Ngành sư phạm quản lý giáo dục là gì năm 2024

Quản lý giáo dục là tổng thể các hoạt động tổ chức, quản lý, giám sát đánh giá các hoạt động giáo dục tại nhà trường. Nói cách khác, vai trò của các nhà quản lý giáo dục sẽ thể hiện ở việc tổ chức, sắp xếp và điều hành một cách hiệu quả hoạt động của các phòng ban, đơn vị trong nhà trường bao gồm: quản lý đào tạo, quản lý nhân sự, cơ sở vật chất, quản lý hành chính...

Quản lý giáo dục mang những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Quản lý giáo dục gắn liền với việc điều hành quá trình giáo dục đào tạo con người. Đặc biệt là lao động sư phạm của các nhà giáo.

- Quản lý giáo dục được gắn liền với quyền lực nhà nước trong việc điều hành. Điều chỉnh các hoạt động giáo dục, thông qua việc xây dựng, ban hành. Chấp hành các văn bản như luật, điều lệ và các quy định, quy chế chuyên môn sư phạm

- Sản phẩm của giáo dục có tính đặc thù là hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Nên quản lý giáo dục phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn những sai sót trong công việc tạo ra sản phẩm. Không được phép tạo ra “phế phẩm” trong giáo dục.

- Quản lý giáo dục gắn liền với phát triển quan điểm quần chúng, xã hội.

Ngành sư phạm quản lý giáo dục là gì năm 2024

Quy định về cán bộ quản lý giáo dục (Hình từ internet)

Quy định về cán bộ quản lý giáo dục

(1) Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục

Căn cứ Điều 18 Luật Giáo dục 2019 quy định về vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục như sau:

- Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.

- Cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.

(2) Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục

Căn cứ Điều 74 Luật Giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục như sau:

- Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.

- Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

(3) Căn cứ quy định tại Điều 78 Luật Giáo dục 2019 thì cán bộ quản lý giáo dục đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Được biết đến như một lĩnh vực giúp định hướng, bồi dưỡng kiến thức và phát triển tư duy cho lớp trẻ, quản lý giáo dục đã trở thành một ngành không thể thiếu đối với xã hội. Vậy quản lý giáo dục là ngành gì? Học ngành ở đâu? Mức thu nhập của ngành là bao nhiêu? Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành này qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu tổng quan

Ngành quản lý giáo dục là gì?

Quản lý giáo dục, tên tiếng Anh là: Education Management, là một ngành học chuyên cung cấp kỹ năng, kiến thức về công tác quản lý, giám sát, tổ chức nhằm đảm bảo hệ thống giáo dục được vận hành, phát triển hiệu quả. Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam phát triển mạnh, ngành ngày càng được quan tâm và lựa chọn. Bên cạnh đó, đây còn là ngành đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, tham gia các hoạt động giáo dục của người dân.

Ngành sư phạm quản lý giáo dục là gì năm 2024
Ngày càng nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành

Bên cạnh những môn học đại cương của khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên ngành còn được trang bị kiến thức về phương pháp quản lý giáo dục qua nhiều chuyên ngành. Ngành học này tập trung vào việc quản lý các tổ chức giáo dục, như cơ sở giáo dục công và tư nhân, trường học, hệ thống giáo dục đại học, cơ quan giáo dục,…

Đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách và đảm bảo chất lượng giáo dục. Đây là ngành liên quan đến việc phát triển, thực hiện chiến lược, quy trình kiểm định và đánh giá, cải tiến hệ thống giáo dục. Từ đó, toàn bộ học sinh, sinh viên sẽ có một môi trường học tập tốt để phát triển toàn diện.

Quản lý giáo dục mầm non là gì?

Theo định nghĩa tổng quát, quản lý giáo dục mầm non là quá trình quản lý, điều hành, điều chỉnh hoạt động của trường mầm non. Mục tiêu là nâng cao chất lượng môi trường giáo dục. Chuyên viên cần có nhiều kỹ năng phù hợp.

Ngành sư phạm quản lý giáo dục là gì năm 2024
Quản lý giáo dục đóng vai trò quan trọng trong xã hội

Bên cạnh đó, quản lý giáo dục mầm non cũng là công việc mang lại niềm vui cho người giảng dạy. Vì bạn liên tục được làm việc với trẻ nhỏ, đóng vai trò là “người lái đò” dẫn dắt cuộc đời của các bé thông qua việc giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng.

Mục tiêu là gì?

Nâng cao chất lượng giáo dục

Một trong những mục tiêu quan trọng là đảm bảo chất lượng giáo dục. Điều này đòi hỏi việc phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, quy trình đánh giá và kiểm định, cũng như quản lý hiệu quả các hoạt động giảng dạy, học tập. Mục tiêu này nhằm đảm bảo rằng mọi học sinh và sinh viên nhận được một giáo dục tốt nhất, phát triển toàn diện.

Tăng cường hiệu quả học tập

Ngành hướng đến việc tăng cường hiệu quả học tập bằng cách phát triển và thúc đẩy các phương pháp giảng dạy, học tập hiện đại. Từ đó, ngành học này sẽ đáp ứng nhu cầu, mục tiêu học tập của học sinh, sinh viên. Mục tiêu này bao gồm việc đảm bảo môi trường học tập tích cực, tạo điều kiện cho sự tương tác và hợp tác giữa học sinh, giáo viên, cộng đồng, cũng như thúc đẩy phát triển các kỹ năng mềm và khả năng sáng tạo.

Ngành sư phạm quản lý giáo dục là gì năm 2024
Ngành hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau

Quản lý tài chính và nguồn lực

Mục tiêu là quản lý tài chính và nguồn lực hiệu quả để đảm bảo sự phát triển, hoạt động bền vững của hệ thống giáo dục. Những hoạt động này có thể là: lập kế hoạch tài chính, quản lý nguồn thu và chi, sử dụng tài nguyên đáp ứng các yêu cầu giáo dục và cung cấp môi trường học tập tốt nhất.

Phát triển nhân lực giáo dục

Đây là mục tiêu liên quan đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chuyên môn, nghề nghiệp của giáo viên và nhân viên giáo dục. Cần đảm bảo rằng các giáo viên và nhân viên sẽ được đào tạo, nâng cao năng lực, hỗ trợ để thúc đẩy sự phát triển của học sinh/sinh viên.

Xây dựng môi trường giáo dục tích cực

Một mục tiêu quan trọng là tạo ra môi trường học tập tích cực cho người giảng dạy và học sinh/sinh viên. Đó có thể là xây dựng một môi trường an toàn, đáng tin cậy, khuyến khích sự đa dạng, tôn trọng và công bằng. Mục tiêu này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của học sinh, khuyến khích sự tham gia, tương tác xã hội, tạo cảm hứng cho việc học tập và phát triển cá nhân.

Ngành sư phạm quản lý giáo dục là gì năm 2024
Người làm quản lý hướng đến việc xây dựng môi trường học tập toàn diện

Kỹ năng cần có khi học

Kỹ năng lãnh đạo

Cần có khả năng định rõ mục tiêu, tầm nhìn và chiến lược dài hạn cho tổ chức giáo dục. Khi theo đuổi lĩnh vực này, bạn phải biết cách tạo động lực, hướng dẫn nhân viên đạt được mục tiêu.

Kỹ năng lãnh đạo trong quản lý giáo dục là việc tìm kiếm, thu hút và phát triển những giáo viên tiềm năng. Cần có khả năng nhận biết và khuyến khích những giáo viên xuất sắc, đồng thời xây dựng môi trường giảng dạy tích cực.

Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? Kinh nghiệm phát triển kỹ năng lãnh đạo hiệu quả

Kỹ năng quản lý

Học ngành, bạn cần có khả năng tổ chức công việc. Kỹ năng quản lý bao gồm việc: lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, quản lý thời gian và tài nguyên.

Ngành sư phạm quản lý giáo dục là gì năm 2024
Quản lý hoạt động hiệu quả là kỹ năng cần thiết

Kỹ năng giao tiếp

Cần có khả năng giao tiếp để tăng cường kết nối nội bộ. Khi theo đuổi lĩnh vực này, bạn cần biết cách lắng nghe, hiểu rõ quan điểm, mối quan tâm và nhu cầu của nhân viên. Đồng thời, bạn cũng phải có khả năng truyền đạt thông điệp rõ ràng, thúc đẩy hợp tác giữa các bên.

Hơn hết, khi có kỹ năng giao tiếp, bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt với phụ huynh, học sinh/sinh viên và các đối tác liên quan.

Ngành sư phạm quản lý giáo dục là gì năm 2024
Học ngành quản lý cần có kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

Khi theo học ngành, bạn phải có khả năng phân tích các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực giáo dục, như sự chậm tiến trong học tập, vấn đề hành vi của học sinh, thiếu hụt nguồn lực. Bằng cách sử dụng kỹ năng phân tích, bạn mới có thể xác định nguyên nhân, hiểu rõ các khía cạnh của vấn đề.

Sau khi phân tích vấn đề, người quản lý giáo dục sẽ tìm ra các giải pháp khả thi và hiệu quả.

Xem thêm: Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện giúp tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

Kỹ năng đào tạo và phát triển nhân lực

Người quản lý giáo dục cần có khả năng đào tạo và phát triển giáo viên. Kỹ năng này bao gồm việc xây dựng chương trình đào tạo, thực hiện các khóa học và chương trình hội thảo. Đồng thời, bạn cũng cần định rõ mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Cần có khả năng phát triển nhân lực trong tổ chức, như xác định nhu cầu phát triển cá nhân của nhân viên, tạo ra các cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp, hỗ trợ và phản hồi xây dựng để giúp nhân viên phát triển toàn diện.

Những câu hỏi tuyển sinh ngành quản lý giáo dục

Ngành quản lý giáo dục thi khối nào?

Để theo học ngành, bạn có thể lựa chọn một trong những khối thi sau để xét tuyển. Tuy nhiên, mỗi trường sẽ có các tổ hợp khác nhau. Vậy nên, bạn có thể tra cứu tên trường có đào tạo ngành quản lý giáo dục để tham khảo thêm nhé!

Những khối thi là:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa.
  • Khối A01: Toán, Lý, Anh.
  • Khối C00: Văn, Sử, Địa.
  • Khối C04: Toán, Văn, Địa.
  • Khối C14: Văn, Toán, GDCD.
  • Khối C20: Văn, Địa, GDCD.
  • Khối D01: Toán, Anh, Văn.
  • Khối D14: Văn, Anh, Sử.
  • Khối D15: Văn, Anh, Địa.
  • Khối D78: Văn, Anh, KHXH.

Các trường đào tạo ngành quản lý giáo dục

Các trường Đại học đào tạo ngành từ Bắc vào Nam là:

  • Trường Đại học Thủ Đô.
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • Học viện Quản lý Giáo dục.
  • Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN.
  • Trường Đại học Vinh.
  • Trường Đại học Quy Nhơn.
  • Trường Đại học Sư phạm Huế.
  • Trường Đại học Sài Gòn.
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM.
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Học quản lý giáo dục ra làm gì?

Học ngành quản lý giáo dục là một lĩnh vực rộng và đa dạng, và sau khi tốt nghiệp, bạn có thể theo đuổi nhiều công việc trong lĩnh vực giáo dục.

  • Quản lý trường học: Sau khi tốt nghiệp ngành quản lý, bạn có thể trở thành hiệu trưởng hoặc nhà quản lý trường học.
  • Quản lý giáo dục cấp huyện, thành phố: Bạn có thể làm việc tại các cơ quan quản lý cấp huyện hoặc thành phố, tham gia vào quy hoạch, phát triển chính sách giáo dục và giám sát các trường học trong khu vực.
  • Chuyên viên tư vấn giáo dục: Trở thành chuyên viên tư vấn giáo dục cũng là sự lựa chọn của sinh viên ngành. Với công việc này, bạn sẽ hỗ trợ trường học hoặc các cơ quan quản lý đề xuất và triển khai các chương trình, đánh giá hiệu quả, cung cấp giải pháp để cải thiện chất lượng giáo dục.
  • Quản lý chương trình giáo dục: Bạn có thể tham gia vào việc phát triển và quản lý chương trình giảng dạy tại các trường học, đảm bảo tính logic, phù hợp với mục tiêu giáo dục và đáp ứng nhu cầu của học sinh.
  • Đào tạo và phát triển nhân lực giáo dục: Bạn có thể làm việc trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nhân lực giáo dục, tổ chức các khóa học, buổi tập huấn để nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng quản lý cho giáo viên và nhà quản lý.
  • Tư vấn tuyển sinh: Đây cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho người theo học ngành quản lý giáo dục. Bạn có thể làm việc trong lĩnh vực tư vấn tuyển sinh, hỗ trợ học sinh và phụ huynh trong quá trình tìm hiểu về các trường học, chương trình học, tiêu chí tuyển sinh, đưa ra lời khuyên phù hợp.
  • Nghiên cứu và phát triển giáo dục: Bạn có thể làm việc trong các tổ chức nghiên cứu giáo dục, trường đại học, hoặc viện nghiên cứu, tham gia vào các dự án nghiên cứu về giáo dục. Công việc này đòi hỏi bạn thực hiện các nghiên cứu, phân tích dữ liệu, đề xuất giải pháp và chính sách giáo dục dựa trên kết quả nghiên cứu.

Xem thêm: Giáo viên tiếng Anh liệu có phải nhàn nhã lương cao như nhiều người vẫn nghĩ?

Mức lương như thế nào?

Mức lương trong ngành tại thị trường Việt Nam tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như cấp bậc công việc, kinh nghiệm làm việc, địa điểm và quy mô của tổ chức hoặc trường học.

Ở cấp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông, mức lương thường tương đối cao so với các cấp quản lý khác trong ngành giáo dục. Một giám đốc trường trung học cơ sở có thu nhập khoảng 15 triệu đến 30 triệu đồng một tháng. Trong khi một giám đốc trường trung học phổ thông có thu nhập khoảng 20 triệu đến 40 triệu đồng một tháng.

Ở cấp mầm non, mức lương thường thấp hơn so với cấp trung học. Giám đốc một trường mầm non có thể nhận được từ khoảng 8 triệu đến 15 triệu đồng một tháng.

Ngành sư phạm quản lý giáo dục là gì năm 2024
Học ngành quản lý giáo dục có thể làm nhiều công việc khác nhau

Các vị trí tại cấp đại học và sau đại học, như các trưởng khoa, phó hiệu trưởng, hiệu trưởng, phó chủ tịch trường đại học, có mức lương khá cao. Mức lương cho những vị trí này có thể từ 20 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng một tháng tùy vào quy mô và uy tín của trường đại học.

Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành mà Việc Làm 24h đã tổng hợp đến bạn đọc. Hy vọng bài viết trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích trong quá trình lựa chọn ngành nghề phù hợp của bạn. Chúc bạn gặt hái nhiều thành công nhé!

Học viện Quản lý giáo dục lấy bao nhiêu điểm?

Điểm chuẩn Học viện Quản lý Giáo dục năm 2022 dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022, dao động từ 15 -19.5 điểm. Đối với phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ), mức điểm yêu cầu là từ 18- 22 điểm.

Ngành quản lý giáo dục học những môn gì?

Ngành Quản lý Giáo dục là ngành học đào tạo chuyên sâu về quản lý và điều hành các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, gồm các khóa học về kế hoạch, quản lý và điều hành trong giáo dục; chính sách, quy định liên quan đến giáo dục; phương pháp quản lý và đánh giá hiệu quả các hoạt động giáo dục.

Ngành quản lý giáo dục học phí bao nhiêu?

Chương trình đào tạo Thời gian đào tạo của ngành Quản lý giáo dục của Đại học Sư phạm Hà Nội là 4 năm, học theo hình thức tín chỉ. Mức học phí hiện hành là 270.000 đồng/tín chỉ. Sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ được cấp bằng cử nhân Quản lý giáo dục với nhiều cơ hội việc làm và học tập tốt trong tương lai.

Thạc sĩ quản lý giáo dục tiếng Anh là gì?

- Chương trình Thạc sĩ Quản lý và Lãnh đạo trong giáo dục (Master in Educational Leadership and Management) – chương trình liên kết giữa trường ĐHGD với Đại học Dalarna, Thụy Điển .