Người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt không

Người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt không
Người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt không

Chọn gạo dành cho người tiểu đường như thế nào để kiểm soát tốt đường huyết là thắc mắc rất thường gặp, bởi dù là thực phẩm thiết yếu nhưng gạo lại được biết là thực phẩm có chỉ số đường huyết khá cao.

Gạo là thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới với hơn một nửa dân số dùng gạo mỗi ngày. Gạo có nhiều loại và mỗi loại sẽ có chỉ số đường huyết khác nhau. Thực tế, loại gạo nổi tiếng với chỉ số đường huyết cao là gạo trắng. Theo nghiên cứu, việc ăn gạo trắng thường xuyên có thể tác động xấu đến đường huyết và làm tăng 10% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, thay vì chọn gạo trắng, bạn có thể chuyển sang dùng những loại gạo cho người tiểu đường dưới đây để vừa kiểm soát tốt đường huyết vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Gạo dành cho người tiểu đường: Gạo lứt

Gạo lứt cho người tiểu đường là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Gạo lứt chứa nhiều flavonoid – hợp chất thực vật có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer. Ngoài ra, với hàm lượng magie cao, gạo lứt còn giúp phát triển xương, cơ, tốt cho hoạt động thần kinh, chữa lành vết thương và đặc biệt là ổn định lượng đường trong máu.

  • Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt đã được chứng minh là có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn ở những người thừa cân, người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần được thực hiện với 28 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy những người ăn gạo lứt ít nhất 10 lần mỗi tuần có những cải thiện đáng kể về lượng đường trong máu và chức năng nội mô.

  • Gạo lứt cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách hỗ trợ giảm cân

Trong một nghiên cứu kéo dài 6 tuần ở 40 phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, ăn 150g gạo lứt mỗi ngày giúp giảm đáng kể cân nặng, vòng eo và chỉ số khối cơ thể (BMI).

Đối với người tiểu đường, việc giảm cân rất quan trọng. Một nghiên cứu thực hiện với 867 người đã ghi nhận rằng những người giảm 10% trọng lượng cơ thể trở lên trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì các triệu chứng có khả năng thuyên giảm gấp đôi.

  • Gạo lứt làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 ngay từ đầu

Một nghiên cứu được thực hiện với 197.228 người đã chỉ ra rằng ăn ít nhất 2 phần gạo lứt mỗi tuần giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Mặc dù chưa rõ tại sao gạo lứt có tác dụng này nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng có thể là do hàm lượng chất xơ và magie cao có trong lại gạo này.

Chỉ số đường huyết (GI) của gạo lứt là 68, được xếp hạng trung bình. Nếu so với gạo trắng thì gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn. Cụ thể chỉ số đường huyết của gạo trắng là 73, không những vậy, gạo trắng còn chứa ít chất xơ và được tiêu hóa nhanh hơn nên dễ khiến cho lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Tuy gạo lứt được xem là gạo dành cho người tiểu đường nhưng bạn cũng nên kiểm soát khẩu phần ăn. Mỗi tuần bạn chỉ nên ăn 3 lần, đồng thời kết hợp thêm các thực phẩm bổ dưỡng khác như trái cây, rau xanh, thực phẩm chứa chất béo lành mạnh và các thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn.

Gạo đen: Gạo dành cho người tiểu đường

Gạo đen cũng là loại gạo dành cho người tiểu đường loại 2 điều chỉnh các triệu chứng của bệnh. Gạo đen hay còn gọi là gạo tím than là loại gạo nổi tiếng ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Màu sắc độc đáo của loại gạo này là do sự hiện diện anthocyanins, một nhóm sắc tố thực vật flavonoid có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư, giúp bảo vệ người tiểu đường khỏi tổn thương tế bào và các triệu chứng viêm.

Không những vậy, gạo nếp than là loại ngũ cốc nguyên hạt còn nguyên cám và nội nhũ nên rất giàu chất xơ, giúp giải phóng glucose trong máu một cách chậm rãi, từ đó ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng lên đột ngột. Ngoài ra, việc tiêu thụ loại gạo này cũng thúc đẩy cảm giác no lâu, giúp giảm lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó, giảm nguy cơ béo phì, một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Dù gạo tím than là loại gạo tốt cho người tiểu đường nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết chính xác bạn nên ăn bao nhiêu mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác vào chế độ ăn cũng như vận động thường xuyên để ổn định triệu chứng.

Gạo dành cho người tiểu đường: Gạo basmati Ấn Độ

Gạo basmati là loại gạo hạt dài được trồng chủ yếu ở Ấn Độ và Paskistan. Loại gạo này chỉ mới du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây nhưng được đánh giá là rất tốt cho người tiểu đường bởi gạo basmati có chỉ số GI thấp, chỉ khoảng từ 45 – 58.

Ngoài ra, do chứa ít carbohydrate nên gạo basmati không dẻo và không dính như những loại gạo thông thường khác. Khi nấu chín, hạt gạo basmati thường được giữ nguyên vẹn, nhẹ và mịn hơn và không bị dính từng cục. Điều này giúp tinh bột sẽ được giải phóng chậm hơn vào máu và giúp giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

Một lý do khác khiến gạo basmati là lựa chọn tốt cho người tiểu đường là do hàm lượng magiê cao. Magiê đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh insulin. Dù magiê sẽ không “chữa khỏi” bệnh tiểu đường nhưng nếu bạn đang trong tình trạng tiền tiểu đường (vẫn có thể sản xuất insulin nhưng không đủ) thì việc bổ sung đủ magiê có thể giúp trì hoãn việc mắc bệnh. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ cao trong gạo basmati nguyên hạt còn có tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột, giúp tăng cảm giác no và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường loại 2.

Tuy nhiên, khi chọn gạo basmati, bạn nên chọn loại gạo có chất lượng tốt, ít hoặc không có hạt bị vỡ. Cả gạo basmati trắng và nâu đều có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với gạo trắng. Bạn có thể chọn tùy theo sở thích nhưng cần chú ý đến chất lượng, đừng vì giá thành rẻ mà chọn loại kém chất lượng, có nhiều hạt bị vỡ vụn.

Chọn đúng loại gạo dành cho người tiểu đường sẽ giúp bạn kiểm soát mức đường huyết ổn định để sống chung khỏe mạnh với bệnh tiểu đường.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt không

Khi mắc phải bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) người bệnh cần phải có  một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và hợp lý để giảm bớt lượng đường trong cơ thể, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hạn chế các sản phẩm từ tinh bột. Vậy gạo lứt đen dành cho người tiểu đường được không? Trong bài viết dưới đây, Orimart sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

1. Hàm lượng dinh dưỡng có trong gạo lứt đen

Gạo lứt đen là loại thực phẩm không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi bạn biết kết hợp với gạo lứt đen với chế độ ăn uống khoa học.

Khi so sánh với các loại gạo thông thường khác, gạo đen được xác định là loại gạo có hàm lượng protein cao nhất. Với mỗi 100 gram gạo lứt đen thì sẽ chứa khoảng 9 gram protein, trong khi gạo nâu (gạo lứt thông thường) là 7gram và gạo trắng chỉ khoảng 3gram. Gạo đen còn được biết đến là nguồn bổ sung chất sắt dồi dào - một loại vi chất quan trọng cho cơ thể. 

  • • Năng lượng: 105 calo
  • • Lượng Carbs: 20 gram
  • • Chất protein: 9 gram
  • • Các chất xơ: 3 gram
  • • Chất kẽm: 10% DV
  • • Vitamin B6: 7% DV
  • • Vitamin B9: 7% DV
  • • Vi lượng đồng: 7% DV
  • • Vi lượng mangan: 15% DV
  • • Khoáng chất photpho: 9% DV
  • • Hợp chất magie: 9% DV

Ngoài ra gạo lứt đen không chỉ là một loại ngũ cốc bổ dưỡng, khi được nấu chín, màu tím đậm của nó có thể khiến cho bữa ăn đơn giản nhất trở nên bắt mắt hơn nhờ màu sắc đặc trưng của nó. 

Xem thêm: Gạo lứt đen là gì? Cách chế biến và lưu ý khi sử dụng.

2. Gạo lứt đen và lợi ích với người tiểu đường

Gạo lứt là một trong những loại thực phẩm cung cấp chất xơ dồi dào. Ở những người bị béo phì, thừa cân hay mắc bệnh tiểu đường, tiêu thụ gạo lứt giúp làm giảm lượng đường trong máu. Đặc biệt, đối với bệnh nhân tiểu đường, để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự tiến triển của bệnh, kiểm soát đường máu là rất quan trọng.

So với gạo trắng, gạo lứt đen chứa vitamin nhóm B, vitamin E, magie, sắt và chất xơ. Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều. Chất xơ trong gạo lứt đen có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Với người bị tiểu đường, lúc này chất xơ giống như một tấm lưới lọc lượng đường chứa trong thức ăn, cản trở giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, giảm cholesterol. Nhờ vậy ăn gạo lứt rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, thậm chí một số vấn đề khác như: Cải thiện chức năng gan, hệ tiêu hoá, giảm cân, tăng cường chống lão hoá.

Người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt không

(Gạo lứt giúp làm giảm lượng đường trong máu)

Ngoài ra, sử dụng gạo lứt đen ăn kiêng cũng hỗ trợ giảm cân rất tốt ở những người mắc bệnh tiểu đường, từ đó giúp cải thiện việc kiểm soát đường máu. Giảm cân rất quan trọng đối với người bị tiểu đường, vì nó làm tăng khả năng thuyên giảm bệnh rất cao.

3. Cách chế biến gạo lứt đen cho người tiểu đường.

Gạo lứt đen đang là loại thực phẩm phổ biến hiện nay vừa dễ mua, dễ nấu và cũng rất dễ bảo quản. 
Hôm nay, Orimart sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến gạo lứt đen cho người tiểu đường đơn giản như sau: 

  • • Bước 1: Cho 1 cốc (khoảng 150 gram) gạo khô vào nồi và mang đi vo gạo dưới vòi nước lạnh.
  • • Bước 2: Sau khi vo xong, đổ 2 cốc nước (khoảng 475ml) vào nồi gạo. Có thể cho thêm một lượng nhỏ dầu ô liu và muối nếu muốn.
  • • Bước 3: Đun sôi, đậy vung, sau đó giảm lửa nhỏ. Nấu gạo lứt trong khoảng 45–55 phút với lửa nhỏ, hoặc quan sát đến khi nào nước được hấp thụ hết. Sau khi chín, nhắc nồi khỏi bếp và để yên trong khoảng 8-10 phút rồi đậy nắp lại. Trước khi dùng, dùng nĩa đánh tơi cơm để có kết cấu tốt hơn.

Người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt không

(Cơm gạo lứt đen với rau xanh)

Một chế độ gạo lứt ăn kiêng với người tiểu đường là có thể linh hoạt sử dụng với các loại ngũ cốc khác, cà ri, salad, món xào, súp và bánh mì kẹp thịt chay. Nó cũng có thể được kết hợp với trứng và rau quả xanh cho một bữa sáng thịnh soạn và bắt mắt.
 

Xem thêm: So sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ, loại gạo nào tốt hơn

4. Lưu ý khi sử dụng gạo lứt đen cho người tiểu đường 

Để gạo lứt đen phát huy hết công dụng của nó khi sử dụng, bạn nên cùng Orimart bỏ túi những lưu ý sau đây để tránh bị phản tác dụng nhé.

4.1 Ăn với số lượng vừa đủ

Tuy gạo đen chứa nhiều chất xơ và khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe, nhưng thành phần của nó vẫn chứa tinh bột nên bạn cần ăn với một lượng vừa phải để đảm bảo đường huyết trong ngưỡng an toàn. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn với gạo lứt đen để đường huyết không bị tăng bất thường.

Người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt không

(Gạo lứt ăn kiêng là một lựa chọn tuyệt vời với người bệnh tiểu đường)

Tuy nhiên, bạn chỉ nên duy trì ăn gạo lứt đen khoảng 3-4 ngày mỗi tuần. Tuyệt đối tránh tình trạng duy trì ăn liên tục quá lâu.

4.2 Ăn chậm, nhai kỹ

Do gạo lứt đen cứng và nhiều chất xơ hơn do với gạo trắng. Việc làm này cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn nên giảm cảm giác thèm ăn., đồng thời giảm lượng calo nạp vào cơ thể.

4.3 Phối hợp cùng với các loại thực phẩm khác

gạo lứt đen cứng và khô hơn so với gạo trắng nên ban đầu bạn sẽ không quen và thấy rất khó ăn. Vậy nên bạn cần phải kiên trì lâu dài và và chịu khó để thấy được tác dụng rõ rệt của loại thực phẩm này. 
Khi ăn cơm gạo lứt đen, bạn nên ăn cùng các loại thức ăn tốt cho người tiểu đường như thịt đỏ (thịt nạc), cá, rau xanh, hoa quả có chỉ số đường huyết thấp….Và kết hợp với thêm thật nhiều rau quả hữu cơ xanh, sạch để tăng hiệu quả tối đa nhé.

Người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt không

(Cơm gạo lứt đen tốt cho người tiểu đường) 

Tham khảo một số cách chế biến với gạo lứt đen chất lượng và hiệu quả dưới đây:

  • • Cơm gạo lứt và đậu pinto với gà và pico de gallo (một món ăn của người Mexico)
  • • Cơm gạo lứt với đậu phụ xào
  • • Cơm gạo lứt với gà tây và cải xoăn nướng
  • • Gỏi cuốn
  • • Cá hồi với gạo lứt và rau
  • • Trứng với đậu pinto, gạo lứt và xúc xích gà
  • • Bánh gạo lứt

4.4 Đo đường huyết thường xuyên

Sau mỗi bữa ăn, bạn nên tạo thói quen đo đường huyết để biết lượng đường đang ở mức độ nào, giúp điều chỉnh lượng thức ăn trong những lần tiếp theo, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Như vậy, gạo lứt đen là một loại thực phẩm đặc biệt tốt cho người bệnh tiểu đường, là nguồn cung cấp tinh bột lành mạnh thay thế cho gạo trắng thông thường. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về việc sử dụng gạo lứt đen, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được Orimart tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.