Hạch toán kế toán sử dụng phương pháp nào

Hạch toán là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế, nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn.

Quản lý hoạt động kinh tế là nhu cầu tất yếu nảy sinh trong xã hội loài người. Vì vậy, đòi hỏi con người phải tiến hành đồng thời 4 quá trình: quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép để có thể thu thập thông tin nhằm phục vụ cho việc quản lý tốt các hoạt động kinh tế.

Trong đó: – Quan sát: ghi nhận sự tồn tại của đối tượng cần thu thập – Đo lường: để lượng hoá đối tượng cần thu thập bằng các đơn vị đo lường tổng hợp – Hạch toán: quá trình sử dụng các phép tính, phương pháp phân tích, tổng hợp để tiếp tục lượng hoá thành các chỉ tiêu tổng hợp

– Ghi chép: quá trình hệ thống hoá ghi lại từng thời kì, địa điểm phát sinh theo một trật tự nhất định để có căn cứ thông tin và ra quyết định phù hợp.

Với khái niệm trên, chúng ta có thể thấy hạch toán ra đời rất sớm và tồn tại trong tất cả mọi hình thái xã hội. từ thời nguyên thuỷ, kể cả khi sản xuất chưa phát triển, hạch toán đã được tiến hành bằng những hình thức hết sức đơn giản: Đánh dấu lên than cây, buộc nút dây thừng… để ghi nhớ các thông tin cần thiết.

Đến các hình thái xã hội cao hơn, các quan hệ kinh tế nảy sinh đã dẫn đến sự phát triển tiếp theo của hạch toán. Đặc biệt thời kì CNTB, hạch toán trở thành 1 phương tiện không thể thiếu, đây là thời kỳ mà hạch toán kế toán phát triển một cách nhanh chóng và toàn diện.

Các loại hạch toán:

 Hạch toán nghiệp vụ: hạch toán nghiệp vụ là sự quan sát, phản ánh và kiểm tra trực tiếp từng nghiệp vụ, từng quá trình kinh tế cụ thể, phục vụ cho việc chỉ đạo thường xuyên, kịp thời tình hình thực hiện các nghiệp vụ, các quá trình đó. Nghiệp vụ là tất cả các hoạt động kinh tế liên quan đến doanh nghiệp, hạch toán nghiệp vụ theo dõi từng quá trình từ cung cấp nguyên vật liệu, sản xuât hay tiêu thụ.

HT nghiệp vụ căn cứ vào nội dung, tính chất từng nghiệp vụ kinh tế và yêu cầu quản lý để sử dụng các loại thước đo thích hợp: hiện vật, lao động và giá trị.

– Hạch toán thống kê: là khoa học nghiên cứu mặt lưộng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể, nhằm rút ra bản chất và tính quy luật trong sự phát triển của các hiện tượng đó.

– Hạch toán kế toán: Tương ứng với khái niệm hạch toán. Là môn khoa học thu thập, xử lý và cung cấp thong tin về tài sản, nguồn hình thành TS và sự vận động của TS trong các tổ chức, đơn vị. + Sử dụng cả 3 loại thước đo, nhưng thước đo giá trị mang tính chủ yếu và bắt buộc.

+ Thông tin cung cấp mang tính thuyền xuyên, liên tục và toàn diện

MINH KHAI Dịch vụ kế toán trọn gói uy tín hàng đầu dành cho quý khách hàng

I. Hạch toán là gì?

Hạch toán là hệ thống điều tra quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các quá trình kinh tế với mục đích quản lý các quá trình đó ngày càng chặt chẽ hơn.

Quản lý các hoạt động kinh tế là nhu cầu không thể thiếu phát sinh trong xã hội. Do đó, đòi hỏi con người phải thực hiện đồng thời bốn quá trình: quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép để có thể tập hợp thông tin để phục vụ cho mục đích quản lý tốt các hoạt động kinh tế.

Cụ thể trong đó:

  • Quan sát: Công nhận sự tồn tại của đối tượng cần thu thập.

  • Đo lường: Sử dụng các đơn vị đo lường tổng hợp để lượng hóa đối tượng cần thu thập.

  • Hạch toán [tính toán]: Quá trình sử dụng các phương pháp phân tích, các phép tính, tổng hợp để tiếp tục lượng hóa thành các chỉ tiêu tổng hợp.

  • Ghi chép: Quá trình hệ thống ghi lại từng thời kỳ, điểm phát sinh theo trật tự nhất định để có cơ sở thông tin và đưa ra quyết định phù hợp.

Những yêu cầu quan trọng đối với hạch toán là chính xác, đầy đủ, thống nhất về phương pháp và kịp thời về nội dung, đảm bảo tiêu chuẩn hóa và so sánh được các số liệu hạch toán.

Với định nghĩa nêu trên, ta có thể thấy hạch toán đã ra đời từ rất lâu và luôn tồn tại trong mọi hình thái đời sống xã hội. Từ thời nguyên thủy, ngay cả khi sản xuất vẫn chưa phát triển, hạch toán đã được thực hiện bằng những cách thức hết sức đơn giản như: Buộc nút dây thừng, đánh dấu lên thân cây,… để ghi nhớ các thông tin.

Đến các cấp độ xã hội cao hơn, các quan hệ kinh tế phát sinh đã dẫn đến bước phát triển tiếp theo của hạch toán. Đặc biệt vào thời kỳ chủ nghĩa tư bản, hạch toán đã trở thành một phương tiện quan trọng không thể thiếu. Đây là giai đoạn mà hạch toán kế toán phát triển một cách nhanh chóng và toàn diện.

II. Phân loại hạch toán:

a. Hạch toán nghiệp vụ:

Hạch toán nghiệp vụ là sự quan sát theo dõi, phản hồi và kiểm tra trực tiếp từng nghiệp vụ, các quá trình kinh tế cụ thể, để phục vụ cho việc chỉ đạo thường xuyên, kịp thời tình hình thực hiện các quá trình, các nghiệp vụ đó.

Nghiệp vụ bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế có liên quan đến doanh nghiệp và hạch toán doanh nghiệp theo dõi quá trình từ cung cấp nguyên vật liệu đến sản xuất hay tiêu thụ.

Việc hạch toán nghiệp vụ dựa vào nội dung, tính chất của từng nghiệp vụ kinh tế và yêu cầu quản lý để dùng các loại thước đo hợp lý: Lao động, hiện vật và giá trị.

b. Hạch toán thống kê:

Hạch toán thống kê là khoa học nghiên cứu về “lượng” trong mối liên hệ chặt chẽ về chất các hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể. Nhằm mục đích rút ra bản chất, tính quy luật trong sự phát triển các hiện tượng đó.

Các đối tượng của hạch toán thống kê là: Tình hình giá cả, thu nhập lao động, tình hình tăng năng suất lao động, giá trị tổng sản lượng,… Cũng vì điều này mà các thông tin được hạch toán thống kê đem lại chí có tính hệ thống nhưng lại không có tính liên tục và thường xuyên. Bên cạnh đó, việc dùng các phương pháp như: phân tổ thống kê, điều tra thống kê, số tương đối, số bình quân, số tuyệt đối, chỉ số khiến phương pháp hạch toán thống kê cần sử dụng cả ba loại thước đo kể trên.

c. Hạch toán kế toán:

Tương tự như khái niệm hạch toán. Hạch toán kế toán là bộ môn khoa học tập hợp, xử lý và cung cấp thông tin về nguồn hình thành nên tài sản và tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị và tổ chức.

So với hạch toán thống kê và hạch toán nghiệp vụ thì hạch toán kế toán có những đặc điểm dưới đây:

  • Theo dõi và phản hồi một cách liên tục, có hệ thống và toàn diện về tình hình hiện tại cùng với sự thay đổi của tất cả các loại tài sản và nguồn hình thành tài sản trong đơn vị, tổ chức. Nhờ vậy mà hạch toán kế toán theo dõi được trước quá trình, trong quá trình và sau khi triển khai các hoạt động kinh doanh, để qua đó xem xét đánh giá việc dùng đồng vốn liệu có hiệu quả hay không.

  • Hoạt động hạch toán kế toán dùng cả ba loại thước đo kết quả nhưng phần lớn vẫn là tiền tệ. Điều này thấy rõ ở mọi nghiệp vụ tài chính – kinh tế được ghi chép đều được thể hiện qua giá trị tiền. Nhờ vậy mà kế toán giúp cung cấp các số liệu tổng hợp, phục vụ quản lý thực hiện các kế hoạch tài chính kinh tế của đơn vị, tổ chức.

  • Những phương pháp được hạch toán kế toán áp dụng như chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp, cân đối. Cụ thể trong đó, thủ tục hạch toán đầu tiên phải có [bắt buộc] đối với mọi nghiệp vụ tài chính kinh tế phát sinh chính là lập chứng từ kế toán để bảo đảm tính chính xác và làm cơ sở pháp lý vững chắc.

Các loại hạch toán trên có mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình thực hiện chức năng quản lý và phản ánh quá trình tái sản xuất xã hội của hạch toán, mặc dù có phương pháp và đặc điểm triển khai riêng.

Ngoài ra, Công ty GLaw Vietnam cũng cung cấp dịch vụ thay đổi tên công ty với chi phí rất hợp lý chỉ từ 1,5 triệu cho việc thay đổi tên công ty. Để tìm hiểu thêm về dịch vụ vui lòng liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc gửi email về: .

Video liên quan

Chủ Đề