vận hành thị trường đăng ký giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).

24/09/2009: Hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt chính thức vận hành, là cơ sở phát triển thị trường giao dịch TPCP thứ cấp theo chuẩn quốc tế. Ngày 18/11/2009: Phiên giao dịch thứ 1000 chính thức được thực hiện tại Sở GDCK Hà Nội. Sau hơn 4 năm hoạt động, với 1000 phiên giao dịch an toàn, hiệu quả và quy tụ được trên 250 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên địa bàn cả nước, 98 công ty chứng khoán thành viên với gần 700.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, tổng mức vốn hóa thị trường tại SGDCK Hà Nội đạt 135.500 tỷ đồng, chiếm gần 10% GDP, gấp gần 70 lần giá trị vốn hoá thị trường tại thời điểm khai trương. 08/02/2010: Triển khai công nghệ giao dịch trực tuyến trên thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết, cho phép nhà đầu tư nhập lệnh trực tiếp vào hệ thống của Sở GDCK Hà Nội, rút ngắn thời gian truyền lệnh, cải thiện năng lực khớp lệnh của hệ thống. 15/04/2010:Sở GDCK Hà Nội chính thức gia nhập và là thành viên thứ 19 của Liên đoàn các SGDCK Châu Á và Châu Đại Dương (AOSEF).

21/6/2010: Sở GDCK Hà Nội đón cổ phiếu thứ 300 tham gia niêm yết, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán PVR).

18/07/2010: Sở GDCK Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì theo Quyết định số 995/QĐ-CTN của Chủ tịch nước ngày 12/07/2010 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2005-2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

19/07/2010: Áp dụng bổ sung phương thức khớp lệnh liên tục đối với thị trường UPCoM, bên cạnh phương thức giao dịch thỏa thuận.

11/05/2011: Bộ Tài chính chính thức phê duyệt việc Sở GDCK Hà Nội tham gia Diễn đàn thị trường trái phiếu Asean+3 (ABMF) với vai trò là “thành viên chính thức cấp quốc gia”.

30/5/2011: Bộ Tài chính chấp thuận cho Sở GDCK Hà Nội tham gia Liên đoàn các SGDCK Thế giới (WFE) và chính thức được kết nạp “thành viên thông tin” vào tháng 6/2011.

2/12/2011: Sở GDCK Hà Nội đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng Giám đốc các SGDCK ASEAN lần thứ 15 tại Hà Nội. Hội nghị tuyên bố kết nối ASEAN Link vào tháng 6/2012. 15/1/2012: Khánh thành và đưa vào sử dụng công trình trụ sở mới của Sở GDCK Hà Nội. Đây là công trình trọng điểm của ngành tài chính, được đầu tư xây dựng hiện đại, đồng bộ thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đối với việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả cho công cuộc phát triển thị trường vốn và TTCK Việt Nam.

05/03/2012: Áp dụng thời gian giao dịch cổ phiếu từ 9h00 đến 14h15 (nghỉ giữa giờ từ 11h30-13h00).

09/07/2012: Ra mắt chỉ số HNX 30, là chỉ số giá của 30 cổ phiếu có tính thanh khoản nhất trên thị trường cổ phiếu niêm yết.

06/08/2012: Áp dụng hệ thống đấu thầu trái phiếu điện tử, cho phép thành viên đấu thầu có thể nhập phiếu dự thầu từ xa, sửa/hủy phiếu thầu theo diễn biến của thị trường, nhận kết quả đấu thầu trực tuyến tức thời, giúp rút ngắn thời gian xét thầu, xác định kết quả đấu thầu và kết nối cơ quan quản lý, tổ chức phát hành, tổ chức thị trường với toàn thể thành viên đấu thầu Trái phiếu Chính phủ.

24/08/2012: Khai trương Hệ thống giao dịch tín phiếu Kho bạc, góp phần tạo tính thanh khoản cho tín phiếu đồng thời thể hiện sự kết nối công cụ ngắn hạn và dài hạn của Trái phiếu Chính phủ.

1/10/2012: Chính thức áp dụng Hệ thống ngành kinh tế HaSIC (Hanoi Stock Exchange Standard Industrial Classification) đối với các doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội.

18/03/2013: Chính thức vận hành hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ phiên bản 2, cho phép hỗ trợ giao dịch đa thị trường, đa tiền tệ, tích hợp các hoạt động đấu thầu, giao dịch tín phiếu, trái phiếu và công bố thông tin, tạo sự liên thông giữa thị trường nợ sơ cấp và thứ cấp.

18/03/2013: Triển khai hệ thống Đường cong lợi suất TPCP, một trong những chỉ báo thanh khoản quan trọng giúp cơ quản lý, tổ chức phát hành và nhà đầu tư nhận định xu hướng thị trường và định giá trái phiếu.

29/07/2013: Chính thức vận hành Hệ thống giao dịch cổ phiếu phiên bản 5, (core i5) với năng lực xử lý của hệ thống tăng gấp 20-30 lần, cho phép triển khai nhiều tiện ích giao dịch.

29/07/2013: Kéo dài thời gian giao dịch đến 15h00 trên thị trường cổ phiếu đồng thời thay đổi kết cấu phiên giao dịch và bổ sung các loại lệnh mới (ATC, lệnh thị trường) trên thị trường cổ phiếu niêm yết.

2/12/2013: Chính thức vận hành hệ thống chỉ số bao gồm chỉ số tổng hợp (HNX FF Index), bộ chỉ số quy mô (Large Cap Index và Medium/Small Cap Index), và bộ chỉ số ngành (Công nghiệp, Xây dựng và Tài chính). Sau một thời gian khá dài tranh luận cuối cùng mới đây, Bộ Tài chính đã trình lên Chính phủ đề án sáp nhập Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Theo phương án hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán, trong giai đoạn 2015-2020, đơn vị sau sáp nhập có tên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam với tỷ lệ sở hữu Nhà nước 100%. Nguyên tắc hoạt động là lấy nguồn thu để bù chi phí, có tích lũy cho đầu tư phát triển thay vì đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Đơn vị đại diện vốn Nhà nước tại đây sẽ là Bộ Tài chính.

Bài viết nên đọc khác:

Hướng dẫn cách đọc và hiểu Bảng giá Chứng khoán

SIMON NGUYỄN