Làm tròn điểm tốt nghiệp đại học

Thời học tiểu học, THCS, THPT, hẳn là các bạn đã quen với cách tính điểm trung bình môn cuối học kỳ hay cuối năm nhưng khi lên đến đại học thì các bạn sẽ học theo tín chỉ và sẽ có cách tính điểm riêng. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn cách tính điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.

Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Quy chế về tín chỉ được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:

+ Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được 1 tín chỉ SV phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

+ Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường.

+ Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.

+ Một tiết học được tính bằng 50 phút.

– Cách tính điểm tín chỉ được đông đảo sinh viên quan tâm. Việc xác định cách tính điểm tín chỉ quyết định việc học tập phù hợp để đạt kết quả tốt nhất cho các bạn sinh viên.

– Ở cấp trung học cơ sở hay trung học phổ thông, học lực học sinh được đánh giá dựa trên điểm trung bình môn cuối học kỳ hay cuối năm.

– Bước vào môi trường đại học và học theo tín chỉ, sinh viên được đánh giá dựa trên điểm tích lũy của từng môn theo hệ số 4. Điểm tích lũy là điểm trung bình chung tất cả các môn học trong cả khóa học của mình, dựa vào điểm tích lũy để xác định bằng khi ra trường của người học.

– Điểm theo hình thức tín chỉ được xác định dựa trên thang điểm 10 [bao gồm điểm chuyên cần, điểm bài tập lớn, điểm thi cuối kỳ,..] và sẽ được quy đổi sang thang chữ và thang điểm hệ 4 để xác định bằng khi ra trường của sinh viên.

– Để dễ hình dung hơn, bài viết đưa ra cách tính điểm theo bảng quy chiếu trên để sinh viên có thể căn cứ điểm theo hệ 10 và quy đổi sang hệ 4 dễ dàng hơn.

+ Thông thường, theo thang điểm 10 nếu sinh viên có điểm tích lũy dưới 4,0 sẽ học lại hoặc thi lại học phần đó. Việc này do tùy trường quyết định số lần thi lại của sinh viên hoặc sẽ học lại môn học đó mà không được thi lại.

+ Từ 4.0 – dưới 5.0 được quy sang điểm chữ là D và theo hệ số 4 sẽ được 1.0.

+ Từ 5.0 đến dưới 5.5 quy sang điểm chữ là D+ và hệ số 4 là 1.5.

+ Từ 5.5 đến dưới 6.5 quy sang điểm chữ là C và hệ số 4 là 2.0

+ Từ 6.5 đến dưới 7.0 quy sang điểm chữ là C+ và hệ số 4 là 2.5.

+ Từ 7.0 đến dưới 8.0 quy sang điểm chữ là B và hệ số 4 là 3.0

+ Từ 8.0 đến dưới 8.5 quy sang điểm chữ là B+ và hệ số 4 là 3.5.

+ Từ 8.5 đến dưới 9.0 quy sang điểm chữ là A và hệ số 4 là 3.7.

+ Từ 9.0 trở lên quy sang điểm chữ là A+ và hệ số 4 là 4.0.

[Tùy thuộc vào mỗi trường đại học sẽ có thêm mức điểm C+, B+, A+ nhưng đại đa số các trường đều quy đổi điểm như điểm chúng tôi đưa ra].

– Sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

+ Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;

+ Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;

+ Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;

+ Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49;

+ Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.

Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 10

Theo hệ thống tín chỉ tại Việt Nam quy định cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ phụ thuộc vào điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần, tất cả sẽ được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân.Tất cả điểm của các môn sẽ được làm tròn đến một chữ số thập phân

Học lực sẽ tương ứng với thang điểm sau:

  • Từ 8.0 – 10 : Giỏi
  • Từ [6.5 – 7.9] : Khá
  • Từ [5.0 – 6,4] : Trung bình
  • Từ [3.5 – 4,9] : Yếu

Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm chữ

Việc xếp loại học lực đại học theo thang điểm chữ được đánh giá như sau:

  • Điểm A từ 8.5- 10: Giỏi
  • Điểm B+  từ 8.0 – 8.4: Khá giỏi
  • Điểm B từ 7.0 – 7.9: Khá
  • Điểm C+ từ 6.5 – 6.9: Trung bình khá
  • Điểm C từ 5.5 – 6,4: Trung bình
  • Điểm D+ từ 5.0 – 5.4: Trung bình yếu
  • Điểm D từ 4.0 – 4.9: Yếu
  • Điểm F dưới 4.0: Kém

Những sinh viên đạt điểm D ở các học phần nào thì sẽ được học cải thiện điểm của học phần đó. Nếu sinh viên bị điểm F ở học phần thì phải đăng ký học lại từ đầu theo quy định của nhà trường.  

Để có thể tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy của mỗi sinh viên theo hệ thống tín chỉ. Thì tương ứng với mỗi mức điểm chữ của mỗi học phần sẽ được quy đổi qua điểm số như sau:

  • A tương ứng với 4
  • B+ tương ứng với 3.5
  • B tương ứng với 3
  • C+ tương ứng với 2.5
  • Điểm C tương ứng với 2
  • D+ tương ứng với 1.5
  • D tương ứng với 1
  • Điểm F tương ứng với 0

Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

  • Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00
  • Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59
  • Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19
  • Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49
  • Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.

Tuy nhiên, để sinh viên đạt thành tích học lực xuất sắc và giỏi ngoài điểm trung bình tích lũy đạt được theo quy định thì có yêu cầu bắt buộc là khối lượng các học phần phải thi lại [Ở điểm F] không vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình học của mỗi sinh viên và sinh viên không vi phạm kỷ luật trong thời gian học.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách tính điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ”. Nếu quý khách có tra cứu thông tin thu hoạch; dịch vụ tạm ngừng công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, cách tra mã số thuế cá nhân… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Tín chỉ là gì?

Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.

Tín chỉ có đặc điểm gì?

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tín chỉ được đưa ra. Hiện nay, ở Nước Ta tín chỉ được hiểu và có những đặc thù như sau :+ Tín chỉ là đơn vị chức năng dùng để thống kê giám sát khối lượng học tập .+ Một tín chỉ được lao lý bằng 15 tiết học kim chỉ nan, 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc đàm đạo, bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp .+ Để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành tối thiểu 30 giờ sẵn sàng chuẩn bị ngoài giờ lên lớp .+ Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức triển khai theo năm học mà theo học kỳ, một năm hoàn toàn có thể có 2-3 kỳ do người học lựa chọn hoặc do nhà trường tổ chức triển khai .+ Chương trình giảng dạy của ngành học không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức và kỹ năng và số tín chỉ của sinh viên. Một số trường lúc bấy giờ khi sinh viên tích góp đủ số tín chỉ lao lý cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường trước thời hạn chứ không nhất thiết học 4 năm .+ Mỗi môn học sẽ có số tín chỉ khác nhau, có 2-3 tín chỉ hoặc thậm chí còn 4-5 tín chỉ .+ Việc học tín chỉ thường được đăng kí trước mỗi kì học

+ Lịch học các môn do sinh viên tự lựa chọn và sắp xếp sao cho phù hợp và đảm bảo đủ sĩ số lớp học sẽ được mở lớp.

Theo quy chế kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD-ĐT quy định, đối với bài thi trắc nghiệm, việc chấm thi sẽ được thực hiện trên máy chấm cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ GD-ĐT cung cấp. Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi trắc nghiệm.

Như vậy, điểm các bài thi riêng lẻ sẽ có các mức điểm phẩy đến 0,2; 0,4; 0,6; 0,8 với đề thi 50 câu. Và lẻ đến 0,25; 0,5; 0,75 với đề thi các môn 40 câu.

Như vậy, với một bài thi môn tổ hợp [Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội] có tổng số 120 câu, bình quân điểm mỗi câu khi quy sang thang điểm 10 sẽ được xác định bằng 10 chia cho 120 bằng 0,08[3] điểm. Điểm toàn bài sẽ được nhân lên theo số câu làm đúng, bằng máy tính quy đổi sẽ làm tròn đến 2 chữ số thập phân theo quy tắc làm tròn toán học.

Cụ thể, học sinh làm đúng n câu thì công thức tính sẽ là 10 : 120 x n và làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

Ví dụ:

n = 100 thì 10 : 120 x 100 = 8,[3] nên điểm bài thi làm tròn là 8,3

n = 99 thì 10 : 120 x 99 = 8,25 nên điểm bài thi làm tròn là 8,25

n = 98 thì 10 : 120 x 98 = 8,1[6] nên điểm bài thi làm tròn là 8,17  

n = 97 thì 10 : 120 x 97 = 8,08[3] nên điểm bài thi làm tròn là 8,08

n = 96 thì 10 : 120 x 96 = 8 nên điểm bài thi là 8

n = 95 thì 10 : 120 x 95 = 7,91[6] nên điểm bài thi là 7,92

n = 94 thì 10 : 120 x 94 = 7,8[3] nên điểm bài thi là 7,83

n = 93 thì 10 : 120 x 93 = 7,75 nên điểm bài thi là 7,75

n = 92 thì 10 : 120 x 92 = 7,[6] nên điểm bài thi là 7,67

n = 91 thì 10 : 120 x 91 = 7,58 [3] nên điểm bài thi là 7,58

Tương tự tính cho các bài thi có số câu đúng khác.Hoặc thí sinh cũng có thể xác định điểm trung bình chung bài thi tổ hợp của mình sau khi tính tổng điểm 3 môn thành phần và chia 3. Kết quả cũng được làm tròn theo cách trên.

Thanh Hùng
//vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/cach-lam-tron-diem-thi-thpt-quoc-gia-2017-382450.html

Page 2

Hướng dẫn nhập học tại ĐẠI HỌC DUY TÂN cho Tân sinh viên Khóa 2022 [K28]

Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quý phụ huynh và thí sinh khi đến làm thủ tục nhập học trực tiếp tại trường, Đại học Duy Tân thông tin quy trình nhập học chi tiết như sau:

I. HƯỚNG DẪN NHẬP HỌC TRỰC TIẾP

Địa điểm và thời gian nhập học:

+ Địa điểm: Trường Đại học Duy Tân, số 254 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.

+ Buổi sáng: từ 07g00 - 11g00 [từ Thứ 2 đến Chủ Nhật]

+ Buổi chiều: từ 13g00 - 17g00 [từ Thứ 2 đến Chủ Nhật]

>> Khi đến làm thủ tục nhập học, phụ huynh và tân sinh viên chuẩn bị hồ sơ nhập học và học phí như sau:

1. Học phí Học kỳ I năm học 2022 - 2023 và các khoản thu khác [như trong giấy báo nhập học]

Quý Phụ huynh/ Sinh viên có thể nộp học phí theo một trong hai cách:

Cách 1: Đóng qua Tài khoản Ngân hàng NN&PTNT [Agribank] theo 2 cách sau:

1. Nộp tiền mặt tại các Quầy Giao Dịch của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT [Agribank]

2. Chuyển khoản cùng hệ thống Agribank

- Đơn vị thụ hưởng: TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

- Số tài khoản: 2007 2010 04621

- Tại ngân hàng Nông nghiệp & PTNT [Agribank] CN. Ông Ích Khiêm–Nam Đà Nẵng

- Nội dung: “Nộp tiền học phí Học kỳ I cho [Họ tên sinh viên], Mã hồ sơ: [Mã ghi trên giấy báo trúng tuyển]

Ví dụ: Nộp tiền học phí Học kỳ I cho Nguyễn Văn A, Mã số hồ sơ 009999

Lưu ý:  Khi đến làm thủ tục nhập học tại Trường, Quý Phụ huynh/ Sinh viên cần mang theo Chứng từ nộp tiền qua ngân hàng và đến nhận Biên lai thu học phí tại Phòng Kế hoạch tài chính Trường Đại học Duy Tân, địa chỉ 137 Nguyễn Văn Linh, Tp. Đà Nẵng.

Cách 2: Đóng bằng tiền mặt tại Trường khi đến làm thủ tục nhập học

 2. Hồ sơ nhập học:

+ Các loại hồ sơ cần nộp ngay khi làm thủ tục nhập học:

  • Bản chính Giấy báo Trúng tuyển nhập học [do Trường cấp];
  • 01 Bản sao công chứng Học bạ THPT;
  • 01 Bản gốc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời hoặc 01 Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT [nếu đã tốt nghiệp trước năm 2022];
  • Bản sao các giấy tờ xác nhận đối tượng và khu vực ưu tiên [nếu có] như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc của cha mẹ, giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên khác...;

+ Các loại hồ sơ có thể nộp ngay hoặc bổ sung sau [chậm nhất là ngày 31/10/2022]:

  • 01 bản sao hợp lệ Giấy khai sinh;
  • Giấy giới thiệu di chuyển Nghĩa vụ Quân sự đối với Nam giới còn trong độ tuổi do cơ quan quân sự tại địa phương cấp [nếu có];
  • Sổ Đoàn viên [nếu có].

Lưu ý:

1. Thời gian Nhập học dự kiến bắt đầu từ ngày 03/08/2022, trên Giấy báo Trúng tuyển của thí sinh có ghi rõ thời gian nhập học, hồ sơ kèm theo, học phí, lệ phí. Thí sinh chuẩn bị đầy đủ để làm thủ tục nhập học.

2. Để thuận tiện cho việc làm thủ tục nhập học tại Trường, thí sinh vui lòng tải Mẫu đơn Lý lịch để điền trước thông tin và mang theo khi nhập học [Áp dụng đối với hình thức Nhập học Trực tiếp]. [Tải mẫu đơn TẠI ĐÂY]

II. HƯỚNG DẪN NHẬP HỌC ONLINE

Bước 1: Thí sinh đăng nhập địa chỉ NHẬP HỌC ONLINE:

    //nhaphoc.duytan.edu.vn

Bước 2: Thí sinh nhập các thông tin theo yêu cầu

Bước 3: Nộp học phí và các khoản lệ phí khác bằng chuyển khoản qua ngân hàng [xem hướng dẫn ở trên].

Lưu ý:

  • Nếu nộp học phí bằng chuyển khoản qua Ngân hàng [Internet Banking] thì phụ huynh/ sinh viên chụp lại màn hình giao dịch chuyển tiền để đính kèm khi làm thủ tục nhập học.
  • Nếu nộp học phí tại quầy giao dịch ngân hàng thì phụ huynh/ sinh viên chụp lại chứng từ nộp tiền để đính kèm khi làm thủ tục nhập học.

Bước 4: Nhà trường sẽ thông báo lịch học qua email hoặc thí sinh sẽ được Khoa chủ quản liên lạc, hướng dẫn, và cung cấp lịch học.

Mọi thắc mắc, Thí sinh và Quý Phụ huynh vui lòng liên hệ:

1900.2252 - 0905.294. 390 - 0905.294.391 - [0236] 3650403 - 3653561 để được hướng dẫn.


Video liên quan

Chủ Đề