Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dàn ý

       Phân tích tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là đề bài thường gặp trong chương trình ngữ văn 11. Đề văn có phần quen thuộc này tưởng như dễ dàng thế nhưng khi phân tích học sinh thường bị thiếu ý. Chính vì thế, dàn ý phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết sau đây sẽ giúp các bạn làm bài tốt hơn và đạt được kết quả cao.

       Cùng CungHocVui theo dõi ngay dàn ý chi tiết phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sau đây nhé!

Mở bài :

  • Giới thiệu tác giả tác phẩm.
  • Nêu vấn đề cần nghị luận

Thân bài phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dàn ý

Dàn ý phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1. Phần lung khởi: khái quát bối cảnh thời đại. Đồng thời nêu lời khẳng định về sự bất tử của người nông dân nghĩa sĩ.

+ “Hỡi ôi!”: Thể hiện niềm tiếc thương thiết tha, chân thành của tác giả.

+ “Súng giặc đất rền”: sự tàn phá nặng nề bằng vũ khí tối tân của quân xâm lược

+ “Lòng dân trời tỏ”: vì yêu quê hương đất nước mà đứng lên đánh giặc và có trời chứng giám.

- Nghệ thuật đối lập: thể hiện được khung cảnh bão táp và những những biến cố chính trị lớn lao của thời đại.

- Lời khẳng định tuy thất bại nhưng những người nghĩa sĩ đã hi sinh thì tiếng thơm còn lưu truyền mãi.

Xem thêm:

Soạn bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Tác giả (siêu ngắn)

Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

2. Phần thích thực: Phân tích nghĩa sĩ Cần Giuộc qua hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân

2.1. Nguồn gốc xuất thân

Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dàn ý

Dàn ý phân tích tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Là những người nông dân nghèo khổ: những dân ấp, dân lân “cui cút làm ăn”: sống cô đơn, không nơi nương tựa.

- Sử dụng nghệ thuật tương phản: vốn quen - chưa biết, chưa quen - chỉ biết.

- Tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản nhằm nhấn mạnh việc quen và chưa quen của người nông dân. Rồi từ đó tạo ra sự đối lập về tầm vóc của người anh hùng.

Xem thêm: 

Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Cảm nhận văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

2.2. Lòng nồng nàn yêu nước:

- Diễn biến tâm trạng người nông dân có sự chuyển hóa dần khi thực dân Pháp xâm lược nước ta: Ban đầu thì lo sợ và trông chờ tin quan sau đó thì tăng dần lên ghét đến mức căm thù và cuối cùng đứng lên chống lại.

=> Căm thù giặc đến tột cùng.

-  Người nông dân căm thù đến mức không dung tha cho kẻ thù, sẵn sàng chiến đấu tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”

Xem thêm:

Dàn ý phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc

Phân tích giá trị nghệ thuật đặc sắc của văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

2.3. Tinh thần chiến đấu sẵn sàng hi sinh của người nông dân:

  • Tinh thần trách nhiệm cao, không màng đến sự hi sinh.
  • Trang phục chiến đấu thô sơ: không một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi….
  • Những chiến công đạt được được tác giả dùng động từ mạnh chỉ hành động mạnh, nhịp điệu câu văn sôi nổi, nhanh nhen.

=> Qua đó tượng đài về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước được hiện lên rõ nét, sừng sững và oai hùng.

3. Phần Ai vãn: Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thông qua sự tiếc thương và cảm phục trước sự hi sinh của người nghĩa sĩ

Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dàn ý

Phân tích tác phẩm thông qua sự tiếc thương và cảm phục trước sự hy sinh của những người anh hùng

- Sự hi sinh của những người nghĩa sĩ nông dân được nhắc đến một cách hình ảnh với niềm tiếc thương chân thành.

- Hình ảnh gia đình buồn bã sau cuộc chiến.

- Niềm xót thương, đau đớn cho tác giả, cho gia đình những người đã hi sinh, cho toàn nhân dân Nam Bộ, toàn nhân dân cả nước...

=> Là tiếng khóc chung của toàn dân tộc, tiếng khóc mang tầm vóc rộng lớn - tầm vóc lịch sử.

  • Nghệ thuật: Sử dụng bút pháp trữ tình, nhịp điệu trầm lắng, gợi lên không khí u sầu, hiu hắt.

Xem thêm:

Chiếu Cầu Hiền- Ngô Thị Nhậm

Soạn bài: Xin thành lập khoa Luật- Nguyễn Trường Tộ

 4. Phần kết: ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ

Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dàn ý

Ca ngợi tinh thần của những người lính

- Lời khẳng định: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ”: mặc dù không thành công nhưng cũng thành nhân, để lại tiếng vang muôn đời.

- Tác giả ngợi ca tinh thần chiến đấu, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân Cần Giuộc. Đây là đám tang chung của cả thời đại, là khúc ca bi tráng về những người anh hùng thất thế.

=> Khẳng định sự bất tử của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Kết bài phân tích tác phẩm văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

  • Khẳng định nội dung bài văn phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc.
  • Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài.
  • Cảm nhận của bản thân.

Trên đây là dàn ý phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết, cụ thể nhất. Hy vọng qua dàn ý này sẽ giúp bạn có được bài phân tích chính xác, đầy đủ và có kết quả học tập tốt hơn!

Văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc là một bài văn tế do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác nhằm ngợi ca và kính phục cũng như thương tiếc trước những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc. Để giúp độc giả hiểu hơn về tác phẩm này, VerbaLearn sẽ trình bày phần dàn ý và một số bài phân tích mẫu chọn lọc.

Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dàn ý

Dàn ý phân tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

Mở bài

+) Sơ lược về tác giả

+) Sơ lược về tác phẩm

Thân bài

1. Ý nghĩa nhan đề

+) Văn tế: Đó chính là loại văn được viết nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng thương tiếc tới những người đã có những công lao to lớn.

+) Nghĩa sĩ Cần Giuộc: Trước khi trở thành nghĩa sĩ thì những người lính Cần Giuộc thì họ là những người nông dân. Họ có xuất thân nghèo khổ từ dân ấp, dân lân “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó” và “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.

+) Là bài văn được viết để tế những người nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận tập kích đồn quân pháp ở Cần Giuộc năm 1861.

2. Lung khởi: Bối cảnh lịch sử (Hỡi ôi!…tiếng vang như mỏ)

+) “Hỡi ôi” chính là lời khóc than của dân ta trước cảnh tang tóc, trước những tiếng “súng giặc”

+) “Lòng dân trời tỏ” chỉ có trời mới thấu hiểu được những hy sinh và tình yêu quê hương đất nước của dân ta

+) Mười năm làm ruộng chưa chắc được người đời biết đến, nhưng chỉ một trận đánh Tây tuy hy sinh nhưng công lao và tình yêu của họ thì luôn tồn tại trong lòng của dân ta.

3. Thích thực: Hình ảnh của những người nghĩa sĩ (Nhớ linh xưa…tàu đồng súng nổ)

+) Là những người nông dân

+) Cung ngựa thì chưa quen, quanh năm chỉ quen với con trâu con bò, cái cày cái cuốc.

+) Luôn trông chờ tin tốt đẹp cho đất nước

+) Ghét bọn thực dân Pháp như “nhà nông ghét cỏ”, muốn ăn tươi nuốt sống bọn chúng.

+) Họ không trốn tránh nữa mà quyết tâm sông pha ra đánh giặc

+) Không được trang bị hay huấn luyện, trên lưng chỉ có manh áo vải, tay chỉ có “một ngọn tầm vông”, “dao tu” và cái nón che nắng, những thứ ấy được họ sử dụng thay cho mã tấu, thuốc đạn hay ngòi nổ.

4. Ai vãn: Niềm thương tiếc tới những chiến sĩ đã mất (tiếp…cơn bóng xế dật dờ trước ngõ)

+) Nỗi xót thương đối với những nghĩa sĩ phải ra đi khi chí nguyện chưa thành

+) Nỗi xót xa của gia đình người thân

+) Căm hờn tới những kẻ đã gây ra những nghịch cảnh để giò đây dân ta phải chịu cảnh éo le

5. Kết: Lời thương tiếc và ngợi ca những linh hồn bất tử (còn lại)

+) Kết thúc bài tế chính là ngợi ca sự hy sinh của người chiến sĩ và cũng là tiếng khóc thương của Nguyễn Đình Chiểu với một giọng điệu đượm buồn

Kết bài

+) Nét đặc sắc của tác phẩm

Phân tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc – Mẫu 1

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là một trong những ngôi sao sáng trên bầu trời của nền văn học Việt Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho chân chính, cha là Nguyễn Huy người Thừa Thiên. Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu đầy trắc trở oan nghiệt, năm 1846 ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp tại quê cha, nhưng lúc sắp vào trường thi thì nhận được tin mẹ mất và phải bỏ thi giữa chừng trở về Nam chịu tang (1849). Dọc đường về Nguyễn Đình Chiểu bị đau mắt nặng rồi bị mù. Không khuất phục trước sự khắc nghiệt của số phận ông tiếp tục mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Về sau khi giặc Pháp đánh vào Gia Định, người trí thức yêu nước đó đã đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống giặc và tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc” được ra đời từ đó. Tác phẩm chính là sự biết ơn và xót thương trước những mất mát của những người nông dân – nghĩa sĩ Cần Giuộc đã anh dũng hy sinh thân mình vì đất nước. Đây cũng chính là tác phẩm thể hiện một tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt của tác giả.

Vậy, tại sao tác phẩm lại có tên là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”? Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu “văn tế” có nghĩa là gì nhé! Đó chính là loại văn được viết nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng thương tiếc tới những người đã có những công lao to lớn. Văn tế thường mang một âm hưởng chung đó chính là bi thương. Nhưng ở mỗi hoàn cảnh khác nhau thì văn tế được viết với mục đích khác nhau, có bài thì chỉ thuần tuý là tiếng khóc, có bài thì mang tính sử thi bi tráng. Văn tế được viết theo rất nhiều thể như là văn xuôi, thể thơ lục bát, song thất  những từ ngữ , hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh. Tiếp theo “Nghĩa sĩ Cần Giuộc” là ai? Trước khi trở thành những người nghĩa sĩ Cần Giuộc thì họ chính là những người nông dân chân chất thật thà, quanh năm chỉ biết chân lấm tay bùn làm nông “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó” và “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”. Thế nhưng với tinh thần yêu nước bất diệt những con người lam lũ vất vả ấy họ đã thể hiện tấm lòng yêu nước bất diệt của mình xung phong xông pha vào trận mạc ở Cần Giuộc để chiến đấu dù trong lòng canh cánh bao nhiêu nỗi lo. Tóm lại, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” chính là bài văn được viết để tế những người nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận tập kích đồn quân pháp ở Cần Giuộc năm 1861. Có thể nói lần đầu tiên trong văn học dân tộc, người nông dân nghĩa sĩ chống giặc ngoại xâm đã được dựng nên một bức tượng đài nghệ thuật bất tử.

Hỡi ôi!

Súng giặc đất rền; lòng trời dân tỏ.

Tác phẩm được mở đầu bởi một khung cảnh đau thương với một tiếng than “Hỡi ôi!” đó chính là tiếng khóc của nhân dân ta trước khung cảnh tang tóc, hoà với tiếng khóc và tiếng than thở chính là tiếng súng vang cả trời đất, thật là khung cảnh hỗn loạn. Chỉ có trời mới nhìn thấy được cảnh nhà tan của nát mà nhân dân đang phải chịu đựng và cũng chỉ có trời mới thấy được, những hy sinh và tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân ta. Câu văn chính là lời tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp vừa thể hiện những phẫn nộ của dân ta với bọn thực dân Pháp. “Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao” mười năm làm ruộng bán mặt cho đất bán lưng cho trời chưa chắc được ai biết đến tên tuổi, nhưng “một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất nhưng tiếng vang như mỏ” một trận đánh Tây tuy hy sinh thân mình nhưng công lao to lớn ấy luôn được lịch sử ngợi ca và ghi nhận công ơn. Để có được cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của ngày hôm nay phần lớn chính là mồ hôi xương máu của những người anh hùng đã đổ xuống.

Nhớ linh xưa:

Côi cút làm ăn; toan lo nghèo khó.

Trước khi trở thành “nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì họ chính là những con người có xuất thân là nông dân, luôn chân chất thật thà quanh năm chỉ biết “côi cút làm ăn” nhưng cái nghèo khó vẫn đeo bám không buông tha. Cuộc sống vốn bình dị như vậy, cung ngựa thì chưa quen, chưa từng tập khiên, tập súng, tập mác, quanh năm chỉ biết làm bạn với con trâu con bò, quen với việc cầm cuốc cầm cày, nhưng những điều đó có cản trở được việc họ đứng lên bảo vệ đất nước, không làm giảm đi cái ý chí kiên cường, có lẽ chính tình yêu mãnh liệt đó đã tiếp thêm một nguồn sức mạnh phi thường, cởi bỏ sự hiền lành vốn có để đứng lên chiến đấu với bọn thực dân Pháp.

Với lòng yêu nước chân thành họ luôn chờ mong những điều tốt lành “trông tin quan như trời hạn trông mưa” nhưng không phải cho bản thân mà chính là cho đất nước. Sự hoành hành của quân thù, những tội ác của chúng được thể hiện qua câu “mùi tinh chiên vấy vá” khiến cho dân ta ghét bọn thực dân Pháp như “nhà nông ghét cỏ” chỉ cần thấy hình dáng, tiếng nói thôi cũng làm cho người ta chán ghét và ghê tởm.

Bữa thấy bòng bong che chắn lốp, muốn tới ăn gan;

Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Là người Việt Nam tuy thấp bé nhẹ cân nhưng tinh thần chiến đấu thì không bé nhỏ chút nào, nó được thể hiện qua những hành động như là muốn ăn tươi nuốt sống “muốn ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”. Tuy có đáng sợ nhưng nào có đáng sợ bằng việc kẻ thù lấn áp, điều đó đủ để cho ta cảm nhận được ý chí kiên cường ấy.

Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;

Chẳng thèm trốn ngược, chốn xuôi chuyến này dốc tay ra bộ hổ.

Là một quốc gia có độc lập, có chủ quyền, họ nhận thức được trách nhiệm của mình là phải bảo vệ đất nước. Nếu mình không đứng lên thì còn đợi chờ ai nữa, chẳng trốn tránh, những người chiến sĩ của Nguyễn Đình Chiểu quyết tâm tiêu diệt giặc ngoại xâm cho dù thân hình bọn chúng có cao to hung dữ, vũ khí có hiện đại. Bức tranh của người chiến sĩ tuy không lộng lẫy xa hoa nhưng nó là một bức tranh tuyệt đẹp trong mắt người dân đất Việt.

Vốn chẳng được huấn luyện như “quân cơ quân vệ” họ chỉ là “dân ấp dân lân”, chẳng được trang bị vũ khí, chẳng được áo bào áo giáp, với những vật dụng hết sức thô sơ như đi cày đi cấy, một một manh áo vải trên lưng, tay chỉ có “một ngọn tầm vông”, “dao tu” và cái nón che nắng, những thứ ấy được họ sử dụng thay cho mã tấu, thuốc đạn hay ngòi nổ. Tuy chỉ dùng rơm để làm mồi lửa cũng có thể đốt cháy được nhà, “gươm đeo dùng bằng dao lưỡi phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ”. Có lẽ vũ khí mạnh nhất khi đó chính là tinh thần đoàn kết và ngọn lửa yêu nước sôi sục chảy trong tim của họ. Chẳng sợ thằng Tây nào bắn đạn nhỏ đạn to cứ xông lên “xô cửa xông vào”, họ oai phong lẫm liệt tung hoành trên chiếc trường. Dưới ngòi bút tài ba của tác giả người đọc như được chứng kiến cái tinh thần hào hùng ấy, nó như đang diễn ra trước mắt một cách sinh động.

Những lăm lòng nghĩa lâu dùng…già trẻ hai hàng luỵ nhỏ

Tác giả tỏ lòng thương tiếc tới sự hy sinh cao cả của những nghĩa sĩ đã quên mình vì đất nước, họ ra đi khi tâm nguyện chưa thành. Cái chết của họ khiến cho trời đất cũng phải đau thương.

Tác giả căm ghét tới những kẻ đã mang đau thương đến cho dân ta. Vì cớ gì lại cướp đi niềm hạnh phúc của dân ta khi tất đất ngọn rau đều là công sức bao đời của ông cha ta để lại, làm cho bao người phải khổ sở lao đao. Đó chính là tiếng khóc

Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;

Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ

Còn nỗi đau nào đau hơn nỗi đau của việc mất đi người thân. Chiến tranh khiến họ phải cách biệt âm dương, mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, gợi cho ta một không khí ảm đạm.

Kết thúc bài tế chính là lời ca ngợi những linh hồn đã khuất của Nguyễn Đình Chiểu. Tuy đã ra đi nhưng những công lao của họ luôn lưu mãi với thời gian. “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc” cho dù sống hay chết thì tinh thần vì tổ quốc mà chiến đấu vẫn còn đó, linh hồn của họ vẫn luôn dõi theo đất nước.

Với lối văn bình dân, giản dị, dùng nhiều thành ngữ, lời ăn tiếng nói đời thường, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng lên hình tượng người nghĩa sĩ vừa bi thương vừa hùng tráng. Qua “Bức tượng đài nghệ thuật” ấy tác giả gửi gắm một quan niệm sống tốt đẹp. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc cao cả của một tấm lòng giàu tình dân, nghĩa nước.