Phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số được áp dụng cho

Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại mặt hàng khác nhau nhưng đều dùng chung các nguyên vật liệu, phải ước lượng được giá trị sử dụng chi phí của từng đối tượng

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học đào tạo kế toán tổng hợp tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các phần thuộc Phương pháp tính giá theo hệ số.

Xem thêm : Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp hệ số

a.    Cách tính

-    Dùng cho các sản phẩm được sản xuất trên cùng một dây chuyền với cùng nguyên liệu, nhân công và các chi phí bằng tiền khác.
-    Quá trình tập hợp chi phí được dựa trên toàn bộ quá trình sản xuất mà không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm.
-    Để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về từng hệ số trên một loại sản phẩm tiêu chuẩn được quy ước là hệ số 1.
-    Quy đổi cả thành phẩm và sản phẩm dở dang trên một dây chuyền.
-    Công thức:
•    Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc
•    Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại * Hệ số quy đổi từng loại 
•    Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

b.    Ví dụ thực tế

Tại doanh nghiệp Kem ngon sản phẩm sản xuất các loại kem trong cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất thu được 2 sản phẩm A và B trong tháng 6/2016 với số liệu như sau:
[ ĐVT: nghìn đồng]

 

Sản phẩm dở dang đầu tháng

Chi phí phát sinh trong tháng 

Sản phẩm dở dang đầu tháng

Chi phí NVLTT

50.000

450.000

20.000

Chi phí NCTT

10.000

590.000

6.000

Chi phí SXC

15.000

80.000

5.000

Tổng cộng

75.000

1.120.000

31.000

Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành nhập kho 120 SP A, 150 SP B.
Hệ số giá thành SP A, B lần lượt là 1; 1,2.
Cũng từ số liệu thu được, trên cách tính của phương pháp, thu được giá thành:
Qh = Qi x hi = 120 x 1 + 150 x 1,2 = 300
HA = 0,4
HB = 0,6

Bảng tính giá thành sản phẩm A số lượng: 120; HA = 0,4.

ĐVT : nghìn đồng

 

Giá trị DDĐK

CP phát sinh trong kỳ

Giá trị DDCK

Tổng giá thành chung

Tổng giá thành sp A

Giá thành đơn vị sp A

Chi phí NVLTT

50.000

450.000

20.000

48.000

192.000

1.600

Chi phí NCTT

10.000

590.000

6.000

594.000

237.600

1.980

Chi phí SXC

15.000

80.000

5.000

90.000

36.000

300

Tổng cộng

75.000

1.120.000

31.000

1.164.000

465.600

3.880


 Bảng tính giá thành sản phẩm B số lượng: 150; HB = 0,6.

ĐVT : nghìn đồng

 

Gía trị DDĐK

CP phát sinh trong kỳ

Giá trị DDCK

Tổng giá thành chung

Tổng giá thành sp B

Giá thành đơn vị sp B

Chi phí NVLTT

50.000

450.000

20.000

48.000

288.000

1.920

Chi phí NCTT

10.000

590.000

6.000

594.000

356.400

2.376

Chi phí SXC

15.000

80.000

5.000

90.000

54.000

360

Tổng cộng

75.000

1.120.000

31.000

1.164.000

698.400

4.656


c.    Ưu điểm 

-    Chỉ cần tính một lần cho nhiều loại sản phẩm trong cùng một quy trình.
-    Đơn giản trong việc tính toán, tập hợp một lần chi phí và một lần giá thành sản phẩm.                                        

d.    Nhược điểm 

-    Cần xác định chính xác sản phẩm nào là sản phẩm chính. 
-    Các bước xây dựng công thức ban đầu phức tạp, tốn nhiều thời gian quan sát thử nghiệm.
-    Nếu công thức chuẩn sai lệch nhiều với thực tế sẽ làm đảo lộn các mối quan hệ hàng hóa – tiền tệ.
-    Trong tình hình kinh tế có sự biến động của tỷ giá và lạm phát không ngừng, công thức xây dựng sẽ không còn chính xác sau một khoảng thời gian ngắn.

e.    Đối tượng áp dụng

Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau:
-    Doanh nghiệp sản xuất quần áo, giầy dép nhiều mẫu mã trên một dây chuyền.
-    Doanh nghiệp chuyên đóng gói các loại bao bì sản phẩm.
-    Doanh nghiệp chế biến hàng nông sản.

 Nếu có gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn vui lòng để lại comment bên dưới bài viết hoặc nhắn tin cho chúng tôi để Kế toán Lê Ánh tư vấn cho bạn. Hoặc bạn hãy đăng ký tham gia khóa học Kế toán Tổng hợp tại Kế Toán Lê Ánh.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công! 

Bài viết xem thêm:
Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ

Mong bài chia sẻ sẽ hữu ích với bạn!

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM dành cho người mới bắt đầu và các khóa học chuyên sâu, nếu bạn quan tâm đến các khóa học này, vui lòng liên hệ theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp.

Tính giá thành theo phương pháp hệ số áp dụng với những doanh nghiệp mà trong một chu kỳ sản xuất cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng sản phẩm.

1. Điều kiện áp dụng:

  • Các doanh nghiệp: Trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động. Nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
  • Các lĩnh vực [Doanh nghiệp] sản xuất thường áp dụng cách tính giá thành theo phương pháp hệ số như: May mặc, hoá chất, cơ khí, chế tạo, điện cơ, tăng gia chăn nuôi…
  • Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ và từng loại sản phẩm chính do quy trình sản xuất đó tạo ra.
  • Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.

2. Đối tượng tính giá thành theo hệ số

  • Nhóm sản phẩm.
  • Bộ phận, chi tiết sản phẩm;
  • Các giai đoạn chế biến:
  • Phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm, …

Đối với tính giá thành sản xuất theo hệ số bao gồm:

  • Sản phẩm cuối cùng.
  • Thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.

3. Quy trình tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

Trước khi tính giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất và sản phẩm duy nhất này gọi là sản phẩm chuẩn. Để quy đổi được các sản phẩm khác nhau về sản phẩm chuẩn cần phải xây dựng được hệ số quy đổi sản phẩm cho từng loại sản phẩm gọi là “Hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại sản phẩm”.

Hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại sản phẩm thường được xây dựng dựa vào mức tiêu hao về nguyên vật liệu hoặc chi phí nhân công hoặc giá bán của từng sản phẩm… Doanh nghiệp chọn một sản phẩm tiêu biểu làm sản phẩm chuẩn và có hệ số là 1, từ đó tính ra hệ số quy đổi của các sản phẩm còn lại. Sau khi xây dựng được Hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm, kế toán tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số như sau:

  • Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:
    Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản xuất sản phẩm / Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn đã quy đổi
  • Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định:
    Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại x Hệ số quy đổi từng loại
  • Xác định giá thành của từng loại sản phẩm:
    Tổng giá thành sản xuất sản phẩm =  Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại x Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

3. Ví dụ minh họa

Công ty Long Vinh có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản. Quá trình sản xuất đồng thời 2 sản phẩm: C và D. Số lượng sản phẩm sản xuất mặt hàng C là 400 sản phẩm, mặt hàng D là 500 sản phẩm. Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, hệ số quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn được quy định như sau: SP C là 1 và SP D là 1,2.

Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP biết: [ĐVT: đồng]

  • Chi phí NVL trực tiếp: 1.000.000
  • Chi phí nhân công trực tiếp: 700.000
  • Chi phí SXC: 500.000
  • Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ: 1.000.000
  • Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ: 200.000

Hướng dẫn:

Tính đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản phẩm quy chuẩn:

Sản phẩm C: 400 x 1 = 400 sản phầm

Sản phẩm D: 500 x 1,2 = 600 sản phầm

Tổng sản phẩm tiêu chuẩn = 500 + 600 = 1.000 sản phẩm

Tổng chi phí sản xuất sản phẩm = 1.000.000 + [1.000.000 + 700.000 + 500.000] – 200.000 = 3.000.000

Giá thành sản phẩm tiêu chuẩn = 3.000.000 / 1.000 = 3.000

Giá thành sản phẩm C = 3.000 x 1 = 3.000

Giá thành sản phẩm D = 3.000 x 1.2 = 3.600

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn cách tính giá thành theo phương pháp hệ số. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Tải miễn phí file tính giá thành suất ăn công nghiệp

Tải về mẫu file Excel tính giá thành tại đơn vị nhận gia công

Các phương pháp đơn giản để phân loại Giá thành sản phẩm

Kế toán giá thành sản phẩm quan trọng ra sao trong công ty may mặc?

Cập nhật phương pháp tính giá thành sản phẩm phổ biến nhất hiện nay

Video liên quan

Chủ Đề