Ngũ đại đồng đường là gì năm 2024

Mô hình gia đình hạt nhân đang là xu hướng phát triển, nhưng không vì thế mà mô hình gia đình “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường” mất đi. Trái lại, ngày càng xuất hiện nhiều gia đình đa thế hệ cùng chung sống hạnh phúc, hòa thuận dưới một mái nhà.

Mô hình gia đình đa thế hệ của người Việt thể hiện sự hòa thuận, gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống. Các thành viên trong gia đình đa thế hệ có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ.

Theo nhiều chuyên gia, lợi ích lớn nhất mà tất cả các thành viên sống trong cùng một mái nhà nhận được là tình cảm. Khi ông bà đến tuổi về hưu, ở nhà giúp con cháu một số công việc trong gia đình sẽ thấy mình là người có ích hơn. Mặt khác, việc ở cạnh con cháu cũng giúp người già yêu đời và an tâm hơn. Còn với những người trẻ, việc sống chung với ông bà sẽ giúp mỗi người phát triển hoàn thiện hơn, sống tình cảm hơn, biết yêu thương, quan tâm chăm sóc những người lớn tuổi khi họ ốm đau. Việc sống chung với ông bà cũng giúp những người trẻ giảm được nguy cơ sa đà vào các tệ nạn xã hội.

Một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nhiều thế hệ sẽ được kế thừa và thẩm thấu được những giá trị truyền thống, đạo đức của gia đình ấy. Khi ra ngoài xã hội, đứa trẻ biết cách ứng xử với người trên, người dưới. Còn trong một gia đình hạt nhân, khi mà bố mẹ độ tuổi quá trẻ thì đứa bé được sinh ra sẽ thiếu rất nhiều tri thức sống.

Xuất hiện nhiều gia đình đa thế hệ

Gia đình 4 thế hệ của cụ Nguyễn Thị Tỵ, Đông Anh, Hà Nội là một trong những gia đình “tứ đại đồng đường” điển hình tại vùng ngoại thành Hà Nội. Đại gia đình gồm 10 người vẫn ngày ngày sinh hoạt dưới một mái nhà, không khí gia đình luôn đầm ấm, hòa thuận, là tấm gương cho nhiều gia đình khác trong thôn xóm noi theo.

Các con, cháu, chắt sống cùng cụ Nguyễn Thị Tỵ. [Ảnh do Gia đình cung cấp]

Ở tuổi 95, mặc dù không đi lại được nhưng cụ Tỵ vẫn rất minh mẫn. Cụ cho biết, cụ sinh được 8 người con, trong đó có hai người là liệt sỹ, một người mất lúc nhỏ, còn năm người đều sống gần cụ. Hiện tại, cụ đang ở cùng vợ chồng con trai cả, vợ chồng người cháu nội, cháu gái và bốn chắt nội.

Cụ cho biết: Trước đây, đời cụ và con đều sống bằng nghề làm nông nghiệp. Cuộc sống tuy nghèo khó nhưng ai nấy đều vui vẻ và trân trọng những bát cơm hạt gạo bằng mồ hôi công sức của mình. Cách đây 4 năm, dù xây dựng căn nhà ba tầng khang trang, rộng rãi nhưng cụ Tỵ bàn với vợ chồng người con trai cả giữ lại căn nhà ba gian bằng gỗ để làm nơi thờ cúng tổ tiên, nhằm nhắc con cháu nhớ về nguồn cội.

Ông Vương Văn Tâm, con trai cả cụ Tỵ cho biết: Tuy bây giờ có điều kiện nhưng nhiều thế hệ cùng sống với nhau trong một gia đình vẫn hạnh phúc hơn, đặc biệt là mọi người có điều kiện quan tâm đến nhau hơn.

Cách nhà cụ Nguyễn Thị Tỵ không xa, gia đình cụ Lê Hữu Cường cũng là một trong những gia đình đa hệ mẫu mực. Cụ Cường có tất cả 6 người con: bốn trai, một gái và một người con nuôi. Hiện hai cụ ở với người con trai cả là ông Lê Hữu Bình.

Là đảng viên gương mẫu, cụ Cường luôn là tấm gương để con cháu học tập, noi theo. Tám con người sống chung một mái nhà, mỗi người một tính cách nhưng hiếm khi nào gia đình cụ xảy ra những tiếng cãi vã, hay mâu thuẫn với nhau. Theo cụ, để giữ cân bằng giữa các thành viên trong nhà, bậc làm cha, làm mẹ bao giờ cũng phải làm gương trước con cái, cháu chắt, phải biết phân biệt đúng sai, phải nắm được tâm lý của từng người mới có thể dễ dàng dạy dỗ, bảo ban.

Hai cụ hiện tuổi đã cao nhưng sức khỏe và trí tuệ vẫn rất minh mẫn. Cụ mở một hiệu thuốc nhỏ và trực tiếp khám bệnh cho bà con hàng xóm. Thời gian rảnh, cụ và cụ bà vẫn trông chắt giúp vợ chồng cháu trai để họ yên tâm làm việc.

Anh Lê Hữu Nhuận, cháu nội cụ Cường tâm sự: Thế hệ trẻ bây giờ thích cuộc sống tự do hơn, cách suy nghĩ và lối sống khác hơn nên rất hiếm người muốn chung sống với ông bà, bố mẹ. Nhưng với riêng tôi, việc sống cùng với ông bà, bố mẹ có rất nhiều lợi thế. Ngoài phụ giúp con cháu những công việc trong gia đình, các cụ còn chăm sóc, bảo ban chắt để chúng tôi yên tâm công tác. Quan trọng hơn, lòng yêu thương, gắn bó, sự quan tâm của các thành viên trong gia đình sẽ là sợi dây gắn kết mọi người lại với nhau./.

Chúng tôi có dịp đến thăm, dự lễ mừng thọ hai gia đình có cái phúc nhiều người mơ ước. Đó là 5 đời con cháu được sống cùng nhau dưới một mái nhà.

Khi chúng tôi đến thăm thì cả nhà đang tất bật mừng lễ thượng thọ cho cụ Thái Thị Âu [Tân Bình, Tân Uyên]. Cả nhà vui mừng hớn hở vì năm nay cụ vinh dự được nhận quà là vải lụa của Chủ tịch nước, giấy mừng thọ của Hội NCT Việt Nam và quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB.MTTQVN tỉnh trao tặng.

Cụ bà Thái Thị Âu năm nay bước qua tuổi 101 được ở trong căn phòng 2 giường đơn có cửa sổ, có hành lang rộng, thoáng. Luôn luôn có người bên cạnh để chăm sóc, chuyện trò cùng cụ bởi “con cháu nhà này đông lắm, phải… cộng dần từng nhà mới hết số cháu gọi bằng bà, cố, sơ chứ em hỏi ngang vậy chưa… tính ra! Mỗi khi nói về chuyện này, bà vui lắm! Sung sướng hơn nữa là trong nhà có được cái phúc ngũ đại đồng đường”.

Chung vui trong lễ mừng thượng thọ cụ Thái Thị Âu

Con cháu trong nhà tỏ ra rất vui sướng khi có “bà cụ” ngoài trăm tuổi vẫn minh mẫn như thế. Sống bên người thân với sự thương yêu, chăm sóc cẩn thận lúc tuổi về già là điều đáng trân trọng vô cùng. Một lẵng hoa thọ để mừng thọ bà, cụ được cắm rất khéo. Cụ còn có cả bánh sinh nhật thật to với tất cả sự ngọt ngào, thương yêu và lòng kính trọng của con cháu dành tặng. Chung vui cùng gia đình trong ngày thượng thọ này, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh Mai Thị Dung đã nói: “Các cụ cao niên là gia bảo, là vốn quý của gia đình, dòng tộc luôn cần được quan tâm chăm sóc tận tình. Các cụ sống lâu, sống khỏe và hạnh phúc bên con cháu cũng là phúc nhà khó có được mà chúng ta cần trân quý…”.

Đến nhà cụ Phan Thị Sua [Thái Hòa, Tân Uyên] năm nay cũng tròn 100 tuổi và cũng đã có 5 thế hệ quây quần bên nhau càng ngạc nhiên hơn nữa khi cụ vẫn tự đi lại, ăn uống, sinh hoạt bình thường. Mọi người trong đoàn ngạc nhiên khi cụ Sua nói rành rọt: “Cảm ơn tụi con đã đến thăm và thay mặt để tặng quà của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho cụ già này nhé. Cứ vui vẻ, nhẹ nhàng là sống lâu thôi à. Để sang năm còn được nhận quà nữa chứ!”. Cụ nói và nheo nheo mắt cười rất hóm hỉnh. Ông Huỳnh Văn Cõi, con trai thứ 3 của cụ năm nay đã 77 tuổi cho biết: “Mẹ tôi luôn vui vẻ và hài lòng với cuộc sống, với con cháu. Chưa bao giờ trách giận hay phiền muộn gì ai cả. Những việc cá nhân như đi vệ sinh, tắm rửa… mẹ tự làm chứ chưa phải nhờ con cháu. Mỗi khi có cháu chắt về chơi mẹ rất vui và cười nói hớn hở suốt thôi”…

Xã hội hiện đại với nhiều gia đình “hạt nhân” chỉ một - hai thế hệ nhưng với những gia đình này, sự đầm ấm, sum vầy là nếp nhà thật đẹp mà họ luôn quý trọng, gìn giữ.

Tam tứ ngũ đại đồng đường là gì?

Bốn đời cha, con, cháu, chắt, cùng ở với nhau. Gia đình cụ Thắng là gia đình tứ đại đồng đường.

Tứ đại đồng đường gồm những ai?

Gia đình “tứ đại đồng đường” là biểu hiện của mô hình đa thế hệ sống chung trong một mái nhà. Nền tảng của mô hình gia đình này là có 4 thế hệ trở lên cùng chung sống, bao gồm thế hệ từ cụ, ông/bà, bố mẹ, các cháu và thế hệ chắt [đời thứ 4].

Tại sao gọi là tứ đại đồng đường?

Tứ đại đồng đường được hiểu một cách đơn giản là gia đình bao gồm 4 thế hệ trở lên từ cụ đến ông, bà, bố, mẹ và thế hệ cháu chắt sống cùng nhau. Cùng sinh hoạt chung dưới một mái nhà, nó sẽ giúp gắn bó gia đình thêm đoàn kết và gắn bó hơn với nhiều thế hệ.

Chủ Đề