Nguyên nhân cos phi thấp

Tại sao bị phạt tiền công suất vô công???

Công  suất vô công còn được gọi là công suất  phảng kháng. Đây là công suất mà các nhà máy, xí nghiệp phải trả tiền nếu sử dụng điện năng có hệ số Cos Phi < 0.9. Cho tới nay, đã có nhiều doanh nghiệp phải trả không ít tiền do bị phạt công suất vô công.

Quý khách tham khảo: Tư vấn lắp đặt tủ tụ bù

Nguyên nhân cos phi thấp
tủ tụ bù rtr

Mức phạt tiền công suất vô công này được quy định tại thông tư 15/2014/TT-BCN ngày 28/5/2014 của Bộ Công thương. Nội dung quy định về mua, bán công suất phản kháng được tóm tắt như sau: Bên mua điện có công suất sử dụng cực  đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện từ 40kW trở lên và có hệ số công suất Cos phi < 0.9 phải mua công suất phản kháng.

Vậy tại sao các doanh nghiệp này bị phạt tiền công suất vô công???

Hầu hết, những người  phụ trách về vấn đề cho trả lời là “Họ đã nhận thông báo từ điện lực về việc này nhưng họ chưa quan tâm nhiều vì nghĩ mua công suất phản kháng này chắc không cao lắm, tới khi điện lực gửi hóa đơn tiền điện có thêm dòng  “VC” trong hóa đơn và yêu cầu phải mua công suất phản kháng, có những đơn vị phải đóng tiền mua công suất phản kháng lên đến 15  triệu/tháng. Họ mới quan tâm việc này.

Cách tránh bị phạt tiền công suất vô công

Ông Nguyễn Văn H, Giám đốc Công ty TNHH May Q cho biết từ tháng 10 vừa qua  công ty tôi đã phải đóng tiền phạt do công suấ tvô công lên con số 35 triệu đồng, tôi được anh Phạm Minh Thành kỹ sư điện Công ty Quân Phạm tư vấn lắp đặt tụ bù trong tủ điện đển nâng hệ số cos phi từ 0.86 lên đến 0.95 và công ty tôi không phải trả tiền phạt do công suất vô công hàng tháng.

Ông H chia sẻ thêm “Hiện tại, tôi đang sử dụng tụ bù RTR cho nhà máy của mình, sản phẩm này của Tây Ban Nha, đạt tiêu chuẩn UL(Mỹ), bảo hành tới 15 tháng với giá cả phải chăng. Tôi rất an tâm và hài lòng”

Theo Ông Nguyễn Văn D kỹ sư điện, chuyên viên thiết kế, lắp đặt tủ điện, tủ tụ bù có trên chục năm trong nghề tư vấn:

Để cải thiện hệ số công suất (hệ số cos phi) mạng điện, cần một bộ tụ điện làm nguồn phát công suất phản kháng. Giải pháp này gọi là bù công suất phản kháng. Ông D giải thích: “ Tải mang tính cảm có hệ số công suất thấp sẽ nhận thành phần dòng điện phản kháng từ máy phát đưa đến qua hệ thống truyền tải phân phối, do đó kéo theo tổn thất công suất và hiện thượng sụt áp. Khi mắc các tụ song song với tải, dòng điện có tính dung của tụ sẽ có cùng đường đi như thành phần cảm kháng của dòng tải, vì vậy hai dòng điện này sẽ triệt tiêu lẫn nhau Ic = IL . Như vậy không còn tồn tại dòng phản kháng qua phần lưới phía trước vị trí đặt tụ. Đặc biệt, ta nên tránh định mức động cơ quá lớn cũng như chế độ chạy không tải của động cơ vì lúc này hệ số công suất của động cơ rất nhỏ (0.17) do lượng công suất tác dụng tiêu thụ ở chế độ không tải nhỏ.

Nguyên nhân cos phi thấp
tủ tụ bù

Tủ tụ bù giảm tổn thất điện năng

Ông D cho biết thêm “Ưu điểm của tụ bù không những tăng hệ số cos phi để giảm tiền phạt công suất vô công gây ra mà còn cho phép người sử dụng máy biến áp, thiết bị đóng cắt và cáp nhỏ hơn,…đồng thời làm nhẹ tải cho máy biến áp, giảm tổn thất điện năng và sụt áp trong mạng điện.

Bên cạnh đó, hệ số công suất (hệ số cos phi) cao cho phép tối ưu hóa các phần tử cung cấp điện. Khi ấy các thiết bị điện không cần định mức dư thừa. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, cần đặt tụ cạnh từng phâng tử của thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng.”

Vậy làm thế nào biết nhà máy thiếu bao nhiêu và phải bù công suất phản kháng bao nhiêu để giảm tiền phạt xuống mức thấp nhất??? Chon tụ bù như thế nào???

Ông D chia sẻ “ Nếu ta biết công suất (P) của tải đó hay nói cách khác đó là chính là công suất công ty đã đăng lý mua với điện lực và hệ số công suất có phi của tải, bạn có thể tự tính được công suất cần bù dễ dàng và biết mình cần sử dụng tụ nào, bao nhiêu là hợp lý”

Giả sử :

Ta đăng ký mua điện với điện lực công suất tải là 270kW

Kiểm tra hệ số công suất trước khi bù là cosφ1 = 0.75 → tgφ1 = 0.88

Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 = 0.95 → tgφ2 = 0.33

Vậy công suất phản kháng cần bù là Qbù = P ( tgφ1 – tgφ2 )

Qbù = 270( 0.88 – 0.33 ) = 148.5 (KVAr)

Từ số liệu này ta chọn tụ bù trong bảng catalog của nhà sản xuất giả sử là ta có tụ 25KVAr. Để bù đủ cho tải thì ta cần bù 6 tụ 25 KVAr tổng công suất phản kháng là 6×25=150(KVAr) với 6 tụ bù này ta chọn bộ điều khiển 6 cấp.

Và Ông Linh chia sẻ “ Giá cả tụ bù trên thị trường không cao, giá mềm, chất lượng , giá tụ bù khô 25 KVAr như trên giá chỉ khoảng 32.000đồng/ 1KVAR và chi phí lắp ráp 1 tủ tụ bù hạ thế 150KVAr  khoảng 19.500.000 đồng doanh nghiệp tiết kiệm 1 khoảng chi phí khá lớn so với phải đóng tiền phạt lên đến 15 triệu đồng/tháng, nếu 1 năm thì con này có thể trên 150 triệu”

Là doanh nghiệp, bạn cần quan tâm đến vấn đề sử dụng điện của nhà máy, xí nghiệp. Đừng để mất đi một khoảng chi phí không đáng có vì bị phạt tiền công suất vô công làm giảm đi lợi nhuận của bạn.