Phương pháp so sánh trong dạy học địa năm 2024

Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí PHẦN I: MỞ ĐẦU

  1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trước những yêu cầu của xã hội, thời đại và sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, mục tiêu dạy học của môn Địa lý ngày nay không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lý cho học sinh, mà qua đó phải góp phần cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người có năng lực hành động; có tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm; năng lực cộng tác làm việc, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết những tình huống, vấn đề của cuộc sống và xã hội. Để đạt được mục tiêu nói trên, nội dung dạy học địa lý ở trường phổ thông đã có sự thay đổi, một số nội dung mới được đưa vào chương trình, vì vậy chương trình hiện hành toàn diện và cập nhật hơn so với chương trình cũ. Sự thay đổi của mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi phương pháp dạy học cũng phải thay đổi cho phù hợp. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên đã rất linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại kết hợp với các phương pháp truyền thống cho phù hợp với từng bài. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều giáo viên chỉ máy móc áp dụng các phương pháp truyền thống như: phương pháp giảng giải, phương pháp thuyết trình, phương pháp bản đồ. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy địa lí vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: học sinh nắm kiến thức không vững, dễ quên, “học vẹt”, thể hiện qua khâu kiểm tra, học sinh chỉ sao chụp SGK ghi chép và trả lời, nhiều khi kiến thức sai dẫn đến không phát triển được tư duy. Sở dĩ còn tồn tại trên là do trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ chú ý trình bày về kiến thức mà chưa kết hợp với việc giúp học sinh tìm ra phương pháp học tập để nắm chắc kiến thức. Vì vậy trong quá trình giảng dạy địa lý, nhất thiết giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp. Đặc biệt là sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm cải tiến cách thức truyền thụ kiến thức, Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 1

Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí phát triển tư duy. Từ đó, học sinh nắm được bản chất của sự vật hiện tượng địa lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học địa lý ở trường phổ thông. Trong phạm vi hạn hẹp của sáng kiến này, tôi mong muốn bằng chút kinh nghiệm ít ỏi của bản thân trong việc sử dụng phương pháp so sánh vào việc dạy học chương trình Địa Lý lớp 8 – THCS nhằm nâng cao chất lượng bài dạy và đặc biệt giúp học sinh nắm chắc, hiểu sâu được kiến thức Địa lý 8. II. MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục đích Sử dụng phương pháp so sánh vào chương trình Địa lý lớp lớp 8 – THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông. 2. Nhiệm vụ của đề tài - Xác định được các vấn đề cần so sánh trong từng mục kiến thức, từng bài và từng chương cụ thể. - Việc vận dụng phương pháp so sánh như thế nào để giảng dạy vấn đề đó. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: Học sinh lớp 8 2. Địa điểm: THCS Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Phương pháp phân tích hệ thống: Là đem đối tượng nghiên cứu và xem xét chúng trong một hệ thống hoàn chỉnh gồm những yếu tố có liên quan đến nhau theo một cấu trúc chặt chẽ. - Phương pháp phân loại: Là tập hợp tất cả các đối tượng và hiện tượng cần nghiên cứu lại rồi so sánh, phân chia chúng ra từng loại theo dấu hiệu đặc trưng. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 2 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa

lí - Phương pháp so sánh: So sánh các đối tượng, hiện tượng cùng loại hoặc khác loại để rút ra những nét riêng biệt, độc đáo, những điểm tương đồng. 2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình dạy học của giáo viên và học sinh trên lớp. - Phương pháp điều tra: Điều tra giáo viên và học sinh đọc tài liệu có liên quan. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Được rút ra từ khả năng dạy và học của hoc sinh và giáo viên. Tham khảo ý kiến và dự giờ mẫu. - Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành thực nghiệm ở trường THCS để kiểm tra tính khả thi của sáng kiến. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 3 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí PHẦN II. NỘI DUNG

  1. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận. 1.1 Đối với việc giảng dạy của giáo viên Trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa Lý, giáo viên phải biết sử dụng phương pháp so sánh nhằm lột tả được bản chất của sự vật hiện tượng. Đồng thời người giáo viên phải biết sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra mối quan hệ địa lý. Ví dụ: Khi dạy bài 29 “Đặc điểm các khu vực Địa hình”. Để đạt được hiệu quả tốt nhất của bài giảng này, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp như sau: - Phương pháp thuyết trình để học sinh nắm được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam, đồng thời kết hợp với phương pháp bản đồ. Sau đó, dùng phương pháp so sánh yêu cầu học sinh so sánh sự khác nhau giữa các khu

vực địa hình: vùng núi Đông Bắc – Tây Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc – Trường Sơn Nam và giải thích sự khác nhau đó. Cuối cùng để học sinh hiểu được xuyên suốt bài học, giáo viên phải sử dụng cả phương pháp mối quan hệ nhân quả. Như vậy, việc kết hợp linh hoạt và sáng tạo nhiều phương pháp dạy học cho một bài giảng là một việc làm hết sức cần thiết. Nghề giáo viên cũng được ví như những “nghệ nhân” nấu ăn, các bài học có nội dung hay được xem như những thực phẩm “ngon” vì đã được chọn lựa kỹ càng. Còn việc thực phẩm đó có trở thành món ăn tuyệt vời hay không điều đó tuỳ thuộc vào người nghệ nhân chế biến như thế nào? cũng giống như là giáo viên sẽ sử dụng phương pháp dạy học nào để truyền tải nội dung kiến thức đến với học sinh? Vậy nên vấn đề luôn đặt ra cho bao nhiêu thế hệ các nhà giáo là phải dạy học như thế nào để mang lại hiệu quả cao. Người giáo viên phải biết tìm tòi, khám phá ra các phương pháp dạy học mới, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 4 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 1.2 Đối với việc học tập của học sinh. So sánh giúp học sinh thấy được sự khác nhau rõ rệt trong tự nhiên và trong hoạt động kinh tế của con người ở trong các lãnh thổ khác nhau. Qua quá trình quan sát sẽ hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh và giúp học sinh nắm bắt được bản chất của sự vật hiện tượng. So sánh góp phầm phát triển tư duy của học sinh, vì để so sánh học sinh cần hình thành một loạt các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá để rút ra các dấu hiệu cơ bản trong các đối tượng và hiện tượng tự nhiên. So sánh là một thao tác tư duy, đồng thời là một phương pháp học tập địa lý quan trọng. Do đó không chỉ giáo viên dạy so sánh mà học sinh cũng phải học phương pháp so sánh.

Các khái niệm, sự vật hiện tượng chỉ sống trong trí nhớ của học sinh nếu chúng được trình bày không phải một cách cô lập, đơn lẻ mà phải có sự liên kết logic với những vấn đề đã được học trước đó. Mặt khác học sinh sẽ không nắm bắt được bản chất của sự vật hiện tượng nếu không có sự so sánh giữa sự vật này với sự vật khác. Việc sử dụng phương pháp so sánh trong dạy và học địa lý còn giúp cho học sinh ghi nhớ sự kiện một cách tự nhiên, không gượng ép, máy móc. Trái lại còn phát triển tư duy của học sinh, giúp học sinh học bài dễ nhớ, dễ thuộc, có sự liên hệ bổ sung kiến thức từ bài trước với bài sau. Tóm lại trong quá trình dạy học Địa Lý việc sử dụng phương pháp so sánh là cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa Lý ở trường THCS. 1.3 Cơ sở tâm lý và trình độ nhận thức của học sinh THCS. Ở lứa tuổi 14 - 15 học sinh bước đầu có khả năng nhận thức vấn đề một cách độc lập, có quan điểm riêng. Tuy nhiên, tư duy của các em chưa thật sắc bén, thiếu tính chất tổng hợp, song có những em thông minh, phát triển tư duy trừu tượng, các em có thể giải thích được hiện tượng tự nhiên, xã hội dựa trên cơ sở kiến thức đã được học. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 5 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí Trong chương trình lớp 6,7 các em đã được làm quen với các khái niệm, các hiện tượng địa lý chung về khoa học Trái Đất, các vấn đề kinh tế – xã hội của 1 số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đó là những vấn đề chung của Địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội đại cương. Chương trình Địa lý lớp 8 lại có đặc thù riêng, nó đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Châu á, đặc điểm tự nhiên của Việt Nam nói chung và từng khu vực nói riêng. Với đặc thù về nội dung như vậy, yêu cầu học sinh phải có sự so sánh, liên hệ các sự vật, hiện tượng của khu vực này với khu vực khác, của vùng này với vùng khác. Nói cách khác,

chương trình Địa Lý 8 yêu cầu các con bước đầu phát huy tính độc lập, sáng tạo và phát triển tư duy tổng hợp. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1 Nhận thức và việc vận dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy của giáo viên Địa lý THCS Cho đến nay hầu hết các trường THCS đều quan tâm đến vấn đề thay đổi phương pháp dạy học Địa lý. Đặc biệt trong mấy năm gần đây, việc thay đổi phương pháp dạy học tích cực đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học. Khi sử dụng phương pháp so sánh vào dạy học Địa Lý 8 hầu hết các giáo viên đều cho rằng cần thiết và đạt hiệu quả cao. Với đặc thù môn Địa Lý lớp 8 là địa lý Châu Á và địa lý tự nhiên Việt Nam, thì điều quan trọng là phải cho học sinh so sánh từ các sự vật hiện tượng này đến các sự vật hiện tượng khác trong từng bài cụ thể là hết sức cần thiết. Việc dạy cho học sinh so sánh còn đưa lại những thay đổi lớn trong nhận thức và kiến thức cũng như phát triển tư duy tổng hợp cho học sinh. Trong khi giảng bài, nếu giáo viên chỉ sử dụng phương pháp so sánh không thì chưa đủ, mà cần có sự phối hợp với các phương pháp khác. Điều đó chứng tỏ rằng trong giảng dạy Địa lý cần phối hợp cả phương pháp truyền thống lẫn phương pháp hiện đại. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 6 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí Ngoài ra, sử dụng phương pháp so sánh nhằm phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh và kết quả học tập sẽ cao hơn. Trên thực tế không ít giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp so sánh. Song hiệu quả vẫn chưa cao do trong quá trình vận dụng so sánh giáo viên còn gặp nhiều thiếu sót như: Giáo viên không chú ý đến phương pháp so sánh nhằm làm nổi bật lên những sự vật, hiện tượng, làm sáng tỏ, khắc sâu khái niệm để học sinh dễ

nhớ, dễ hiểu. Ví dụ: Khi cho học sinh so sánh, giáo viên thường đưa ra cho học sinh so sánh nội dung chung chung mà không đưa ra cho học sinh so sánh những dấu hiệu cụ thể nào => dẫn đến học sinh còn lúng túng và bị động. Khi sử dụng phương pháp so sánh lại không kết hợp với vận dụng các nguyên tắc và phương pháp giảng dạy khác. Do đó kết quả đạt được chưa cao và hiệu quả của phương pháp so sánh không rõ ràng 2.2. Nhận thức và việc thực hiện phương pháp so sánh trong học tập Địa Lý 8 của học sinh THCS * Nhận thức: Để nắm được nhận thức của học sinh tôi đã tiến hành gặp gỡ, trò chuyện và đặt ra các câu hỏi trong sách giáo khoa đối với học sinh ở các lớp tiến hành thực nghiệm. Hầu hết các con cho ràng phương pháp so sánh là phương pháp khó, nhất là đối với chương trình Địa Lý 8. Nhưng do đặc trưng của chương trình và môn học, vì vậy cần phải sử dụng phương pháp này trong giảng dạy. Các câu hỏi đặt ra cho các con cụ thể: “Sử dụng phương pháp so sánh để liên hệ ngay trong bài học có gây khó khăn gì trong việc tiếp thu bài của các con không?” Câu trả lời là “không” mà thậm chí các con còn cho rằng sử dụng phương pháp này còn giúp các con tiếp thu bài tốt hơn, nắm chắc kiến thức và làm bài tập trên lớp cũng như ở nhà tốt hơn. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 7 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí * Những thiếu sót của học sinh thông qua việc so sánh. - Học sinh thường bị hạn chế do việc mô tả lần lượt từng đối tượng. - Trong quá trình so sánh thường không đầy đủ các dấu hiệu cần phải so sánh. Khi so sánh học sinh không có bất cứ kết luận nào về đặc điểm giống và khác

nhau của các sự vật được so sánh. - Chính vì vậy, với những lý do đã trình bày trên đây. Chúng ta cần bàn đến việc dạy cho học sinh cách so sánh như thế nào là đúng và đủ, chứ không chỉ dừng lại ở so sánh đơn thuần?. II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1. Vận dụng phương pháp so sánh vào giảng dạy Địa lý 8 THCS 1.1. Những yêu cầu đối với học sinh khi vận dụng phương pháp so sánh. Muốn thực hiện phương pháp so sánh, học sinh phải hiểu rõ so sánh là một phương pháp học tập. Phương pháp này chỉ cho phép học sinh giải thích được các đặc điểm của sự giống nhau và khác nhau của các đối tượng Địa Lý. Học sinh phải có kỹ năng nắm được những thông tin cần thiết từ bản đồ, từ sách giáo khoa, các phương tiện trực quan và các nguồn tư liệu khác cần phải có. Ví dụ: Khi học bài 31 “Đặc điểm khí hậu Việt Nam” trong mục 2: Tính chất đa dạng, thất thường. Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh khí hậu của ba miền Bắc – Trung -Nam. Điều đầu tiên yêu cầu học sinh phải có kỹ năng quan sát, xác định ranh giới phần lãnh thổ ba miền Bắc – Trung -Nam, phân tích bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa của 3 địa điểm Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh, kết hợp với SGK và bản đồ để đưa ra dấu hiệu so sánh. Từ đó rút ra đặc điểm khí hậu của mỗi miền và giải thích nguyên nhân. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 8 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí PHIẾU HỌC TẬP * Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 2, Bảng 31.1, átlát trang 7 và biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, hãy so sánh đặc điểm khí hậu ba miền Bắc – Trung -Nam nước ta. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó Nhiệt độ

TB Biên độ nhiệt Mưa TB năm Tổng lượng mưa mùa mưa Kết luận khí hậu Hà Nội Huế TP. Hồ Chí Minh Hầu hết học sinh lớp 8 còn có nhiều thiếu sót khi so sánh, có thể do các em chỉ liệt kê được những đặc điểm khác nhau mà chưa tìm ra những đặc điểm giống nhau. Hoặc khi so sánh các dấu hiệu đưa ra không cơ bản. Cuối cùng học sinh phải có kĩ năng phân tích những dấu hiệu bản chất trong các đối tượng, hiện tượng cần nghiên cứu. 1.2. Phương pháp dạy học so sánh. 1.2.1. Nguyên tắc: - Học sinh phải biết lựa chọn các dấu hiệu để so sánh. - Tiến hành so sánh chúng - Rút ra được kết luận về sự giống và khác nhau của các sự vật hiện tượng. - Giải thích các nguyên nhân về sự giống và khác nhau đó. 1.2.2. Cách dạy học sinh phương pháp so sánh. Để dạy có kết quả phương pháp so sánh, cần phải xác định các mức độ hình thành kỹ năng so sánh cho học sinh. Điều đó phụ thuộc vào nội dung và định nghĩa của các thao tác tư duy, có thể phân ra theo các mức độ sau: - Yêu cầu học sinh mô tả có trật tự các đối tượng và hiện tượng địa lý.

- Yêu cầu học sinh so sánh theo trật tự từng biểu hiện. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 9 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí - Học sinh không chỉ so sánh các dấu hiệu mà còn rút ra được những kết luận về sự giống và khác nhau. - Học sinh tiến hành so sánh một cách đầy đủ các dấu hiệu và phân tích các dấu hiệu bản chất cũng như không bản chất. Rút ra kết luận và giải thích chúng. 1.2.3. Cách thực hiện phương pháp so sánh trong giảng dạy và học tập. * Đối với giáo viên: Trước hết giáo viên cần nêu lên lý do và mục đích so sánh. Việc so sánh có cơ sở từ đâu, dấu hiệu nào được so sánh đầu tiên?. Trên cơ sở đó học sinh tiến hành so sánh theo từng bước. Tiếp đó giáo viên đưa ra một mẫu so sánh áp dụng theo qui tắc trên. Sau đó đưa ra các dạng bài tập cho học sinh tiến hành áp dụng. Học sinh tiến hành so sánh độc lập bằng các thao tác đã cho. Ví dụ: Khi học bài 29 “Đặc điểm các khu vực Địa hình”, trong mục 2, khi học về khu vực đồng bằng, giáo viên có thể yêu cầu học sinh so sánh tìm những điểm giống và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình, đất của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Giáo viên hướng dẫn sơ bộ là cần phải so sánh như thế nào?. Trước hết phải tách biệt các dấu hiệu mà qua đó việc so sánh sẽ được tiến hành. Sau đó tiến hành đối chiếu các dấu hiệu này và rút ra kết luận về sự giống nhau và khác nhau của các đới theo những dấu hiệu quan trọng nhất và tìm hiểu nguyên nhân về sự khác nhau đó. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 10 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa

lí PHIẾU HỌC TẬP * Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 2 trang 105, átlát địa lý Việt Nam trang 5,6 hãy so sánh tìm điểm giống và khác nhau giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long Đặc điểm Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng s.Cửu Long Diện tích Các dạng ĐH tự nhiên Các dạng ĐH nhân tạo Độ nghiêng Địa hình Hướng sử dụng và cải tạo Ngoài việc cho học sinh so sánh theo các bài tập đã cho, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua bản đồ, biểu đồ, qua SGK hoặc tranh ảnh, phương tiện trực quan khác. Nói cách khác, để dạy học sinh cách so sánh giáo viên phải sử dụng phối hợp các phương pháp để tìm ra các dấu hiệu cơ bản khi so sánh. Ví dụ: Bài 31, Khi học về đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ở Việt Nam, giáo viên cho học sinh so sánh với đặc điểm khí hậu với các nước cùng vĩ độ (các nước ở Bắc Phi, Tây Á ). Để giúp học sinh hiểu bài sâu hơn, giáo viên phải kết hợp với phương pháp thuyết trình, đồng thời kết hợp với phương pháp khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh, lát cắt địa hình, atlat giảng cho học sinh thấy được nét độc đáo, riêng biệt của khí hậu Việt Nam. Theo kinh nghiệm giảng dạy, chúng ta thường thấy học sinh không biết cách so sánh, các con thường mô tả, liệt kê các đặc điểm, những chi tiết mà các con quan sát được ở mỗi đối tượng. Do vậy, giáo viên cần phải làm cho học sinh hiểu rõ so sánh là tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng cùng loại. Ngoài ra khi luyện tập so sánh cần cho các con so sánh từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 11 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí Ví dụ: Ban đầu cho học sinh so sánh hai đối tượng địa lý về một mặt nào đó như: So sánh đặc điểm khái quát về tự nhiên giữa ba miền Bắc – Trung – Nam qua các nhân tố về nhiệt độ, lượng mưa. Dần dần cho các con so sánh sự vật ở nhiều mặt hơn: so sánh về biên độ nhiệt, nhiệt độ trung bình, mùa mưa ở ba miền; rồi sau đó mới tiến hành so sánh tổng quát đặc điểm khí hậu của ba miền Để dạy cho học sinh cách so sánh, giáo viên cũng cần phải giao thêm cho các con bài tập sao cho phù hợp với nhận thức của các con. Sau khi giáo viên so sánh mẫu xong giúp các con trên cơ sở đó tự so sánh theo như mẫu đã cho. Khi tiến hành so sánh giáo viên giúp học sinh tìm ra dấu hiệu cơ bản để so sánh, dấu hiệu nào cần so sánh đầu tiên và cần phải so sánh như thế nào?. Kiến thức lớp 8 có nội dung so sánh khá phức tạp nên đòi hỏi phải dạy các con so sánh từ dễ đến khó và so sánh qua nhiều dạng khác nhau và hiều hình thức khác nhau như: kẻ bảng, chia cột. Nếu so sánh chỉ hai đối tượng với nhau, giáo viên yêu cầu học sinh kẻ hai cột dọc vào vở, mỗi cột thể hiện một đối tượng, hàng ngang dùng để ghi các dấu hiệu để so sánh. Ví dụ: Bài 40 “ Thực hành - Đọc lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp”: So sánh đặc điểm các đặc điểm tự nhiên ở nước ta theo chiều từ thấp lên cao. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 12 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí PHIẾU HỌC TẬP 1 Nhiệm vụ: Đọc đề bài, yêu cầu và phương pháp làm bài trong SGK, Bảng 40.1, quan sát Hình 40.1, kết hợp với Atlát Địa lý Việt Nam trang 13, hãy hoàn thiện sơ đồ sau để so sánh các đai cảnh quan theo độ cao.

Hoàng Liên Sơn Mộc Châu Thanh Hoá Đá Địa hình Khí hậu Đất Thực vật Ngoài hình thức dạy học sinh so sánh bằng cách lập bảng, chia cột. Giáo viên có thể các hình thức khác để so sánh tuỳ thuộc vào nội dung câu hỏi, bài tập. Ví dụ: So sánh đặc điểm nổi bật của các hệ sinh thái ở nước ta. Ở bài tập này không nhất thiết học sinh phải lập bảng vì chúng ta chỉ cần nêu ra các loài sinh vật (động vật và thực vật) đặc trưng của mỗi một hệ sinh thái. - Đặc điểm nổi bật của hệ sinh thái: + Rừng ngập mặn: cây sú, đước, vẹt (Tiêu biểu là rừng ngập mặn U Minh thượng) + Rừng nhiệt đới gió mùa: rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre – nứa, rừng ôn đới núi cao. + Nông nghiệp: Cây lương thực, cây Công nghiệp, cây ăn quả Như vậy mỗi một hệ sinh thái đều có những đặc trưng khác nhau. Từ bài tập so sánh trên, các em suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân tại sao mỗi một hệ sinh thái đều có những đặc trưng khác nhau. Trong nội dung của mỗi bài học có những bài đã trình bày sẵn câu hỏi so sánh, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời ngay. Tuy nhiên, nhiều bài không có các câu hỏi sẵn, giáo viên cần chọn nội dung so sánh để học sinh trả lời trong khi học bài mới. * Đối với học sinh. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 13 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí

Để học cách so sánh, học sinh cần nắm chắc bài trên cơ sở các câu hỏi sẵn có do giáo viên đặt ra hoặc SGK trình bày. Học sinh phải biết cách chọn lọc các dấu hiệu nào cần so sánh. Xác định rõ các dấu hiệu quan trọng và các dấu hiệu phụ sau đó tiến hành so sánh theo đề bài yêu cầu. Khi so sánh học sinh phải biết kết hợp kiến thức đã được học, SGK, bản đồ, tranh ảnh, để so sánh đạt hiệu quả tốt nhất. Thông thường trong quá trình học tập, học sinh thường có nhiều thiếu sót khi tiến hành so sánh. Việc nắm chắc kiến thức để liên hệ là rất quan trọng. Ví dụ: Khi học về Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ yêu cầu cần thiết học sinh phải nhớ kiến thức khái quát nhất của khí hậu khu vực phía Bắc và khu vực phía Đông của dãy Trường Sơn, tài nguyên khoáng sản để có thể so sánh đặc điểm tự nhiên của miền với Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Từ sự khác nhau về vị trí địa lí, độ cao địa hình, hướng nghiêng địa hình… học sinh rút ra được sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên của hai miền. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền nằm ở vĩ độ cao nhất cả nước, giáp với chí tuyến Bắc, lại có địa hình chủ yếu là núi thấp và trung bình; hướng núi chạy theo hướng Vòng cung (có đặc điểm là mở rộng ở phía Bắc, quay lưng ra biển Đông, chụm lại ở Tam Đảo). Hơn nữa, đây lại là khu vực đầu tiên của cả nước đón gió mùa Đông Bắc. Chính vì vậy, Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước. Ngược lại, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ bị dãy Hoàng Liên Sơn (chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam) – như một bức tường thành chắn gió mùa Đông Bắc. Do đó, về mùa đông miền miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không còn chụi ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc như Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Tuy nhiên, học sinh cũng phải tự giải thích được nguyên nhân chính vào mùa đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ vẫn rất lạnh, đó là do độ cao địa hình - đây là khu vực có địa hình cao nhất cả nước. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 14

Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí Sau khi rút ra sự khác nhau trên, học sinh còn có thể rút ra sự khác nhau về đất, sông ngòi, thực vật của hai miền này. Từ sự khác nhau về vị trí, về tự nhiên là cơ sở để học sinh rút ra được sự khác nhau trong phát triển kinh tế – xã hội (lên lớp 9 học sinh sẽ tìm hiểu sâu hơn). Có nghĩa là học sinh đã tìm được mối quan hệ nhân quả khi tiến hành so sánh. Như vậy, sự khác nhau về “nhân” dẫn đến sự khác nhau về “quả”. Trong khi so sánh không tách rời việc thiết lập mối quan hệ nhân quả. Do đó cần nhấn mạnh mối quan hệ nhân quả để tìm ra các qui luật về địa lí. Phương pháp so sánh cho thấy sự khác nhau của sự vật, hiện tượng ở nơi này với nơi khác. Còn thiết lập được mối quan hệ nhân quả là nhằm giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau hoặc hệ quả của sự khác nhau đó. Học sinh học cách so sánh phải thấy được sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng địa lí. Với bài tập trên đây, sau khi học sinh đã phân tích những dấu hiệu khác nhau giữa hai miền thì còn phải đưa ra những nét giống nhau như: (Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đều là hai cùng có nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông, đều có địa hình chủ yếu là miền núi, đều có mạng lưới sông ngòi dày đặc, độ dốc khá lớn, thuận lợi để phát triển thuỷ lợi và nông sản cận nhiệt, ôn đới). Khi học sinh so sánh khái quát hay cụ thể từng thành phần các dấu hiệu chính và dấu hiệu phụ đều được nêu ra làm nổi bật yếu tố cần so sánh. Các dấu hiệu phụ có tác dụng bổ sung và làm sáng tỏ dấu hiệu chính, do đó các dấu hiệu chính không tách dời các dấu hiệu phụ. Mỗi một bài so sánh thường có nội dung không giống nhau, vì vậy giáo viên xác định những vấn đề nào cần được so sánh trong từng bài, tránh sự lặp đi lặp lại và sai kiến thức khi so sánh. • Các hình thức so sánh. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa

15 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí Trong chương trình địa lý lớp 8, các em được tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của Việt Nam, các vấn đề khái quát về kinh tế – xã hội Châu Á nên có nhiều dạng so sánh khác nhau, có thể chia ra các hình thức so sánh sau: + Hình thức 1: So sánh các thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội So sánh về tự nhiên bao gồm so sánh các yếu tố như: vị trí địa lý của Việt Nam với các nước cùng vĩ độ, so sánh các khu vực địa hình, khí hậu phía Bắc với phía Nam, các đai khí hậu, các miền địa lý tự nhiên Việt Nam. So sánh về các yếu tố kinh tế xã hội bao gồm so sánh thế mạnh kinh tế của các khu vực Châu á Ví dụ: So sánh đặc điểm các khu vực địa hình ở nước ta: Vùng núi Đông Bắc với Tây Bắc; Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam, Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long Trong phần này, giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ, xác định ranh giới các khu vực địa hình. Sau đó, giáo viên định hướng cho các em dấu hiệu để so sánh: giới hạn, hướng núi, độ cao, các dãy núi chính Học sinh đọc nội dung trong Sgk kết hợp với bản đồ và sự hiểu biết của bản thân để tiến hành so sánh. PHIẾU HỌC TẬP * Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 1, quan sát Atlat địa lí Việt Nam trang 5,6 hãy điền tiếp vào bảng sau đặc điểm các khu vực địa hình của nước ta. Các vùng địa hình Giới hạn Hướng núi Độ cao Các dãy núi chính Đông Bắc Tây Bắc Trường Sơn Bắc

Trường Sơn Nam Ví dụ: So sánh sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 16 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí Giáo viên cho học sinh quan sát Hình 7.1 SGK, nội dung kênh chữ SGK, bản đồ tự nhiên Châu á, so sánh trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước ở Châu Á và giải thích về sự khác biệt đó. - Nhóm nước phát triển cao: Có nền kinh tế – xã hội phát triển toàn diện (Nhật Bản). - Nhóm nước Công nghiệp mới: Mức độ CNH cao, nhanh (hàn Quốc, Đài Loan, Singapo) - Nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: tốc độ CNH nhanh song nông nghiệp vẫn đóng vai trò khá quan trọng (Trung Quốc, Thái Lan…) - Nhóm nước đang phát triển: Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng (Việt Nam, Lào…) - Nhóm nước giàu nhưng trình độ Xã hội chưa phát triển cao: Kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào khai thác, chế biến dầu khí (Cô - oét, Brunêy…) + Hình thức 2: So sánh khái quát. - So sánh tổng hợp: Là hình thức so sánh phức tạp vì nó bao gồm nhiều dấu hiệu khác nhau, đồng thời phải khai thác hết các đặc điểm của đối tượng. Hình thức này yêu cầu học sinh phải hiểu bài, khai thác tri thức địa lý trong SGK kết hợp với bản đồ và số liệu để so sánh. - Với dạng so sánh này yêu cầu phải so sánh cụ thể, tỉ mỉ, rõ ràng do đó cần nêu từng dấu hiệu để so sánh. * Hình thức 3: So sánh theo dấu hiệu của sự vật địa lý. - So sánh đối tượng chỉ có một, hai dấu hiệu:

Ví dụ: So sánh giá trị thủy điện của hệ thống s.Hồng và sông Đồng Nai + Giá trị thủy điện của hệ thống sông Hồng lớn nhất cả nước 11 triệu KW chiếm 37% giá trị thủy điện cả nước. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 17 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí + Giá trị thủy điện của hệ thống sông Đồng Nai đứng thứ 2 cả nước, chiếm 19% giá trị thủy điện cả nước. * So sánh các đối tượng có nhiều dấu hiệu khác nhau Ví dụ: So sánh gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ở Châu Á Trong phần này, giáo viên cho học sinh đọc nội dung SGK, quan sát lược đồ gió mùa hình 4.1, 4.2 kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, so sánh tìm ra các dấu hiệu khác biệt giữa gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ở Châu Á. Từ đó, các em tìm ra được những nét đặc trưng của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ở Việt Nam và giải thích tại sao ở Việt Nam trong năm lại có 2 mùa gió thổi trái ngược nhau. PHIẾU HỌC TẬP * Nhiệm vụ: Quan sát hình 4.1, 4.2, bản đồ tự nhiên Châu Á kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, hãy so sánh tìm những điểm khác biệt giữa gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông? Giải thích tại sao ở Việt Nam trong năm lại tồn tại 2 mùa gió thổi trái ngược nhau. Đặc điểm Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ Thời gian hoạt động Hướng gió thổi Nguyên nhân Đặc điểm khí hậu * So sánh các thành phần của thể tổng hợp tự nhiên. Ví dụ: So sánh các miền địa lý tự nhiên Việt Nam.

Đây là nội dung khó mang tính chất tổng hợp, khái quát cao, đòi hỏi các em phải nắm được kiến thức cơ bản, khả năng tư duy tốt, áp dụng với các học sinh khá giỏi, với các lớp chọn của trường. Thông thường giáo viên đưa ra các dấu hiệu so sánh, học sinh đọc tài liệu kết hợp với hệ thống kênh hình và sự hiểu biết của bản thân để đưa ra đáp án. PHIẾU HỌC TẬP Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 18 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí Nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học ở bài 41, 42, 43, quan sát bản đồ Hình thể; Khí hậu; Địa chất khoáng sản trong Atlat Địa lí Việt Nam, hãy so sánh các miền tự nhiên nước ta? Giải thích tại sao có sự khác nhau đó. Miền Miền Bắc và ĐBBB Miền TB và BTB Miền NTB và NB Phạm vi - Vùng đồi núi phía tả ngạn SH và ĐBSH - Vùng núi hữu ngạn SH đến dãy BMã. Từ 16 0 B trở xuống. Địa chất - Cấu trúc đchất qhệ với Hoa Nam (TQ), - ĐH tương đối ổn định. Tân ktạo nâng yếu. - Cấu trúc địa chất quan hệ với Vân Nam (TQ). - ĐH chưa ổn định.

Tân ktạo nâng mạnh. - Các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên ba dan. ĐH - Chủ yếu là đồi núi thấp. - Độ cao tb 600m, có nhiều núi đá vôi. - Hướng vòng cung. - Đbằng mở rộng, ĐH bờ biển đa dạng, nhiều vịnh đảo, quần đảo. - ĐH cao nhất cả nước, độ dốc lớn. - Hướng TB_ĐN, nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi. - Đbằng nhỏ hẹp, ven biển có nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp. - Khối núi cổ KonTum, cng, sng, sườn Đ dốc, sườn T thoải. Đbằng NBộ thấp, phẳng mở rộng. Đbằng ven biển nhỏ hẹp. - Đường bờ biển NTBộ có nhiều vịnh tlợi

ptriển hải cảng, dlịch, nghề cá. Khoáng sản - Giàu ksản: than, Fe, Sn Cu, apatit… VLXD. Khoáng sản có đất hiếm, Fe, Cr, Ti - Dầu khí có trữ lượng lớn. - TNguyên giàu bôxit. Khí hậu - MĐ lạnh. MH nóng, mưa nhiều, gió ĐN, TN thổi. Thời tiết có nhiều biến động. - MĐ chỉ có 2 tháng nđộ < 20 0 C, gmùa ĐB suy yếu. - BTB mùa hạ có gió phơn TN, bão hđộng mạnh, có lũ tiểu mãn t6. - KH cận XĐ, nđộ tbình trên 20 0

  1. Mùa mưa ở NB và TN

từ t5 - 10, ở Dhải NTBộ từ t9 - 12, lũ có 2 cực đại vào t6 và t9. - Mạng lưới sông ngòi - Sông hướng TB-ĐN, Sông ở Nam Trung Bộ: Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 19 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí Sông ngòi dày đặc. hướng TB - ĐN và hướng vòng cung. ở BTB sông hướng T - Đ. Sông có độ dốc lớn, tiềm năng Tđiện lớn nhất VN ngắn dốc. Hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long. Sinh vật - Đai nđới, chân núi hạ thấp < 600m. Thành phần loài có nđới, Á nđới. - Có đầy đủ các đai TV theo độ cao: nđới chân núi, Á nđới trên đất mùn alít, ôn đới.

- Đai nđới lên đến độ cao 1000 m. Thành phần loài: nđới, XĐ, Rừng ngập mặn ven biển có diện tích lớn. Ví dụ: So sánh đặc điểm sông ngòi của ba khu vực: Bắc Á; Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và khu vực Tây Nam Á, Trung Á. PHIẾU HỌC TẬP * Nhiệm vụ: Dựa vào nội dung SGK, Bản đồ tự nhiên Châu Á, lược đồ các đới khí hậu Châu Á, hãy so sánh đặc điểm ba khu vực sông ngòi Châu Á: + Bắc Á + Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á + Tây Nam Á, Trung Á Vùng Bắc Á Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á Tây Nam Á, Trung Á Các hệ thống sông lớn Hướng chảy Chế độ nước sông Giá trị Kết luận 1.2.4 Phương pháp so sánh kết hợp với các phương pháp khác trong dạy học Địa lí - THCS Sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp bản đồ, phương pháp sử dụng mối quan hệ nhân quả, phương pháp giảng giải, phương pháp thuyết trình, phương pháp khai thác SGK, số liệu thống kê… cùng với phương pháp Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa

20 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí so sánh trong giảng dạy chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao. Song cần lưu ý trong khi sử dụng kết hợp thì phải lấy một phương pháp làm trọng tâm.

  1. Phương pháp sử dụng bản đồ. Bản đồ là một ngôn ngữ thứ hai của địa lý. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp với việc chỉ bản đồ, nhằm khai thác kiến thức địa lý qua bản đồ có tác dụng to lớn trong việc truyền thụ kiến thức địa lý cho học sinh. Bản đồ có khả năng phản ánh tình hình phân bố các đối tượng địa lý trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể. Không một phương tiện nào khác có thể thể hiện tốt hơn bản đồ, kể cả lời nói và tranh ảnh. Bản đồ có thể biểu hiện một cách chính xác tính chất không gian và những mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý phân bố trên một lãnh thổ. Đối với việc dạy và học cách so sánh, phương pháp bản đồ có ý nghĩa quan trọng. Đây là phương pháp quan trọng đầu tiên khi dạy và học so sánh. Khi so sánh các đối tượng và hiện tượng được thể hiện trên bản đồ, đặc biệt là so sánh về địa hình, vị trí địa lý, sông ngòi….thì bản đồ là phương tiện trực quan nhất giúp học sinh quan sát dễ dàng các dấu hiệu của các đối tượng khi tiến hành so sánh. Đối với giáo viên khi dạy học sinh so sánh, phương pháp bản đồ giúp cho giáo viên chứng minh cho các con thấy các đặc điểm khác nhau giữa các hiện tượng đang so sánh. Như vậy bản đồ là phương tiện giảng dạy giúp học sinh củng cố, hiểu sâu và nhớ kỹ kiến thức.
  2. Phương pháp giảng giải. Được sử dụng trong nhiều trường hợp mà các phương pháp trên chưa thể hiện rõ yêu cầu của đề bài. Chẳng hạn trước khi thể hiện phương pháp chia cột, cần phải sử dụng phương pháp bản đồ và phương pháp giảng giải để Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa

21 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí giải thích, minh hoạ cho học sinh hiểu các dấu hiệu nào cần được chia ra để so sánh. Hơn nữa phương pháp giảng giải có thêm yếu tố minh hoạ, vì vậy khi sử dụng phương pháp này sẽ giúp cho việc thuyết phục học sinh bằng các sự kiện, hiện tượng cụ thể, minh hoạ hiểu rõ kiến thức, thấy được bản chất của sự vật hiện tượng.

  1. Phương pháp giảng giải dạy theo mối quan hệ nhân quả. So sánh giúp học sinh thấy được sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng địa lý. Phương pháp giảng giải dạy theo mối quan hệ nhân quả có vai trò chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự giống và khác nhau đó. Do đó cùng với phương pháp so sánh, phương pháp mối quan hệ nhân quả được sử dụng ngay sau khi đã tìm ra dược sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng cho chúng ta thấy được bản chất của mối quan hệ địa lý. Mối quan hệ nhân quả thường được thiết lập ngay sau khi so sánh, nếu chúng ta muốn biết được bản chất của sự vật hiện tượng. Việc thiết lập mối quan hệ nhân quả là đi tìm nguyên nhân sinh ra sự giống và khác nhau. Như vậy phương pháp này mang tính chất hỗ trợ cho phương pháp so sánh để tìm ra mối quan hệ và bản chất của hiện tượng địa lý. Ngoài phương pháp trên, các phương pháp khác cũng có thể dùng kết hợp với phương pháp so sánh như: phương pháp đàm thoại, sử dụng tranh ảnh, số liệu…. Trong giảng dạy địa lý, việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp một cách hiệu quả là “kim chỉ nam” đánh dấu sự thành công trong mỗi bài giảng của người giáo viên. Giáo viên đã làm được một việc vô cùng to lớn là giúp học sinh lĩnh hội kho tàng tri thức của nhân loại một cách nhẹ nhàng nhất, cao quí hơn cả là trau dồi cho các con những kỹ năng phù hợp với trình độ nhận thức và hướng tới những tình cảm tích cực.

2. Ứng dụng phương pháp so sánh vào từng bài cụ thể của chương trình địa lí 8 – THCS: Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 22 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí So sánh không phải là phương pháp dạy học hoàn toàn mới ở các trường phổ thông. Từ lâu, phương pháp dạy học này đã được ứng dụng khá phổ biến nhưng chủ yếu mới dừng lại ở việc so sánh các đối tượng riêng lẻ. Vì vậy, vấn đề đặt ra là ứng dụng phương pháp so sánh như thế nào để xây dựng các phiếu học tập dưới hình thức thảo luận nhóm. Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mới dừng lại ở việc đưa ra các ý tưởng so sánh trong từng bài cụ thể của chương trình địa lí 8 - THCS. Việc ứng dụng cụ thể phương pháp so sánh như thế nào sẽ được trình bày trong phần thực nghiệm với hai giáo án soạn tỉ mỉ, có đối chứng ở hai lớp thực nghiệm khác nhau. - Bài 1: So sánh đặc điểm địa hình giữa khu vực miền núi, sơn nguyên và đồng bằng. - Bài 2: So sánh hai kiểu khí hậu phổ biến ở Châu Á là kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa. - Bài 3: So sánh đặc điểm sông ngòi và cảnh quan ở các khu vực Châu Á. - Bài 4: So sánh gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ở Châu Á. - Bài 5: So sánh đặc điểm dân cư Châu Á trước kia và hiện nay - Bài 6: So sánh sự phân bố dân cư của Châu Á. - Bài 7: So sánh trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các nước và lãnh thổ Châu Á hiện nay. - Bài 8: So sánh đặc điểm phát triển nông nghiệp giữa các khu vực khí hậu khác nhau của Châu Á. - Bài 9: So sánh đặc điểm địa hình của các khu vực Tây Nam Á. - Bài 12: So sánh đặc điểm tự nhiên của khu vực phía Tây và khu vực phía

Đông kinh tuyến 100 0 Đông ở khu vực Đông Á. - Bài 14: So sánh đặc điểm tự nhiên giữa khu vực bán đảo Trung Ấn và Quần đảo Mã Lai - Bài 18: So sánh đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội, kinh tế giữa hai quốc gia Lào và Campuchia. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 23 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí - Bài 20: So sánh đặc điểm khí hậu ở một số địa điểm trên thế giới. - Bài 22: So sánh đặc điểm kinh tế của nước ta trước và sau đổi mới. - Bài 24: So sánh đặc điểm khí hậu và hải văn của biển giữa mùa đông và mùa hạ. - Bài 29: So sánh đặc điểm địa hình khu vực núi Tây Bắc - Đông Bắc, Trường Sơn Bắc – Trường Sơn Nam, Đồng bằng sông Hồng – Đồng bằng sông Cửu Long. - Bài 31: So sánh giới hạn và đặc điểm khí hậu giữa khu vực phía Bắc, Đông Trường Sơn, phía Nam, biển Đông. - Bài 32: So sánh đặc điểm khí hậu và thời tiết giữa mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam ở nước ta. - Bài 34: So sánh đặc điểm các hệ thống sông ngòi Bắc Bộ - Trung Bộ - Nam Bộ (so sánh về đặc điểm mạng lưới sông, hướng sông, chế độ nước sông, giá trị sông). - Bài 35: So sánh và tìm ra mối liên hệ giữa chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Hồng và sông Gianh. - Bài 36: So sánh đặc điểm ba nhóm đất chính của Việt Nam: đất Feralit, núi cao, phù sa (so sánh về nguồn gốc hình thành, phân bố, diện tích, đặc điểm, giá trị sử dụng)

- Bài 37: So sánh đặc điểm của các hệ sinh thái (rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái nông nghiệp). - Bài 38: So sánh hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp của tài nguyên rừng và tài nguyên động vật ở Việt Nam. - Bài 39: So sánh thiên nhiên giữa Bắc – Nam, Đông – Tây, thấp – cao. - Bài 40: So sánh các đặc điểm tự nhiên giữa ba khu vực Hoàng Liên Sơn – Mộc Châu – Thanh Hoá. - Bài 42: So sánh đặc điểm tự nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 24 Trường THCS Nghĩa Tân Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí - Bài 43: So sánh đặc điểm tự nhiên giữa khu vực Tây Nguyên với đồng bằng Nam Bộ. 3. Thực nghiệm - Vận dụng phương pháp so sánh vào dạy và học địa lý

  1. Mục đích - yêu cầu thực nghiệm: * Mục đích Làm sáng tỏ và khẳng định tính đúng đắn về nội dung, phương pháp ý nghĩa thực tiễn của việc vận dụng phương pháp so sánh vào giảng dạy địa lý lớp 8. * Yêu cầu - Thực nghiệm phải đảm bảo tính khách quan - Thực nghiệm phải phù hợp với từng đối tượng học sinh - Bài thực nghiệm phải thể hiện được nội dung đề tài đề ra
  2. Nội dung thực nghiệm * Xây dựng bài thực nghiệm Để thực nghiệm được mục đích của sáng kiến đề ra, tôi đã xây dựng hai giáo án cùng một bài, một bài theo phương pháp mà đề tài đề ra. Một bài với phương pháp truyền thống đối với hai lớp khác nhau mà có khả năng

nhận thức như nhau. * Nội dung thực nghiệm - Thực hiện thực nghiệm việc vận dụng phương pháp so sánh vào dạy bài nêu trên - Thực nghiệm việc vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học sinh so sánh - Đo mức độ nhận thức của học sinh (nhận thức và kĩ năng)

  1. Tổ chức thực nghiệm. Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành song song ở hai lớp thử nghiệm đó là lớp 8B (48 học sinh) là lớp thực nghiệm và lớp 8C (48 học sinh) là lớp đối chứng thuộc trường THCS Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội. Người thực hiện: Nhữ Thị Hải Hà - Tổ: Hoá - Sinh - Địa 25