Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài

 

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2020 có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn điều lệ khoảng hơn 41.200 tỷ đồng, gồm 4 ngân hàng thành lập mới từ năm 2016-2017 là Public Bank Việt Nam [Malaysia], CIMB Việt Nam [Malaysia], Woori Việt Nam [Hàn Quốc], UOB Việt Nam [Singapore]. 5 ngân hàng còn lại đều được cấp phép từ năm 2008 là HSBC Việt Nam [Anh], Standard Chartered Việt Nam [Anh], ANZ Việt Nam [Australia], Shinhan Việt Nam [Hàn Quốc] và Hong Leong Việt Nam [Malaysia].

Trong số 9 nhà băng này thì 3 đến từ phương Tây, 2 trong đó là các tập đoàn tài chính toàn cầu đặt trụ sở ở Anh; 6 cái tên còn lại đến từ châu Á, gồm 2 của Hàn Quốc, 3 của Malaysia và 1 của Singapore.

Như đã đề cập trong bài viết gần đây, xu hướng gia tăng diện diện của các ngân hàng Đông Á và Đông Nam Á ở Việt Nam là rất rõ nét, không chỉ đầu tư trực tiếp, mà còn gián tiếp thông qua mua cổ phần chiến lược của các ngân hàng nội.

Dữ liệu của Nhadautu.vn thể hiện, giai đoạn từ 2016-2020, khối ngân hàng nước ngoài châu Á tăng trưởng rất nhanh. Shinhan Bank với tốc độ tăng trưởng tài sản và lợi nhuận vượt trội, đã vượt qua HSBC để trở thành ngân hàng ngoại quy mô và hiệu quả nhất Việt Nam, với tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tới cuối năm 2020 lần lượt là 131.418 tỷ đồng và 18.989 tỷ đồng, lãi sau thuế trong năm qua lên tới 2.443 tỷ đồng, đều cao nhất trong số 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài hiện nay.

Tính cho cả giai đoạn 2016-2020, nhà băng đến từ Hàn Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu 87%, tổng tài sản 129%, còn lợi nhuận sau thuế tăng gấp 2,36 lần. 

 

Các ngân hàng khác cũng có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, giai đoạn 2016-2019, tổng tài sản của Public Bank tăng 105%, UOB Việt Nam tăng 53%, Hong Leong Bank tăng 39%, CIMB Việt Nam tăng 33%, Woori Việt Nam tăng 92%. Về lợi nhuận, UOB đạt lợi nhuận sau thuế năm 2019 là 264 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2018. Public Bank ghi nhận lợi nhuận 309 tỷ đồng năm 2019, cao gần gấp đôi so với ANZ dù tổng tài sản lại chỉ tương đương nhau.

Về phần mình, tương đồng với diễn biến thoái đi những mảng đầu tư gián tiếp, các nhà băng phương Tây cũng liên tục rút khỏi thị trường bán lẻ, vốn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt ở Việt Nam. Gần đây nhất, Citigroup tháng 4/2021 công bố rút mảng khách hàng cá nhân khỏi Việt Nam. Trước đó cũng đã có những ngân hàng phương Tây rút khỏi mảng bán lẻ hay bán lại cổ phần như: BNP Paribas, Standard Chartered, Commonwealth, HSBC.

 

Các ngân hàng 100% vốn phương Tây không rút khỏi Việt Nam, tuy nhiên đà phát triển lại thua kém đáng kể so với các đối thủ châu Á. Từ năm 2019 trở về trước, HSBC Việt Nam là nhà băng ngoại số 1 ở thị trường trong nước, cả về quy mô tài sản và hiệu quả hoạt động.

Tuy nhiên, năm 2020, HSBC Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm qua, khi tổng tài sản chỉ tăng nhẹ 3%, trong khi lợi nhuận sau thuế giảm tới 33%. Tương tự, ANZ Việt Nam cũng báo lãi giảm 16%.

Theo các chuyên gia, một trong những lợi thế của các nước phát triển là nguồn vốn dồi dào và lãi suất thấp. Nên các định chế tài chính có xu hướng tìm kiếm khách hàng ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng phương Tây không như kỳ vọng. Mảng ngân hàng bán lẻ của nhóm này tỏ ra không hiệu quả. Một phần do ngân hàng ngoại trả lương rất cao, đẩy chi phí tiền lương gia tăng nhanh khi phát triển hệ thống bán lẻ, dẫn tới hiệu quả thấp. 

Khi các ngân hàng phương Tây gặp khó thì các đối thủ trong khu vực châu Á lại cho thấy khả năng thích ứng và phát triển tốt hơn. Điều này được lý giải bằng sự tương đồng về văn hóa, khẩu vị rủi ro. Cùng với đó, tập khách hàng cá nhân của các ngân hàng đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng phần nào đến từ mối quan hệ với những lao động xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước đó, hay công dân ở các quốc gia này làm việc tại Việt Nam.

Top 7 ngân hàng 100 vốn nước ngoài tại Việt Nam lớn nhất năm 2018 theo số liệu của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam vào tháng 4/2018:

1. Ngân hàng HSBC

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam là chi nhánh thuộc sở hữu 100% của ngân hàng Hồng Công và Ngân hàng Thượng Hải.

HSBC đã mở văn phòng đại diện đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh từ năm 1870 và đã hoạt động tại Việt Nam được trên 140 năm.

Từ tháng 01/2009, HSBC chính thức là ngân hàng nước ngoài đầu tiên được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn nước ngoài. Đến nay, mạng lưới hoạt động của ngân hàng gồm 2 chi nhánh và 5 phòng giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh, một chi nhánh và 3 phòng giao dịch tại Hà Nội và ba chi nhánh khác tại Bình Dương, Cần Thơ và Đà Nẵng.

HSBC hiện là một trong 7 ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với số vốn điều lệ hiện nay lên tới 7.528 tỷ đồng.

Chi nhánh ngân hàng HSBC tại Quận 1

2. Ngân hàng ANZ

Vào năm 2009, ngân hàng Australia and New Zealand Banking Group Limited viết tắt là ANZ chính thức được nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động và thành lập ngân hàng thương mại có 100% nguồn vốn nước ngoài.

Đến nay với mạng lưới gồm 8 chi nhánh và phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cùng với 2 văn phòng đại diện tại Cần Thơ và Bình Dương.

Số vốn điều lệ của ngân hàng hiện đã lên tới 3.000 tỷ đồng.

3. Ngân hàng Standard Chartered

Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam là ngân hàng có 100 vốn nước ngoài của Standard Chartered được chính thức hoạt động từ 01/08/2009.

Đây là ngân hàng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bán lẻ đến các ngân hàng thương mại, cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đến nay, ngân hàng Standard Chartered đã có hơn 850 nhân viên và 3 chi nhánh lớn tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Số vốn điều lệ hiện nay khoảng 3.000 tỷ đồng.

4. Ngân hàng Shinhan Việt Nam

Năm 2008, ngân hàng Shinhan Việt Nam đã được nhà nước cấp phép và trở thành một trong 5 ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Đến năm 2011, với cam kết xây dựng và hoạt động vững chắc tại thị trường Việt Nam, ngân hàng Shinhan đã mua thêm 50% cổ phần của ngân hàng Shinhan Vina và chính thức được đổi tên là Ngân hàng Shinhan Việt Nam.

Đến nay, mạng lưới hoạt động của ngân hàng Shinhan Việt Nam gồm 1 hội sở, 9 chi nhánh và các phòng giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh.

Với số vốn điều lệ hiện nay là 4.547 tỷ đồng, tổng số tài sản được ước tính khoảng 18.000 tỷ đồng.

5. Ngân hàng Hong Leong Bank

Hong Leong Bank là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á đươc chính phủ Việt Nam cấp phép hoạt động từ năm 2009.

Đến nay, ngân hàng Hong Leong Bank đã có hơn 16.000 ATM và hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên cả nước.

Tính đến thời điểm cuối năm 2013, tổng số lãi trước thuế của ngân hàng đạt tới 103,8 tỷ đồng, giảm hơn 29,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Đến năm 2018, số vốn điều lệ của ngân hàng đạt 3.000 tỷ đồng.

Ngân hàng Hong Leong Bank tại TP. Hồ Chí Minh

6. Ngân hàng Public Bank Berhad

Ngân hàng Public Bank Berhad được chính thức thành lập từ 30/09/1991 với tỷ lệ góp vốn 50:50 giữa ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV và ngân hàng Public Bank Berhad [Malaysia].

Chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 05/1992 cho đến nay ngân hàng Public Bank Berhad đã đạt được số vốn điều lệ là 62,5 triệu USD.

Vào ngày 23/03/2015, ngân hàng nhà nước đã cấp phép chấp thuận việc chuyển đổi ngân hàng Public Bank Berhad thành ngân hàng có 100 vốn nước ngoài tại Việt Nam.

7. Ngân hàng Woori Việt Nam

Vào ngày 02/08/2016, ngân hàng nhà nước đã cấp giấy phép quyết định thành lập ngân hàng Woori Việt Nam với 100% vốn nước ngoài.

Theo đó, thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận cho phép thông qua danh sách bổ nhiệm nhân sự dự kiến của Ngân hàng Woori Việt Nam.

Đến nay, ngân hàng Woori đã có 50 chi nhánh trên khắp cả nước cùng 50 phòng giao dịch và một số ngân hàng liên doanh.

Ngân hàng Woori tại Hàn Quốc

Như vậy, top 7 ngân hàng 100 vốn nước ngoài tại Việt Nam lớn nhất năm 2018 đã nêu trên là những ngân hàng có năng lực hoạt động và được nhiều khách hàng tín nhiệm nhất do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam xếp hạng. Hy vọng đây sẽ là gợi ý cho khách hàng khi chọn lựa thực hiện các giao dịch tại ngân hàng 100 vốn nước ngoài ở Việt Nam.

Ngân hàng 100% vốn nước ngoàilà ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng nước ngoài; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.

Căn cứ pháp lý:

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

– Thông tư 40/2011/TT-NHNN

– Thông tư 28/2018/TT-NHNN

 1.Điều kiện đối với thành viên sáng lập, chủ sở hữu là tổ chức tín dụng nước ngoài

a] Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

b] Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng từ mức ổn định trở lên, mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi;

c] Có lãi trong 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

d] Có tổng tài sản có ít nhất tương đương 10 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

đ] Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đánh giá đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

e] Không phải là chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng Việt Nam khác.

2.Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài do các cổ đông sáng lập ký[theo mẫu] 

– Dự thảo Điều lệ.

– Đề án thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài

– Biên bản cuộc họp cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập hoặc văn bản của chủ sở hữu về việc lựa chọn Ban trù bị, Trưởng Ban trù bị, thông qua dự thảo Điều lệ, đề án thành lập ngân hàng và danh sách các chức danh quản trị, kiểm soát, điều hành dự kiến.

– Hồ sơ của chủ sở hữu, thành viên sáng lập là tổ chức tín dụng nước ngoài

a] Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán;

b] Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động hoặc văn bản tương đương;

c] Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về tổ chức tín dụng nước ngoài như sau:

[i] Nội dung hoạt động được phép tại nước nguyên xứ tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

[ii] Tình hình tuân thủ pháp luật về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

[iii] Tỷ lệ an toàn vốn và các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

[iv] Tình hình tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

d] Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng nước ngoài trong thời hạn 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ;

đ] Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài;

e] Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động và định hướng phát triển của tổ chức tín dụng nước ngoài cho đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

g] Quyết định bổ nhiệm người đại diện vốn góp tại ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài của tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật kèm theo hộ chiếu của người đại diện vốn góp.

– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát

– Văn bản cam kết của chủ sở hữu, các thành viên sáng lập

Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện cho Ngân hàng nhà nước.

>>>Xem thêm Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp trong tổ chức tín dụng

Video liên quan

Chủ Đề