Nên cho con ăn dặm như thế nào năm 2024

Giai đoạn cho bé ăn dặm không chỉ là một bước phát triển mới của bé mà còn là một trải nghiệm khó quên đối với mẹ. Sự kiên nhẫn của mẹ ở giai đoạn này sẽ giúp bé dễ dàng hơn trong hành trình làm quen với các loại thực phẩm mới ngoài sữa mẹ và hấp thu đủ các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển thể chất và trí não. Để hành trình này không là cuộc chiến, mẹ bỏ túi 3 bí quyết bên dưới nhé!

1. Cho bé ăn dặm đúng thời điểm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé lúc này mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, mẹ đừng vội cho bé ăn dặm quá sớm mà hãy cho bé thời gian phát triển hệ tiêu hóa cũng như khả năng phản xạ nhai, nuốt.

Nên cho con ăn dặm như thế nào năm 2024
2. Cho bé ăn dặm theo nguyên tắc về vị và lượng

Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết đến loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó, ở giai đoạn đầu của hành trình ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt. Để giúp bé thích nghi dần với thức ăn thô và hấp thu tốt hơn, mẹ hãy cách áp dụng các nguyên tắc về vị và lượng như sau:

  • Từ vị ngọt đến vị mặn: Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ. Do đó, những ngày đầu bé ăn dặm, mẹ nên dành thời gian cho bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng cách cho bé ăn dặm từ các món có vị ngọt trước nhé, chẳng hạn như bột ngọt có vị sữa , bé sẽ dễ đón nhận món mới hơn nhờ có hương vị sữa quen thuộc. Sau đó, mẹ có thể cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá…
  • Từ loãng đến đặc: Để dạ dày bé làm quen với thức ăn thô, mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với bột loãng và dần dần tăng độ đặc lên theo khả năng thích ứng của bé.
  • Từ ít đến nhiều: Mẹ có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm bằng 1 đến 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng lên 1/3 chén, rồi đến nửa chén… Cách ăn dặm như thế này sẽ nhẹ nhàng với hệ tiêu hóa còn non nớt, giúp bé dễ hấp thu mà vẫn cung cấp năng lượng cùng các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé.

Nên cho con ăn dặm như thế nào năm 2024
3. Cho bé ăn dặm đúng cách từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Giai đoạn tập cho bé ăn dặm là giai đoạn bé bắt đầu “khám phá” các mùi vị cũng như những thực phẩm khác nhau, mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm, đồng thời quan sát xem cơ thể bé có bị dị ứng với thực phẩm nào hay không. Sau giai đoạn làm quen và nhận biết, mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé yêu cũng như phong phú vị giác cho bé.

Để đảm bảo bữa ăn của bé luôn đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau theo tỷ lệ hợp lý:

Ăn dặm nghĩa là cho trẻ ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm tinh bột, protein, các loại vitamin từ rau, thịt, cá, trứng, hoa quả, sữa... Các loại thức ăn này chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, chứ không thay thế được sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp trẻ tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy, mẹ vẫn cần cho trẻ bú đầy đủ, tiến hành giảm lượng sữa và tăng lượng thức ăn dần theo độ tuổi của trẻ.

1. Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Theo khuyến cáo, sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Vì từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Sữa mẹ khi ấy không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ, nhất là sau 6 tháng, sữa mẹ bắt đầu loãng và ít dần đi. Chính vì thế, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách ăn dặm, để có thể phát triển tốt và khỏe mạnh.

Từ 6 - 12 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Từ 12 - 24 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp ít nhất một phần ba nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Nên cho con ăn dặm như thế nào năm 2024

Ăn dặm là bước ngoặt đánh dấu giai đoạn phát triển mới của trẻ.

2. Tác hại của việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm, thậm chí từ khi trẻ mới được 3 - 4 tháng, điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:

- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thích nghi được với một số loại thức ăn.

- Thức ăn không đảm bảo, khó tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón.

- Trẻ ăn dặm sớm khiến trẻ bú mẹ ít đi, các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ bị thiếu hụt ở trẻ, đặc biệt là các chất giúp tăng đề kháng.

- Trẻ bú ít gây tăng nguy cơ mang thai sớm ở người mẹ.

Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 9 tháng) sẽ khiến trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trường, dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu...

3. Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách

Cho trẻ ăn dặm từ ít đến nhiều

Thời gian đầu cho trẻ ăn dặm, cha mẹ nên tập cho trẻ ăn từng chút một. 1 - 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 - 10ml thức ăn. Tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.

Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày và thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa...

Cho trẻ ăn dặm từ lỏng đến đặc

Nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 - 3 ngày, sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát... để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.

Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt, vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng.

Chế biến đồ ăn dặm cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh

Thời gian đầu trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9 - 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: Gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ... Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn

Khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, cần lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng vì hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt, rất dễ bị vi khuẩn tấn công.

Nên cho con ăn dặm như thế nào năm 2024

Sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm.

4. Thực đơn ăn dặm phù hợp với độ tuổi

Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 - 12 tháng

Trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ đang tập ăn, vì thế nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng đang làm quen dần với thức ăn, nên cho trẻ ăn từng ít một, mỗi tuần tăng lượng ăn của trẻ lên một chút. Đầu tiên nên ăn 1 bữa/ngày, rồi tăng lên 2 bữa/ngày, đồng thời tăng độ đặc của cháo.

Trẻ từ 9 - 11 tháng: Giai đoạn này có thể cho trẻ ăn 3 - 4 bữa bột đặc một ngày. Ngoài rau củ quả, nên cho trẻ ăn thêm trứng, thịt, cá, hải sản và đặc biệt là dầu hoặc mỡ. Vẫn duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức hàng ngày.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 12 - 23 tháng

Khi trẻ được 1 tuổi, có thể ăn đa dạng các loại thức ăn và ăn 4 bữa/ngày. Trong một bữa cần cho trẻ ăn đầy đủ tinh bột; trứng hoặc thịt, cá; rau và chất béo (dầu mỡ).

Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 24 - 36 tháng

Giai đoạn này trẻ đã có thể ăn cơm với các loại thức ăn như người lớn. Tuy nhiên, cần tránh những thức ăn quá cứng và dai, thức ăn có khả năng gây nghẹn, hóc.

Từ 2 tuổi trở đi, nhiều trẻ đã không còn bú mẹ. Vì thế, bữa ăn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Ngoài 3 - 4 bữa ăn chính mỗi ngày có thể cho trẻ ăn thêm 1 - 2 bữa phụ.

Cho trẻ ngồi ăn cơm chung với cả gia đình để trẻ học cách ăn uống, gắp đồ ăn và nhai kỹ thức ăn.

Lưu ý: Dù ở độ tuổi nào bạn cũng không nên cho trẻ ăn nhiều các loại đồ ăn vặt như bánh, kẹo, bim bim, khoai tây chiên... vì sẽ làm cho trẻ đầy bụng, bỏ bữa.

Nên cho con ăn dặm như thế nào năm 2024

Ăn dặm là cho trẻ ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ rau, thịt, cá, trứng, hoa quả, sữa...

5. Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm

Theo khuyến cáo dưới 1 tuổi, thận của trẻ còn yếu, không thể tải quá 1g muối mỗi ngày. Không nêm thêm các loại gia vị mặn vào thức ăn của trẻ. Bản thân thực phẩm đã cung cấp đủ nhu cầu của trẻ.

Từ 1 tuổi trở lên, có thể nêm một chút muối hoặc mắm, chú ý nên nêm nhạt. Tốt nhất là tập cho trẻ ăn nhạt từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe sau này.

Cho trẻ ăn cháo ngọt: Cha mẹ không nên sử dụng quá nhiều đường cho trẻ. Với người lớn, lượng đường tiêu thụ tối đa trong một ngày là 20g. Vì thế, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chỉ cho trẻ ăn cháo với nước thịt, nước hầm xương: Nên thay đổi các loại thực phẩm giàu đạm thường xuyên, băm nhỏ thịt cá vào trong cháo để bữa ăn của trẻ đa dạng và lạ miệng hơn.

Không dùng dầu mỡ khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ: Trẻ cần được bổ sung chất béo từ dầu mỡ với một lượng vừa đủ để cơ thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng. Có thể sử dụng các loại dầu thực vật dành riêng cho trẻ như: Dầu óc chó, dầu hạt cải...

Cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa có răng: Việc nuốt chửng cơm sẽ khiến dạ dày trẻ phải hoạt động quá sức.

Việc cho ăn dặm sớm có tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ?

Khác với quan niệm của nhiều mẹ, cho trẻ ăn dặm sớm sẽ phát triển tốt hơn, nhanh tăng cân. Nhưng thực tế các chuyên gia khuyến cáo cho trẻ ăn dặm sớm sẽ dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ ăn bổ sung quá sớm có thể ít bú sữa mẹ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển. Trẻ ăn dặm sớm cũng tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ. Trong 6 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, không tiết ra đủ chất nhầy, dịch tiêu hóa, thiếu các enzyme như amylase (phân cắt tinh bột), protease (đạm) và lipase (chất béo), không đủ sức phân cắt hết protein, lipid thành các mảnh nhỏ để cơ thể sử dụng. Do đó, ăn dặm sớm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng, nôn ói, biếng ăn, trẻ có nguy cơ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống. … Ngoài ra, việc làm quen sớm với các thực phẩm mới lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, nhất là ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm.

Bao lâu thì cho bé ăn dặm?

Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thời điểm thích hợp nhất cho trẻ ăn dặm là từ 4-6 tháng tuổi. Vì bắt đầu từ 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?

Ngược lại nếu đã bước sang tháng thứ bảy mà mẹ vẫn chưa cho bé ăn dặm phù hợp để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thì cơ thể trẻ sẽ không thể bắt được nhịp phát triển rất nhanh trong thời gian này. Do đó, thời điểm tốt để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi.

Nên cho bé ăn dặm những gì?

Thực phẩm nào tốt cho trẻ ăn dặm Khi tập ăn dặm cho bé, bố mẹ cần đảo bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết: tinh bột (gạo, ngô,…), chất đạm (trứng, sữa, thịt, cá,…), chất béo (lạc, vừng, mỡ động vật,…), chất xơ, vitamin và khoáng chất (các loại trái cây, rau củ quả tươi,…).

Cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Trong những bữa ăn dặm đầu tiên, có thể trẻ chỉ ăn từ 1 - 2 muỗng cà phê thức ăn. Tuy nhiên, nếu trẻ háo hức với đồ ăn mới, thì cha mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm trong bữa ăn, cho đến khi bé ăn được khoảng từ 50 - 100 ml mỗi lần.