Nhiệm kỳ của tổng thư ký asean là bao nhiêu năm?

Tân Phó Tổng Thư ký ASEAN Trần Đức Bình. Ảnh: TTXVN

Theo phóng viên tại Jakarta, ngày 15-2, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] phụ trách Cộng đồng và Nội bộ Trần Đức Bình cùng Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Chính trị - An ninh Robert Matheus Michael Tene đã chính thức nhậm chức.

Trong một thông cáo báo chí, Ban Thư ký ASEAN cho biết, sau nghi thức tuyên thệ do Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi chủ trì, hai tân Phó Tổng Thư ký Trần Đức Bình và Robert Matheus Michael Tene sẽ đảm nhiệm nhiệm kỳ 3 năm từ năm 2021 đến 2024.

Phó Tổng Thư ký Trần Đức Bình sẽ chịu trách nhiệm thực thi các công việc nhằm hỗ trợ, giúp Ban Thư ký ASEAN vận hành trơn tru, bao gồm các công việc quản trị nội bộ, nhân sự, tài chính và ngân sách, công nghệ thông tin, lễ tân, quản lý thông tin, truyền thông, quan hệ cộng đồng, pháp lý, quản lý các dự án và các chương trình hợp tác với các đối tác của ASEAN...

Là nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, Phó Tổng Thư ký Trần Đức Bình từng đảm nhiệm nhiều chức vụ tại Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong đó có cương vị Đại sứ - Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN từ năm 2018 đến năm 2021.

Trong khi đó, Phó Tổng Thư ký Robert Matheus Michael Tene từng là Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng và Nội bộ từ năm 2019 đến năm 2021 và từng đảm nhận nhiều vai trò khác nhau tại Bộ Ngoại giao Indonesia. Trên cương vị mới, ông sẽ hỗ trợ Tổng Thư ký ASEAN thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị - An ninh, tăng cường quan hệ với các đối tác đối thoại và cộng đồng quốc tế.

Theo quy định của Hiến chương ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN được hỗ trợ bởi 4 Phó Tổng Thư ký có quốc tịch khác với Tổng Thư ký và đến từ 4 quốc gia thành viên ASEAN khác nhau.

Trong đó, hai Phó Tổng Thư ký được các quốc gia thành viên ASEAN đề cử trên cơ sở luân phiên với nhiệm kỳ 3 năm không được gia hạn; hai Phó Tổng Thư ký còn lại được tuyển dụng công khai với nhiệm kỳ 3 năm và có thể được gia hạn thêm một nhiệm kỳ.

Trước đó, Đại sứ Trần Đức Bình đã xuất sắc vượt qua gần 20 ứng cử viên từ các nước ASEAN qua hai vòng sơ tuyển và vòng thi viết, phỏng vấn chung cuộc. Tại cuộc họp lần thứ 27 Hội đồng Điều phối ASEAN diễn ra ngày 9-9 năm ngoái, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã nhất trí với đề nghị của Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi và thống nhất chọn Đại sứ Trần Đức Bình làm Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng và Nội bộ.

Như vậy là trong khoảng 11 năm liên tục [1/2013-2/2024], Việt Nam có đại diện trong Ban lãnh đạo và điều hành của Ban Thư ký ASEAN, cụ thể là Tổng Thư ký Lê Lương Minh [nhiệm kỳ 1/2013-1/2018], Phó Tổng Thư ký Hoàng Anh Tuấn [2/2018-2/2021] và giờ đây là tân Phó Tổng Thư ký Trần Đức Bình.

Nguồn báo Hà Nội Mới

//hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-ngoai/991290/dai-su-tran-duc-binh-chinh-thuc-nham-chuc-pho-tong-thu-ky-asean

Admin

Hai tân Phó Tổng thư ký Trần Đức Bình và Robert Matheus Michael Tene sẽ đảm nhiệm nhiệm kỳ 3 năm từ năm 2021 đến năm 2024.

Nguồn: Phái đoàn VN tại ASEAN

Ngày 15/2, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] phụ trách Cộng đồng và Nội bộ Trần Đức Bình, cùng Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Chính trị-An ninh Robert Matheus Michael Tene chính thức nhậm chức.

Trong một thông cáo báo chí, Ban thư ký ASEAN cho biết, sau nghi thức tuyên thệ do Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi chủ trì, hai tân Phó Tổng thư ký Trần Đức Bình và Robert Matheus Michael Tene sẽ đảm nhiệm nhiệm kỳ 3 năm từ năm 2021 đến năm 2024.

Phó Tổng thư ký Trần Đức Bình chịu trách nhiệm thực thi các công việc nhằm hỗ trợ, giúp Ban Thư ký ASEAN vận hành trơn tru, bao gồm các công việc quản trị nội bộ, nhân sự, tài chính và ngân sách, công nghệ thông tin, lễ tân, quản lý thông tin, truyền thông, quan hệ cộng đồng, pháp lý, quản lý các dự án và các chương trình hợp tác với các đối tác của ASEAN... Là nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, Phó Tổng thư ký Trần Đức Bình từng đảm nhiệm nhiều chức vụ tại Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong đó có Đại sứ - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN từ năm 2018 đến năm 2021.

Như vậy là trong khoảng 11 năm liên tục [1/2013-2/2024], Việt Nam liên tục có đại diện trong Ban lãnh đạo và điều hành của Ban thư ký ASEAN, cụ thể là Tổng Thư ký Lê Lương Minh [nhiệm kỳ từ tháng 1/2013-1/2018], Phó Tổng thư ký Hoàng Anh Tuấn [2/2018-2/2021] và giờ đây là tân Phó Tổng thư ký Trần Đức Bình.

Theo VTV.VN

Thứ Tư, 09/01/2013 | 19:20

Tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay, lễ chuyển giao cương vị Tổng Thư ký ASEAN giữa cựu Tổng Thư ký ASEAN người Thái Lan - Surin Pitsuwan và tân Tổng Thư ký ASEAN người Việt Nam - Lê Lương Minh diễn ra vào ngày 9/1 tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta [Indonesia]. Tham dự và phát biểu tại buổi lễ có Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Marty Natalegawa…

Tân Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh. Ảnh: TTXVN

Tại buổi lễ chuyển giao nhiệm vụ, ông Lê Lương Minh có bài phát biểu nhậm chức nhấn mạnh các nhiệm vụ ưu tiên gồm: hướng tới xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, đẩy mạnh liên kết và kết nối khu vực, tăng cường quan hệ đối ngoại của ASEAN; duy trì đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của khối trong các mối quan hệ với đối tác; củng cố hòa bình và an ninh khu vực, cũng như nhiệm vụ chính của tân Tổng Thư ký ASEAN trong nhiệm kỳ 5 năm [2013 - 2017].

Trước lễ nhậm chức chính thức 3 ngày, ông Lê Lương Minh đã đến Jakarta để nhận nhiệm sở, bộ máy nhân sự làm việc tại Ban Thư ký ASEAN với gần 300 người.

Ông Lê Lương Minh được các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN phê chuẩn làm Tổng Thư ký ASEAN tại Hội nghị cấp cao lần thứ 21 hồi tháng 11/2012 tại Phnom Penh [Campuchia]. Ông đồng thời là người Việt Nam đầu tiên nhậm chức Tổng Thư ký của Hiệp hội. Nhiệm vụ này được trao cho Việt Nam trong bối cảnh ASEAN đang ở trong một giai đoạn lịch sử quan trọng tiến tới việc thành lập Cộng đồng, và cũng đang đứng trước những thử thách trong việc củng cố đoàn kết nội khối.

Theo nguyên tắc của ASEAN, vị trí Tổng Thư ký được đề cử và đảm nhiệm luân phiên giữa 10 nước thành viên. Lần đầu tiên Việt Nam chính thức có đại diện đảm nhiệm vị trí này và như vậy phải 50 năm nữa, Việt Nam mới có một đại diện tiếp theo làm Tổng Thư ký ASEAN.

C.Q.B [TH]

Tân tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi

Buổi lễ có dự tham dự của Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, các đại diện thường trực 10 nước thành viên ASEAN, các quan chức cấp cao Indonesia, đại diện các đoàn ngoại giao ở Indonesia.

Ông Lim là người Brunei thứ hai và là Tổng thư ký thứ 14 của ASEAN, nhiệm kỳ 2018-2022, theo trang web chính thức của ASEAN.

Phát biểu tại lễ nhậm chức, tân tổng thư ký ASEAN Lim đã cảm ơn người tiền nhiệm Việt Nam, ông Lê Lương Minh, vì những đóng góp xứng đáng trong nhiệm kỳ 2013 - 2017. 

Ông Lim nhấn mạnh trước những thách thức mới, ASEAN "phải ngay lập tức chuẩn bị cho người dân sẵn sàng với thời đại công nghệ, phải giữ vững và tiến lến các mục tiêu tăng trưởng, phát triển bền vững".

Nhấn mạnh các nước ASEAN là khu vực dễ hứng chịu thảm họa, tân tổng thư ký Lim kêu gọi tăng cường ứng phó thảm họa thiên nhiên giữa các nước ASEAN, thay vì chỉ chủ yếu tập trung vào ngoại giao khu vực và tăng trưởng kinh tế. Theo đó, các bên cần có trách nhiệm tăng cường khả năng ứng phó thông qua việc can thiệp để giảm nhẹ thảm họa, thực thi các chiến lược thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, bảo tồn và quản lý hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.

Tháng trước, ít nhất 240 người thiệt mạng khi cơn bão nhiệt đới Tembin tàn phá miền Nam Philippines, buộc hàng chục nghìn người phải di dời. Cũng trong tháng 12-2017, bão Cempaka cũng đã càn quét tại đảo chính Java của Indonesia khiến ít nhất 41 người thiệt mạng, hàng chục nghìn người phải dời bỏ nhà cửa do lũ lụt và lở đất. 

Người đứng đầu Ban thư ký ASEAN cũng cho rằng thách thức chính của ASEAN là đưa tổ chức này đến gần hơn với người dân. Ông Lim cam kết cơ quan này sẽ chủ động và tự cải thiện năng lực nhiều hơn nữa, giúp các nước thành viên sẵn sàng trong các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến phần lớn khu vực.

Trước khi được bầu trở thành tổng thư ký ASEAN, ông Lim Jock Hoi là Thư ký thường trực tại Bộ ngoại giao và thương mại Brunei. 

Chức vụ Tổng Thư ký ASEAN có nhiệm kỳ 5 năm và được luân phiên giữa các nước thành viên ASEAN. 

BẢO DUY

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thư ký Asean đương nhiệm từng là bộ trưởng ngoại giao Thái Lan

Một quan chức ngoại giao Việt Nam sẽ đảm đương vị trí Tổng thư ký Hiệp hội Đông Nam Á thay cho ông Surin Pitsuwan, mãn nhiệm cuối năm nay.

Theo thông lệ, nhân vật vào chức vụ này sẽ được lựa chọn từ các quốc gia thành viên, lần lượt theo thứ tự chữ cái.

Quốc gia của tổng thư ký đương nhiệm là Thái Lan, tiếp đến sẽ là Việt Nam.

Đây sẽ là lần đầu tiên một người Việt giữ vai trò tổng thư ký cho hiệp hội gồm 10 thành viên.

Nhiệm kỳ của tổng thư ký Asean là 5 năm, không gia hạn. Do vậy, người kế nhiệm ông Surin sẽ phải được thông qua trong hội nghị thượng đỉnh Asean cuối năm nay để bắt đầu công việc vào tháng 1/2013.

Một nguồn khả tín cho BBC hay rằng ứng viên chủ chốt của Việt Nam cho vị trí này là Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh.

Ông Minh, sinh năm 1952, trước khi làm thứ trưởng đã có thời gian dài làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền -Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc.

Ông được cho là người dày dạn kinh nghiệm trong các vấn đề ngoại giao chung và đa phương.

Từng làm phiên dịch khi mới khởi nghiệp, Thứ trưởng Lê Lương Minh thành thạo hai ngoại ngữ Anh và Pháp.

Tổng cộng tới nay Asean đã có 12 tổng thư ký. Tiến sỹ Surin Pitsuwan từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan.

Việc tổng thư ký thứ 13 của Asean là người Việt Nam được đánh giá sẽ mang lại thuận lợi cho nghị trình ngoại giao của Hà Nội, cho dù vị trí này cũng nặng tính nghi lễ và hành chính.

Giới bình luận khu vực cho rằng Việt Nam đã sử dụng khá thành công chiếc ghế chủ tịch hiệp hội năm 2010 để thúc đẩy các vấn đề 'nóng', liên quan trực tiếp tới Việt Nam, như giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Nguồn tin của BBC nhận định: "Có người ở vị trí cần thiết nhằm bảo đảm chủ đề Biển Đông được duy trì trên nghị trình Asean là điều quan trọng cho Việt Nam, nhất là khi chức chủ tịch hiệp hội trong bốn năm tới sẽ phải qua tay lần lượt các quốc gia Campuchia, Brunei, Miến Điện và Lào".

Trong thời gian làm chủ tịch Asean, Việt Nam cũng đã đưa ra một số sáng kiến như tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Asean và các nước đối tác.

Video liên quan

Chủ Đề