Nguyên nhân làm huyết ấp giảm dần trong hệ mạch

Bài 18-19. Tuần hoàn máu

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu hỏi

  • Câu 3

SGK trang 85

22 tháng 4 2017 lúc 21:17

Câu 3: Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

Câu 33. Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo O2 hơn máu trong động mạch.III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.

Xem chi tiết

Tại sao huyết áp trung bình của tĩnh mạch rất thấp mà máu vẫn lưu thông được

Xem chi tiết

1.Nêu sự biến động của huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch? giải thích?

2.Ý nghĩa của các đặc điểm bề mặt trao đổi khí với qúa trình hô hấp?

3.Nêu ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong TÚI TIÊU HÓA so với trong KHÔNG BÀO TIÊU HÓA.

iêm cần gấp ạ, mai thi rồi ạ 

Xem chi tiết

Tại sao máu chạy trong hệ mạch lại có thể chảy trong một chiều

Xem chi tiết

Tại sao những người huyết áp thấp dễ bị ngất, mất ý thức hay mê sảng?

Xem chi tiết

Khi huyết áp giảm thì cơ thể điều hòa như thế nào.

Xem chi tiết

Phân biệt huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương? Nêu các tác nhân làm thay đổi huyết áp. Giải thích sự biến đổi huyết trong hệ mạch?

Xem chi tiết

  • Quỳnh

31 tháng 12 2020 lúc 20:45

Cho mk hỏi tại sao khi đo huyết áp ở các vị trí khác nhau trên cơ thể ngừoi thu đuọc kết quả khác nhau

Xem chi tiết

ý nghĩa của sự điều chỉnh huyết áp và vận tôc máu trong hệ mạch

Xem chi tiết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lê Đăng Vân - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Huyết áp lên xuống thất thường là một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, rất khó kiểm soát và ẩn sau đó là những nguy cơ gây hại đến sức khỏe cũng như tính mạng con người.

1. Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch?

Huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành động mạch. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ. Càng xa động mạch chủ huyết áp trong lòng mạch càng giảm dần và thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.

Các yếu tố điều hòa chỉ số huyết áp:

  • Lực co bóp của tim: lực co bóp của tim càng mạnh, thể tích nhát bóp càng tăng, lượng máu tăng làm tăng áp lực lên thành mạch và huyết áp tăng.
  • Thể tích máu trong lòng mạch càng lớn thì huyết áp càng cao. Do vậy ở những vị trí càng xa động mạch chủ, lượng máu được bơm đến càng ít nên huyết áp cũng theo đó mà giảm dần.
  • Diện tích tiết diện của mạch máu càng lớn thì huyết áp càng thấp. Bởi vậy nên khi co mạch, tiết diện lòng mạch giảm, áp lực lên thành mạch lại càng tăng dẫn đến huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi giãn mạch, tiết diện mạch tăng thì áp lực lên thành mạch lại giảm khiến huyết áp hạ. Điều này được ứng dụng trong việc bào chế thuốc để điều trị và kiểm soát huyết áp.

Huyết áp không ổn định là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng thay đổi huyết áp lên xuống thất thường của một người và sự thay đổi này có thể là đột ngột hoặc diễn ra liên tục trong một thời gian dài.

Trên thực tế, huyết áp của một người thay đổi mỗi ngày thậm chí là thay đổi từng giờ. Nhưng sự thay đổi này là không nhiều và ở mức có thể chấp nhận được.

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp không ổn định:

  • Sự thay đổi huyết áp đột ngột liên quan rất nhiều đến cảm xúc và trạng thái tâm lý. Lo lắng, căng thẳng, sợ hãi hay những cú sốc tâm lý đều có thể khiến huyết áp tăng vọt hoặc tụt nhanh..
  • Do sử dụng chất kích thích.
  • Do thay đổi môi trường đột ngột hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc có ảnh hưởng đến huyết áp như dùng sai thuốc huyết áp, corticoid...
  • Huyết áp không ổn định cũng có thể là biến chứng hoặc triệu chứng của một số bệnh như suy tim, rối loạn thần kinh, cơn đau thắt ngực, sốt cao...

Huyết áp của một người thay đổi mỗi ngày thậm chí là thay đổi từng giờ

Biểu hiện của huyết áp không ổn định không phải lúc nào cũng rõ rệt nhưng thường gặp các dấu hiệu như:

  • Đau đầu, hoa mắt chóng mặt nhất là khi thay đổi tư thế hay thay đổi môi trường đột ngột.
  • Hay ù tai váng đầu.
  • Mặt đỏ, tim đập nhanh hoặc có thể rối loạn nhịp tim, có thể kèm theo vã mồ hôi.
  • Chỉ số huyết áp thay đổi thường xuyên và khó kiểm soát.
  • Nếu kéo dài tình trạng huyết áp không ổn định sẽ gây rối loạn nhịp tim, giảm sức bền của thành mạch và nguy cơ bị tai biến hay nhồi máu cơ tim là rất cao.

3. Làm thế nào để hạn chế được tình trạng huyết áp lên xuống thất thường?

Để hạn chế được tình trạng huyết áp lên xuống không ổn định, cần phải thực hiện những điều sau:

  • Có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, lối sống lành mạnh.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá...
  • Tránh căng thẳng, stress và áp lực trong công việc.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên
  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Huyết áp không ổn định, lên xuống thất thường rất khó để kiểm soát và nếu như tình trạng này kéo dài không được điều trị thì nó không chỉ ảnh hưởng đến tim mà còn có thể gây tổn thương đến thận, mạch máu và thậm chí là mắt làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Đo huyết áp lúc nào cho chính xác?

XEM THÊM:

  • Rối loạn chuyển hóa Porphyrin: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
  • Bệnh lý thần kinh đái tháo đường: Những điều cần biết
  • Hay căng thẳng đầu óc, suy nghĩ miên man kèm theo đau nửa đầu là triệu chứng rối loạn thần kinh?

Chủ Đề