Nguyên nhân bệnh basedow

Nhận biết sớm triệu chứng bệnh Basedow để điều trị hiệu quả

Basedow là căn bệnh cường giáp mức độ nặng, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 40. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tại phòng khám nội tiết của Bệnh viện Bãi Cháy, trung bình mỗi ngày tiếp nhận  gần 100 bệnh nhân đến khám bệnh, trong đó có khoảng 10 đến 15 bệnh nhân mắc bệnh Basedow và 2 đến 3 bệnh nhân phải nhập viện điều trị nội trú do biến chứng.

Khoảng 1 tuần trước khi vào viện, chị Nguyễn Thị Luận, 40 tuổi, thường trú tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh thấy mệt nhiều, nuốt nghẹn, run tay chân, hồi hộp trống ngực và được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh Basedow. Sau 1 tuần điều trị tại khoa Nội tổng hợp, các triệu chứng trên của chị đã thuyên giảm rất nhiều”. Chị Luận tâm sự.


Bác sĩ Ngô Thị Thu Hà, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bãi Cháy khám bệnh cho chị N.T.L

Bác sĩ Ngô Thị Thu Hà, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: Basedow [hay còn gọi là bệnh graves, hoặc basedow-graves] xuất hiện do tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến hàm lượng hormone tăng cao, gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa trong cơ thể.

Bệnh có các triệu chứng nổi bật như: Tuyến giáp to ở các mức độ khác nhau, mắt lồi, hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim tăng, gầy sút cân; có cảm giác nóng bức, ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, ở người bị basedow còn có tình trạng mỏi cơ, yếu cơ, nhược cơ,….

Theo bác sĩ Hà Basedow hiện nay là bệnh tự miễn có nguyên nhân theo thống kê bệnh phần lớn có liên quan đến di truyền khoảng 79%. Phần còn lại do các yếu tố khác như tuổi tác, môi trường sống, cơ địa, giới tính, hóa chất có trong thực phẩm ăn uống hằng ngày, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, ăn quá nhiều iod, điều trị Lithium làm thay đổi đáp ứng miễn dịch, nhiễm khuẩn hoặc virus, đột ngột ngừng điều trị corticoid.

Nếu không can thiệp điều trị kịp thời và đúng hướng, bệnh Basedow có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hại: Đối với phụ nữ mắc bệnh cường giáp Basedow trong thời gian mang thai có thể phải đối mặt với biến chứng sẩy thai, sinh non, rối loạn chức năng tuyến giáp của thai, suy thai, suy tim và tiền sản giật. Basedow có thể làm rối loạn nhịp tim, thay đổi trong cấu trúc và chức năng của cơ tim, khiến tim không bơm đủ máu để nuôi dưỡng cơ thể. Đặc biệt là xuất hiện cơn bão giáp. đây là một biến chứng ít gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Để điều trị Basedow, người bệnh thường được dùng các phương pháp điều trị nội khoa hoặc xạ trị bằng i-ốt 131 hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Phương pháp điều trị nội khoa là phương pháp bảo tồn, bệnh nhân phải uống thuốc kéo dài.

Bác sĩ Hà khuyến cáo: Để phòng bệnh, đối với người bị bệnh Basedow cần đặc biệt hạn chế, tránh hoàn toàn các thực phẩm giàu iod. Các nhóm thực này thường là các thực phẩm từ biển như muối, hải sản, rong biển, … Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế các thực phẩm trứng, sữa, đồ cay nóng.

Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng là rất cần thiết. Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, tập thể dục thể thao, giữ một chế độ sống lành mạnh cũng giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe.

Tuy gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh Basedow hoàn toàn có thể chữa trị nếu được phát hiện sớm. Luôn tạo cho mình thói quen đi thăm khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc bản thân khoa học để luôn giữ được sức khỏe tốt.

Minh Khương

22/05/2019 | Người đưa Tin

Basedow là một dạng bệnh lý nội tiết phổ biến thường gặp, liên quan đến việc tăng cường chức năng của tuyến giáp. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng cũng cần phải nắm rõ thông tin về bệnh cũng như cách điều trị để tránh các biến chứng khác.


Những điều cần biết về bệnh Basedow

Bệnh Basedow là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Basedow [hay còn gọi là bệnh Parry, bệnh Graves, cường giáp] là một chứng rối loạn tự miễn dịch, khiến tuyến giáp của bạn tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp trong cơ thể. Tình trạng này được gọi là cường giáp. Bệnh Basedow là một trong những dạng phổ biến nhất của cường giáp.

Khi mắc bệnh Basedow, hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra các kháng thể được gọi là globulin gắn vào các tế bào tuyến giáp khỏe mạnh. Chúng có thể khiến tuyến giáp của bạn tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Hormone này gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hệ thống thần kinh, phát triển não bộ, nhiệt độ cơ thể và các yếu tố quan trọng khác.


Bệnh Basedow là do tuyến giáp bị kích thích hoạt động quá nhiều

Nếu không được điều trị, cường giáp có thể gây giảm cân, mất khả năng cảm xúc [khóc, cười không kiểm soát…], trầm cảm và mệt mỏi về tinh thần hoặc thể chất.

Triệu chứng nhận biết bệnh Basedow

Bệnh Basedow và bệnh cường giáp có nhiều triệu chứng giống nhau, có thể bao gồm:

  • Run tay
  • Giảm cân
  • Nhịp tim nhanh, hồi hộp
  • Mệt mỏi, cáu gắt
  • Yếu cơ
  • Bướu cổ [sưng ở tuyến giáp]
  • Tiêu chảy hoặc tăng tần suất trong nhu động ruột
  • Khó ngủ

Một tỷ lệ nhỏ những người mắc bệnh Basedow sẽ bị đỏ, dày da quanh vùng ống chân, gọi là bệnh da liễu Basedow. Một triệu chứng khác mà bạn có thể gặp phải là bệnh nhãn khoa Basedow, mắt của bạn có thể mở rộng do mí mắt co lại. Mắt bạn có thể bắt đầu phình ra từ hốc mắt [lồi mắt]. Ước tính rằng có tới 30% những người mắc bệnh Basedow sẽ bị bệnh mắt Basedow nhẹ và 5% sẽ bị nặng. Các ca Basedow nhìn rõ cổ to, 20% không thấy cổ to do bướu nhỏ hoặc phình to vào trung thất [bên trong lồng ngực] nhưng vẫn đủ các triệu chứng cường giáp - gọi là Basedow thể ẩn. Cùng với tăng kích thước, tuyến giáp bài tiết quá nhiều T3, T4, gây ra nhiều biến loạn chuyển hóa

Những nguyên nhân gây bệnh Basedow?

Trong các rối loạn tự miễn dịch như bệnh Basedow, hệ thống miễn dịch bắt đầu chiến đấu chống lại các mô và tế bào khỏe mạnh trong cơ thể bạn. Hệ thống miễn dịch của bạn thường tạo ra các protein được gọi là kháng thể để chống lại những kẻ xâm lược bên ngoài như virus và vi khuẩn. Trong bệnh Basedow, hệ thống miễn dịch của bạn nhầm lẫn tạo ra các kháng thể được gọi là globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp nhắm vào các tế bào tuyến giáp khỏe mạnh của chính bạn.

Mặc dù các nhà khoa học biết rằng mọi người có thể thừa hưởng khả năng tạo kháng thể chống lại các tế bào khỏe mạnh của chính họ, nhưng họ vẫn chưa có cách nào để xác định nguyên nhân gây ra bệnh Basedow.

Độ tuổi nào hay ai có nguy cơ mắc bệnh Basedow?

Các yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh Basedow của bạn: di truyền, stress, tuổi tác và giới tính.


Phụ nữ thường dễ mắc Basedow hơn là nam giới

Bệnh thường xảy ra ở những người dưới 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh cũng tăng đáng kể nếu các thành viên trong gia đình mắc bệnh Basedow. Tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ gấp 7 - 8 lần so với nam giới.

Một vài bệnh tự miễn dịch khác cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Grave như: viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bệnh Crohn…

Bệnh Basedow được điều trị như thế nào?

Có ba lựa chọn điều trị cho những người mắc bệnh Basedow, đó là:

  • Dùng thuốc chống tuyến giáp: sử dụng các loại thuốc chống tuyến giáp, như propylthiouracil hoặc methimazole
  • Liệu pháp iốt phóng xạ [RAI]: đây là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với bệnh Basedow. Điều trị này đòi hỏi bạn phải dùng liều iốt phóng xạ -131 và sẽ phải nuốt một lượng nhỏ ở dạng thuốc viên
  • Phẫu thuật tuyến giáp: cách này ít được sử dụng. Các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu các phương pháp trước đó không hiệu quả, hoặc nghi ngờ là ung thư tuyến giáp, hoặc bạn đang mang thai. Bác sĩ có thể loại bỏ toàn bộ tuyến giáp của bạn để ngăn nguy cơ cường giáp trở lại.

Trên đây là một vài chia sẻ về bệnh Basedow cũng như cách chữa trị. Hi vọng bài viết đã đưa đến cho các bạn những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và mọi người xung quanh.

Chủ Đề