Nhất nguyên chính trị là gì

Thuyết nhất nguyên, hay nhất nguyên luận là quan niệm thần học và siêu hình học cho rằng tất cả thế giới đều thuộc về một bản chất, nguyên lý, chất hay năng lượng, tất cả đều có một khởi nguyên.

Khởi nguyên này có thể là khởi nguyên vật chất [thuyết nhất nguyên duy vật] hoặc khởi nguyên tinh thần [thuyết nhất nguyên duy tâm - Heghen]

Thuyết Nhất nguyên duy tâm, trong Phật giáo [một vài tông phái] gọi là tâm sinh ra vạn pháp, vạn pháp do tâm mà ra. Phải là bậc giác ngộ mới có được trí tuệ này, chứ chúng sinh còn si mê thì không thể hiểu được, nhà Phật gọi là Chân Lý thì bất khả tư nghị [không thể nghĩ bàn]. Nhưng cũng có thể ví dụ như, sóng biển dạt dào từng lớp từng lớp nối tiếp nhau không dứt là do lòng biển có biến động nội tại. Biến động nội tại đó được ví như Tâm, các lớp sóng vỗ là vạn pháp. Ta có thể hiểu Vạn pháp là những gì mà ý thức cảm nhận được như: tình cảm, suy nghĩ, lý trí, cảm xúc, vật chất, hình ảnh, hình thể, các giác quan, đối tượng của các giác quan là các trần...

Nhất nguyên duy tâm[sửa | sửa mã nguồn]

Thuyết nhất nguyên duy tâm [chủ nghĩa duy tâm khách quan] cho rằng mọi cái đều do ý niệm tuyệt đối sáng tạo ra, "ý niệm tuyệt đối" tồn tại và phát triển đến mức độ nhất định thì sản sinh ra thế giới vật chất, và xã hội loài người chỉ là những "tồn tại khác" của "ý niệm tuyệt đối".

Nhất nguyên duy vật[sửa | sửa mã nguồn]

Thuyết nhất nguyên duy vật được phát triển bởi Mác [Karl Marx] và Ăngghen [Friedrich Engels] cho rằng toàn bộ hiện thực khách quan [kể cả xã hội loài người] về bản chất là vật chất, ý thức chỉ là kết quả của sự phát triển và sự phản ánh của vật chất vận động.

Thuyết nhị nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Thuyết nhất nguyên khác biệt với thuyết nhị nguyên - thuyết này cho rằng có hai loại thực thể, và thuyết đa nguyên - thuyết cho rằng có nhiều loại thực thể.

Thuyết nhất nguyên có trong phần Rig Véda của Kinh Vệ đà. Tư tưởng Ấn Độ thường có tính nhất nguyên và huyền nhiệm [mystique].

Thuyết nhất nguyên thường được xem là có quan hệ với thuyết phiếm thần, thuyết thần tồn tại nơi vạn vật [panentheism], và một vị Thượng đế nội tại. Các khái niệm về thuyết tuyệt đối [absolutism], đơn tử [monad], và "chất nền phổ quát" [Universal substrate] cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 72 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin.

- Tính nhất nguyên chính trị, thống nhất, nhân dân được thể hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Quảng cáo

Lời giải:

- Tính nhất nguyên chính trị, thống nhất, nhân dân được thể hiện trong hệ thống chính trị Việt Nam là:

- Tính nhất nguyên

+ Chế độ chính trị Việt Nam là thể chế chính trị một Đảng duy nhất cầm quyền.

+ Hệ thống chính trị Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam. Mỗi tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, vừa đóng vai trò là hình thức tổ chức quyền lực của nhân dân [Nhà nước], tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng vừa là tổ chức mà qua đó Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với xã hội.

+ Tính nhất nguyên tư tưởng: Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Tính thống nhất

+ Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của toàn bộ hệ thống là xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam với nội dung: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

+ Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ.

+ Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở từng cấp, từ Trung ương đến địa phương, với các bộ phận hợp thành.

- Tính nhân dân

+ Đây là quy luật tồn tại của Đảng, là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cầm quyền.

+ Nhà nước là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

+ Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính các tầng lớp nhân dân.

+ Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân. Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

  • Mở đầu trang 71 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi. Em là thành viên của tổ chức nào trong 4 tổ chức nêu trên ....
  • Câu hỏi trang 72 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ....
  • Câu hỏi trang 72 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi. - Em có những hiểu biết gì về vị trí của cơ quan đó trong hệ thống chính trị ....
  • Câu hỏi trang 72 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi. Em đồng tình với ý kiến của bạn C hay D? ....
  • Câu hỏi trang 73 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Thế nào là nguyên tắc quyền lực nhà nước ....
  • Câu hỏi trang 73 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Theo em, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng cách thức nào ....
  • Câu hỏi trang 74 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy theo dõi các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ....
  • Câu hỏi trang 74 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy theo dõi các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Đảng ủy xã có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã A ....
  • Câu hỏi trang 74 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi. Em hãy cho biết nguyên tắc tập trung dân chủ là gì ....
  • Câu hỏi trang 74 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi. Theo em, nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện như thế nào? ....
  • Câu hỏi trang 75 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức ....
  • Câu hỏi trang 75 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi. Em ủng hộ ý kiến của bạn A hay bạn C? Vì sao? ....
  • Luyện tập 1 trang 76 Kinh tế và Pháp luật 10: Thảo luận cùng các bạn và cho biết ý kiến của em về các phát biểu sau: ....
  • Luyện tập 2 trang 77 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy hệ thống chính trị nước ta từ những tổ chức được gợi ý sau: ....
  • Luyện tập 3 trang 77 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi. Tình huống 1: Nếu là anh B ....
  • Vận dụng 1 trang 77 Kinh tế và Pháp luật 10: Hãy viết 1 bài luận [khoảng 300 chữ] nhận xét về hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ....
  • Vận dụng 2 trang 77 Kinh tế và Pháp luật 10: Hãy viết 1 bài tuyên truyền về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ....
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề