Nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách là gì năm 2024

Như vậy, Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

Nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách là gì năm 2024

Những nguồn vốn nào được xem là vốn đầu tư công? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc quản lý, thanh toán vốn đầu tư công là gì?

Tại Điều 6 Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý, thanh toán vốn đầu tư công như sau:

Ông Nguyễn Tấn Phú (TP.HCM) tham khảo Luật Xây dựng thấy có khái niệm về vốn ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước ngoài ngân sách và vốn khác. Còn Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định: "Vốn Nhà nước ngoài ngân sách là vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật nhưng không bao gồm vốn ngân sách Nhà nước".

Ông Phú hỏi, công ty Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư với nguồn vốn 15% vốn chủ sở hữu và 85% vốn vay, vậy, dự án này có phải là dự án sử dụng vốn khác không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Việc xác định loại nguồn vốn công ty Nhà nước sử dụng cho dự án được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công. Công ty Nhà nước được quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp.

Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật là để hướng dẫn việc thực hiện đối với các hoạt động xây dựng theo các loại nguồn vốn sử dụng gồm: vốn ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác.

Tại Khoản 5, Điều 13 Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình quy định, đối với dự án sử dụng vốn hỗn hợp có phần tham gia bằng vốn ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước ngoài ngân sách từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư thì dự án được thẩm định như đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách.

1. Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên quy định:

“Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công

1. Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên trong các lĩnh vực sự nghiệp và các hoạt động kinh tế theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, trong đó:

  1. Kinh phí thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của các bộ, cơ quan trung ương từ nguồn ngân sách trung ương;
  1. Kinh phí thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của địa phương từ nguồn ngân sách địa phương.”

- Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp quy định:

“Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

2. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, gồm:

  1. Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);

…”

Theo đó, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công (giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu) theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 và mua sắm tài sản, hàng hoá dịch vụ theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, tại Điều 1 và Điều 2 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 và Thông tư số Thông tư số 58/2016/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 68/2022/TT-BTC ngày 11/11/2022 của Bộ Tài chính đã quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

2. Về nội dung câu hỏi của độc giả liên quan đến khái niệm, phạm vi vốn nhà nước ngoài đầu tư công.

- Theo quy định tại Điểm 44 Điều 4 của Luật Đấu thầu: Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

- Điểm 22 Điều 4 Luật Đầu tư công quy định: Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

Theo đó, đề nghị độc giả nghiên cứu các quy định nêu trên để xác định nguồn vốn theo quy định.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Đầu tư công; Luật Đấu thầu; Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Xây dựng (Tại khoản 4, điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 7, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 có nhắc đến khái niệm vốn nhà nước ngoài đầu tư công “b) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật có liên quan (sau đây gọi là dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công), chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng”). Do đó, về “nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công”, đề nghị bạn đọc hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng để có hướng dẫn cụ thể.

Vốn ngân sách nhà nước bao gồm những gì?

- Theo quy định tại Điểm 44 Điều 4 của Luật Đấu thầu: Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển ...

Như thế nào là vốn sự nghiệp?

Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư được hiểu là các khoản chi từ nguồn kinh phí thường xuyên, kinh phí sự nghiệp cho sửa chữa, cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục công trình, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có của cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định.

Nguồn vốn đầu tư công lấy từ đâu?

Vốn đầu tư công theo các hoạt động đầu tư của nhà nước. Đây là nguồn vốn trích từ ngân sách nhà nước, được Nhà nước sử dụng để thực hiện cho các dự án do Nhà nước quyết định. Vốn đầu tư công là nguồn vốn dùng phục vụ cho những dự án nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội.

Thế nào là nguồn vốn đầu tư?

Vốn đầu tư là số tiền hoặc tài sản mà doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Vốn đầu tư bao gồm các nguồn tài chính như tiền mặt, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, và các loại tài sản khác cần thiết để hoạt động kinh doanh.