Phải làm gì khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm

Dậy thì sớm là sự xuất hiện những biểu hiện về thể chất và hormon của tuổi dậy thì ở lứa tuổi sớm hơn bình thường (trước 8 tuổi ở trẻ gái và trước 9 tuổi ở trẻ trai).

1. Dậy thì sớm là gì 

Dậy thì sớm là sự xuất hiện những biểu hiện về thể chất và hormon của tuổi dậy thì ở lứa tuổi sớm hơn bình thường (trước 8 tuổi ở trẻ gái và trước 9 tuổi ở trẻ trai).

Các biểu hiện của dậy thì bao gồm: tuyến vú bắt đầu phát triển ở trẻ gái và tăng kích thước thể tích tinh hoàn ở trẻ trai. Ngoài ra có thể có các biểu hiện như: tăng nhanh vọt của chiều cao, có lông mu, lông nách, mụn trứng cá, thay đổi tính khí, mùi cơ thể.

Dậy thì sớm gồm có hai nhóm:

  • Dậy thì sớm trung ương tức là có sự trưởng thành của trục bao gồm ba bộ phận là trung tâm chỉ huy dậy thì ở não – tuyến yên (nơi sản xuất hormon kích thích hoàng thể tố (LH) để chỉ huy buồng trứng và tinh hoàn sản xuất hormon sinh dục) – tuyến sinh dục là tinh hoàn ở trẻ trai và buồng trứng ở trẻ gái.
  • Dậy thì sớm ngoại biên tức là các biểu hiện dậy thì không phải do kết quả chỉ huy của trung tâm dậy thì ở não, mà do nguyên nhân tại buồng trứng như u nang buồng trứng ở trẻ gái, các nguyên nhân tại thượng thận ở trẻ trai như u vỏ thượng thận ở trẻ trai, bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh gây sản xuất thừa hormon nam của thượng thận ở trẻ trai, u tinh hoàn.

Ngoài hai nhóm trên thì còn có nhóm phát triển sớm tuyến vú, hoặc mọc lông sinh dục sớm nhưng là sự khác biệt của bình thường chứ không phải bệnh lý.

2. Tại sao con tôi bị dậy thì sớm trung ương

– Đa số là vô căn, có thể do di truyền, hiếm gặp hơn là  do u não (hay gặp hơn ở trẻ trai), các bất thường não bẩm sinh, tổn thương hệ thần kinh trung ương như chấn thương, nhiễm trùng.

– Tại Hoa Kỳ hiện đang có sự gia tăng những bé dậy thì sớm của bình thường và bệnh dậy thì sớm, có thể liên quan đến sự gia tăng mức độ béo phì ở trẻ em, và đây là một lý do nữa để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho bé của bạn.

3. Nên làm gì khi nghi ngờ bé bị dậy thì sớm

– Nếu bạn nghĩ rằng trẻ đang có dấu hiệu bệnh dậy thì sớm, bạn cần đưa trẻ đến bác sỹ NỘI TIẾT NHI.

– Tại lần khám đầu tiên, bác sỹ chuyên khoa sẽ:

+ Hỏi bạn về các biểu hiện của trẻ và thăm khám tình trạng của trẻ

+ Đo chiều cao, cân nặng của trẻ

+ Các xét nghiệm có thể được chỉ định: chụp X-quang xương cổ tay của trẻ để tìm hiểu xem xương có đang phát triển với tốc độ bình thường so với tuổi của trẻ hay không; siêu âm buồng trứng và tử cung xem có phát triển nhiều hơn so với mức độ của trẻ cùng tuổi. Các xét nghiệm hormon tĩnh và động để đánh giá mức độ bài tiết hormon LH của tuyến yên. Có thể cần chụp thêm 1 số hình ảnh X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não để tìm nguyên nhân dậy thì sớm. Các xét nghiệm được lựa chọn do các các bác sỹ chuyên khoa quyết định dựa trên việc thăm khám cho trẻ.

Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện vào buổi sáng. Trẻ có thể ăn uống bình thường trước khi xét nghiệm.

Phải làm gì khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm

4. Tại sao phải điều trị dậy thì sớm

– Các trẻ dậy thì sớm bắt đầu tăng vọt chiều cao sớm cũng sẽ ngừng phát triển sớm hơn. Nếu không được điều trị, cho dù trẻ cao nhất lớp, vẫn có thể thấp nhất lớp về sau. Điều trị sẽ giúp làm chậm quá trình dậy thì của trẻ, làm ngưng hoặc giảm tốc độ tăng trưởng của tuổi xương, nghĩa là trẻ có nhiều thời gian hơn để đạt chiều cao tốt hơn khi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bé được chẩn đoán muộn, khi gần kết thúc dậy thì, việc điều trị với mục tiêu làm tăng chiều cao khi trưởng thành sẽ không đạt được.

– Trẻ gái có bệnh dậy thì sớm có thể thay đổi tính khí và có cảm xúc buồn chán trong khi trẻ quá nhỏ để hiểu và đối phó với những thay đổi này. Trẻ cũng có thể bị trêu ghẹo hoặc bị bắt nạt ở trường vì trẻ khác với các bạn trong lớp. Điều trị sẽ trì hoãn hoặc giảm phát triển thể chất, điều đó góp phần làm giảm gánh nặng tâm lý cho trẻ.

5. Con tôi có phải điều trị không?

Từ kết quả khám và các xét nghiệm, bác sỹ chuyên khoa sẽ xem xét việc điều trị có mang lại lợi ích cho con bạn hay không để quyết định.

Các yếu tố quyết định chỉ định điều trị cho bé bao gồm:

  • Tuổi của trẻ tại thời điểm chẩn đoán;
  • Dự đoán chiều cao lúc trưởng thành: là yếu tố quan trọng nhất để quyết định điều trị;
  • Ảnh hưởng tâm sinh lý của trẻ.

Nếu các bác sỹ chuyên khoa nhận thấy trẻ được lợi ích từ việc điều trị, các bác sỹ chuyên khoa sẽ trao đổi với gia đình về mục tiêu có thể đạt được, những lựa chọn điều trị và giải thích về nguy cơ.

Phải làm gì khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm

6. Thuốc điều trị dậy thì sớm trung ương là gì?

Phải làm gì khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm

Cách thức để điều trị là dùng một thuốc đồng vận LHRH hoặc đồng vận GnRH (GnRHa). Thuốc này tạo ra hiệu ứng sinh học trên tuyến yên, dẫn đến ngắt tín hiệu từ não đến buồng trứng hoặc tinh hoàn, làm dừng quá trình sản xuất hocmon sinh dục do đó làm chậm hoặc dừng bệnh dậy thì sớm.

Thuốc thường được tiêm vào trong cơ (tiêm bắp sâu). Có 2 loại: tiêm 1 mũi tác dụng kéo dài 28 ngày hoặc tiêm một mũi tác dụng kéo dài trong 3 tháng. Các bác sỹ sẽ lựa chọn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của từng trẻ sau khi đã trao đổi kỹ với gia đình.

Trong khoảng 2 tuần sau mũi tiêm đầu tiên, một vài triệu chứng có thể xuất hiện như: thay đổi tính khí, tăng nhẹ kích thước tuyến vú và ra máu âm đạo nhẹ. Những triệu chứng này có thể biến mất sau vài tuần.

Bé sẽ được theo dõi trong suốt quá trình điều trị. Điều trị thường xuyên và chính xác theo hướng dẫn của bác sỹ là rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả điều trị của trẻ.

Việc điều trị sẽ dừng lại khi trẻ được 10- 11 tuổi, hoặc sớm hơn tuỳ từng bé. Khi dừng điều trị, hormon sinh dục lại được cơ thể sản xuất trở lại và quá trình dậy thì bình thường sẽ lại bắt đầu, kinh nguyệt bắt đầu hoặc có trở lại sau 12 đến 18 tháng ngừng điều trị ở trẻ gái, trẻ trai vẫn có sự sản xuất tinh trùng bình thường.

7. Vì sao nên đến Bệnh viện Nhi Trung uơng để chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm

– Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện có trên 20 năm kinh nghiệm nhất trong cả nước về chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm. Hiện tại, khoa Nội tiết- Chuyển hoá- Di truyền đang quản lý và điều trị gần 2500 bệnh nhân dậy thì sớm trên khắp cả nước .

– Bé sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sỹ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, thường xuyên được đào tạo qua các khoá học, hội nghị trong và ngoài nước.

Quý khách hàng có thể lựa chọn thăm khám và theo dõi điều trị bệnh dậy thì sớm tại Trung tâm Nội tiết – Chuyển hoá – Di truyền và Liệu pháp phân tử,  Bệnh viện Nhi Trung ương:

– Phòng khám chuyên khoa Nội tiết – Chuyển hoá – Di truyền – Phòng D128 – D130, Khoa Khám bệnh chuyên khoa (Tầng 1, nhà A). Thời gian khám: từ 7h – 16h30 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, Tết). ĐT: 024 6274 7706.

– Phòng khám chuyên khoa Nội tiết – Chuyển hoá – Di truyền – Trung tâm Quốc tế. Thời gian khám: từ 7h30 – 16h30 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày cuối tuần và ngày lễ, Tết). ĐT: 0862 33 55 66.

Khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương

Phải làm gì khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm
Phải làm gì khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm

Hiện tượng dậy thì sớm đang ngày một trở nên phổ biến khiến không ít bố mẹ cảm thấy hoang mang, lo lắng. Đâu là những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai? Dậy thì sớm ở trẻ phải làm sao?

Dậy thì là giai đoạn mà trẻ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Giai đoạn này giống như một chuyến “tàu lượn siêu tốc” với những sự thay đổi thất thường về cảm xúc lẫn thể chất cũng như hành vi của trẻ. Quan trọng hơn, nếu trẻ bước vào giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ thì mọi vấn đề sẽ càng trở nên rắc rối và phức tạp hơn.

Dậy thì sớm ở trẻ là như thế nào?

Dậy thì sớm là hiện tượng trẻ bắt đầu có những thay đổi về đặc tính sinh dục ở nhiều khía cạnh sớm hơn bình thường. Nếu các dấu hiệu dậy thì ở bé gái xuất hiện trước 8 tuổi và các dấu hiệu dậy thì ở bé trai xuất hiện trước 9 tuổi thì được xem là dậy thì sớm.

Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm

Dậy thì sớm được chia thành 2 loại: Dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại vi

Dậy thì sớm trung ương

Phát sinh do nồng độ GnRH trong cơ thể tăng quá cao, làm cho sự bài tiết của hormone sinh dục vượt quá mức bình thường. Hormone GnRH là hormone do tuyến yên tiết ra, có tác dụng phát tín hiệu cho các tuyến sinh dục nằm trong buồng trứng của bé gái và tinh hoàn của bé trai sản xuất các hormone giới tính chịu trách nhiệm về những thay đổi thể chất ở tuổi dậy thì.

Phần lớn các trường hợp này thường khó xác định được lý do. Trong đó, có một vài nguyên nhân phổ biến sau:

  • Có khối u trong não hoặc tủy sống
  • Tổn thương ở các cơ quan của hệ thần kinh trung ương
  • Chịu tác động của bức xạ lên não và tủy sống
  • Có các dị tật bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương như khối u hoặc có ứ đọng dịch lỏng dư thừa
  • Suy giáp, tình trạng tuyến giáp không sản sinh đủ hormone

Dậy thì sớm ngoại biên

Phát sinh do sự tăng cao nồng độ của hormone sinh dục như androgen và estrogen ở một số bộ phận của cơ thể như tinh hoàn, buồng trứng, tuyến thượng thận, tuyến yên. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này là:

  • Có khối u ở tuyến thượng thận hoặc tuyến yên
  • Khối u buồng trứng
  • U nang buồng trứng.
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh (một nhóm các rối loạn di truyền hiếm gặp do rối loạn tổng hợp hormone vỏ thượng thận)
  • Hội chứng McCune-Albright – một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến xương, da và nội tiết tố.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ như:

  • Tiếp xúc với hormone giới tính dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ
  • Tiêu thụ một số chất làm tăng nguy cơ dậy thì sớm
  • Béo phì
  • Do xạ trị

Dấu hiệu dậy thì sớm

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái:

  • Ngực phát triển
  • Mọc lông mu hoặc lông nách
  • Thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài
  • Bắt đầu có kinh nguyệt.

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai:

  • Dương vật và tinh hoàn phát triển
  • Tóc, lông nách và lông ở vùng kín bắt đầu xuất hiện
  • Tăng trưởng chiều cao
  • Vỡ giọng
  • Mụn trứng cá xuất hiện
  • Cơ thể có mùi.

Một số bé trai có thể chỉ dậy thì sớm một phần. Chẳng hạn như chỉ có lông nách và lông ở vùng kín là phát triển trong khi những dấu hiệu khác hoàn toàn không có. Nếu bé trai có các dấu hiệu trên trước 9 tuổi, bạn hãy đưa con đi khám.

Dậy thì sớm ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

1. Hạn chế chiều cao

Dậy thì sớm có bị lùn không? Dậy thì sớm có cao được nữa không? Đây là những băn khoăn rất phổ biến của các bậc cha mẹ khi con có dấu hiệu dậy thì.

Thông thường, những trẻ bước vao giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ sẽ có giai đoạn dậy thì ngắn. Một khi trẻ đã vượt qua giai đoạn này thì sự tăng trưởng sẽ dừng lại.Việc tăng trưởng của trẻ sẽ ngừng lại sớm hơn so với những đứa trẻ khác và do đó, chiều cao của bé cũng có thể thấp hơn.

2. Lo âu và trầm cảm

Dậy thì sớm có thể gây trầm cảm và căng thẳng tâm lý ở trẻ. Bé có thể cảm thấy xấu hổ vì cơ thể phát triển khiến bé trông khác bạn bè. Để giúp con tránh căng thẳng khi có sự thay đổi này, bố mẹ cần trò chuyện với bé hoặc tạo cho bé cơ hội trò chuyện với một người đáng tin cậy hay thậm chí là chuyên gia tư vấn tâm lý nếu con thấy không thoải mái về cơ thể và những thay đổi xảy ra mà con đang phải đối mặt.

3. Lạm dụng ma túy

Những trẻ bước vào giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ thường dễ rơi vào bẫy của tệ nạn ma túy hoặc các chất kích thích. Do đó hút thuốc và uống rượu thường là những vấn đề phổ biến ở những trẻ dậy thì sớm.

4. Quan hệ tình dục sớm ở tuổi dậy thì

Việc trẻ phải đối mặt với giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ cũng làm tăng nguy cơ quan hệ tình dục sớm. Các bé gái thường có quan hệ tình dục nhiều hơn các bé trai. Điều này làm tăng nguy cơ mang thai ở tuổi vị thành niên. Hệ quả kéo theo là tình trạng bỏ học, thất nghiệp và làm mẹ khi còn quá nhỏ.

5. Gặp các vấn đề về vóc dáng

Những bé gái dậy thì sớm thường gặp các vấn đề về vóc dáng cơ thể. Điều này khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin hơn những trẻ khác. Tuy nhiên, với các bé trai thường không gặp vấn đề này.

6. Ảnh hưởng đến việc học tập

Những bé gái phát triển sớm thường học yếu hơn những đứa trẻ khác, điều này có thể kéo dài trong suốt những năm trung học. Tuy nhiên, các bé trai sẽ không gặp phải vấn đề này.

7. Những rủi ro khác

Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa dậy thì sớm và nguy cơ mắc ung thư vú sau này. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa có nhiều bằng chứng.

Phương pháp điều trị tình trạng dậy thì sớm ở trẻ

Khi trẻ có các dấu hiệu kể trên, bạn nên đưa trẻ đi khám để điều trị. Nếu nguyên nhân là do có khối u ở tuyến thượng thận hoặc tuyến yên, bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc để ức chế khối u. Các phương pháp này dù không thể ngăn hết các triệu chứng nhưng sẽ giúp giai đoạn dậy thì của trẻ diễn ra đúng độ tuổi.

Đối với tình trạng trẻ dậy thì sớm trung ương, bác sĩ sẽ cho trẻ tiêm thuốc GnRH hoặc LHRH (Luteinizing Hormone Releasing Hormone) hằng ngày hoặc 3–4 tuần/lần tùy thuộc vào nồng độ hormone trong cơ thể. Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa việc sản xuất hormone ở tuyến yên. Đối với loại thuốc này:

  • Bé sẽ được tiêm dưới da hằng ngày hoặc hằng tháng.
  • Bác sĩ cũng có thể cấy ghép một số ống nhỏ dưới da ở cánh tay để thuốc đi vào cơ thể.
  • Xịt mũi – sử dụng mỗi ngày.

Đôi khi thuốc này sẽ gây ra các phản ứng phụ như nhức đầu hoặc có các dấu hiệu của giai đoạn mãn kinh như nóng trong người.

Cha mẹ nên làm gì khi thấy con có biểu hiện dậy thì sớm?

Bạn hãy bình tĩnh cùng con bước qua giai đoạn này. Giải thích cho trẻ hiểu những thay đổi đang diễn ra là hoàn toàn bình thường khi trẻ lớn lên. Đừng quá chú ý đến vóc dáng của trẻ, thay vào đó hãy dành lời khen cho những việc làm tốt của trẻ trong học tập, hoạt động thể thao…

Trấn an trẻ bởi trẻ còn quá nhỏ và không hề biết những gì đang xảy ra với mình. Nếu trẻ rơi vào hoảng loạn ở thời điểm này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và để lại những dấu ấn tiêu cực kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Thường xuyên liên lạc với giáo viên của trẻ để hiểu và đánh giá tình hình học tập của con. Điều này cũng giúp bạn biết được trẻ có đang gặp phải bất kỳ áp lực nào ở trường hay không.

Ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ như thế nào?

Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thử:

  • Giữ cân nặng ổn định để giảm nguy cơ dậy thì sớm và các tình trạng khác liên quan đến béo phì và thừa cân, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2.
  • Tránh cho trẻ dùng thuốc nội tiết tố theo toa, thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm khác có thể chứa estrogen hoặc testosterone, trừ khi được bác sĩ kê đơn hoặc khuyến nghị.
  • Cho trẻ vận động thường xuyên
  • Duy trì chế độ ăn khoa học với đầy đủ các nhóm thực phẩm. Chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ…, không tẩm bổ quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán chứa nhiều chất béo có thể khiến trẻ béo phì.

Một số câu hỏi thường gặp về vấn đề dậy thì ở trẻ

1. Dấu hiệu đầu tiên của dậy thì ở bé gái là gì?

Sự phát triển của mô vú và sự xuất hiện lông mu được xem là những dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì.

2. Khi nào được xem là dậy thì trễ?

Trẻ được xem là dậy thì trễ nếu sau 14 tuổi không có bất cứ dấu hiệu dậy thì nào. Nguyên nhân có thể là do trẻ bị các rối loạn nội tiết hoặc mất cân bằng hormone. Bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ và chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ.

4. Làm thế nào để ngăn ngừa dậy thì sớm ở bé gái?

Bạn cần phải giúp trẻ ngăn ngừa chứng béo phì, tránh tiếp xúc với estrogen trong môi trường và hạn chế căng thẳng.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.