Ngữ văn lớp 6 trang 27 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 27 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 27 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

- Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

- Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

  1. Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?
  1. Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?

Trả lời bài 1 trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày sau

Cách trình bày 1

  1. Gặp trường hợp như thế, người nghe muốn biết một câu chuyện, mong muốn được nghe kể chuyện. Còn người kể sẽ kể một câu chuyện.
  1. - Muốn biết Lan là người bạn tốt, người kể phải nói được từng việc cụ thể để làm rõ điều đó như vậy người nghe mới cảm thấy đúng.

- Nếu người kể những chuyện khác mà không liên quan tới việc thôi học của An thì câu chuyện ấy chưa có ý nghĩa. Bởi người đọc chưa được nghe thông báo về sự việc ấy, chưa được ai cắt nghĩa giải thích các sự việc.

Cách trình bày 2

  1. Trường hợp như thế người nghe muốn biết thông tin:

– Nội dung câu truyện cổ tích nào đó.

– Thông tin [hình dáng, tính tình, sở thích, thành tích học tập] của Lan.

– Lý do An thôi học.

– Một câu chuyện hay

→ Người kể phải dùng phương thức kể để cung cấp thông mà người nghe muốn biết.

  1. – Trong trường hợp trên người được hỏi phải kể những việc tốt của Lan như trong học tập, lao động, giúp đỡ bạn bè. Người được hỏi phải kể như vậy vì những thông tin đó mới chứng tỏ được Lan là một người tốt và cung cấp đủ thông tin cho người hỏi.

– Nếu người kể, kể một câu chuyện không liên quan đến việc thôi học của An thì đó không được coi là một câu chuyện ý nghĩa vì nó không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

Cách trình bày 3

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung truyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

  • Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt
  • Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

Ghi nhớ

- Tự sự [kể chuyện] là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.

---

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 27 SGK ngữ văn 6 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 6 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Đó là một truyền thống vẻ vang, xiết bao tự hào của chúng em khi được học lại những trang sử oai hùng có trong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. Tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Thành gióng nhiều năm không biết nói biết cười nhưng bỗng dưng lớn nhanh như thổi chỉ vì nghe tiếng rao cần người giúp nước. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng trước sau như một của nhân dân và nghĩa quân ta trong thời kỳ chống giặc Minh. Tất cả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của cha ông ta và góp phần quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ đó khiến em thêm yêu, thêm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với các cha ông, đối với Tổ quốc mình.

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng văn bản, Suy ngẫm và phản hồi

  • Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
  • Tác giả - tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
  • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân [siêu ngắn]

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Tác phẩm tái hiện lễ hội thổi cơm thi như một truyền thống tốt đẹp của làng Đồng Vân. Đồng thời cho thấy sự tài hoa, khéo léo và thông minh tháo vát của những con người tham gia lễ hội

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích gì và có nguồn gốc từ đâu?

Phương pháp giải:

Đọc phần đầu văn bản, tìm ý để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

- Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Qua một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi, em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam?

Phương pháp giải:

Chú ý các chi tiết về luật lệ thi và rút ra nhận xét của em.

Lời giải chi tiết:

- Luật lệ của hội thổi cơm thi:

+ Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, người dự thi các đội leo nhanh lên thân cây chuối rất trơn để lấy được nén hương mang xuống.

+ Khi có nén hương, ban tổ chức sẽ phát cho 3 que diêm châm vào để cháy thành ngọn lửa.

+ Người trong đội sẽ vót tre thành chiếc đũa bông châm lửa và đốt vào ngọn đuốc.

+ Những nồi cơm được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.

- Với người dự thi: trong khi một thành viên của đội lấy lửa thì những người khác mỗi người một việc:

+ Người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông

+ Người giã thóc

+ Người giần sàng thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

→ Nhận xét: hội thi thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc thông qua việc thổi cơm và cũng là một phần tưởng nhớ sự vất vả của cha ông xưa kia trong quá trình đánh giặc. Qua đó, hội thi cũng thể hiện sự khéo léo và nhanh nhẹn của con người Việt Nam.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 [trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân cho em biết thêm điều gì về lịch sử, văn hoá dân tộc?

Phương pháp giải:

Sau khi đọc văn bản, suy nghĩ về những nét văn hóa, lịch sử dân tộc trong các lễ hội ở nước ta.

Lời giải chi tiết:

Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ và quan trọng là sự vất vả của cha ông trong quá trình giữ nước xưa kia. Lễ hội cũng giúp em hiểu thêm những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước và từ đó em càng yêu thêm nước mình và càng trân trọng hạt lúa được làm ra.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 1 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 1 chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập
  • Soạn bài Bánh chưng bánh giầy SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết Soạn bài Bánh chưng bánh giầy chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng văn bản, Suy ngẫm và phản hồi
  • Soạn bài Tóm tắt nội dung văn bản SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết Soạn bài Tóm tắt nội dung văn bản chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập
  • Soạn bài Thảo luận nhóm về vấn đề cần có giải pháp thống nhất SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết Soạn bài Tóm tắt nội dung văn bản chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập Soạn bài Ôn tập bài 1 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết

Soạn bài Ôn tập bài 1 chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập

Chủ Đề