Năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học

5 PHẨM CHẤT VÀ 10 NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
 

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Ngoài ra, chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm:

– Những năng lực chung, được hình thành và phát triển từ tất cả các môn học và hoạt động giáo dục.

– Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định.

5 phẩm chất cần phát triển cho học sinh

Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.

Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai.

Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.

Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn

10 năng lực cần phát triển cho học sinh

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới các em học sinh không chỉ được phát triển 5 phẩm chất nêu trên mà còn được hình thành và phát triển 10 năng lực thiết yếu để từ đó phát huy và vận dụng tối đa khả năng của mình vào thực tiễn.

10 năng lực đó được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên môn.

Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là:

  • Tự chủ và tự học
  • Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
  • Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.

Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới là: 

  • Ngôn ngữ
  • Tính toán
  • Tin học
  • Thể chất
  • Thẩm mỹ
  •  Công nghệ
  • Tìm hiểu tự nhiên và xã hội

Đây chính là 5 phẩm chất và 10 năng lực mà chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng hình thành và phát triển các em học sinh, nhờ vậy mà học sinh phổ thông sẽ được phát triển toàn diện hơn. 

Xem thêm: 
Giáo án mẫu theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Toán.

Như chúng ta đã biết năng lực và phẩm chất là 2 yếu tố chính tạo nên nhân cách của con người. Hơn nữa sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người là khác nhau, do chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau, môi trường sống cũng khác nhau. Không những vậy, yếu tố giáo dục cũng là một điều tiên quyết tạo nên phẩm chất của chúng ta, nó giúp chúng ta phát triển một cách tổng thể về thể chất và cả tinh thần. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về 3 năng lực 4 phẩm chất của học sinh tiểu học qua bài viết dưới đây nhé. 

Những điều về 3 năng lực 4 phẩm chất của học sinh tiểu học cần biết

Năng lực là gì?

Năng lực chính là một khái niệm được mọi người nhắc đến rất nhiều trên mọi lĩnh vực của đời sống và trong xã hội. Hơn nữa đã xuất hiện rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm năng lực. Dựa trên từ điển tiếng việt, năng lực dùng để chỉ khả năng và điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên có sẵn để thực hiện được một hành động nào đó, trong một lĩnh vực nào đó. Năng lực còn được xem như là một phẩm chất tâm lý và sinh lý, giúp con người hình thành khả năng hoàn thành tốt một công việc hay một hoạt động nào đó với chất lượng tốt và hiệu quả cao.

Phẩm chất là gì?

Phẩm chất được biết đến như là một thước đo cho giá trị của con người, như chúng ta đã biết, trên thực tế không phải ai sinh ra cũng có và mang trong mình những phẩm chất giống nhau. Không những vậy những phẩm chất này cần có thời gian để đầu tư, xây dựng và rèn luyện trong suốt một quá trình và thời gian dài, chúng cần sự quyết tâm và cố gắng. 

Chúng ta có thể hiểu phẩm chất được cấu tạo từ 2 từ chính đó là phẩm và chất. Trong đó từ để chỉ tư cách là phẩm và từ để chỉ tính cách là chất. Phẩm chất còn được dùng để chỉ tính chất ở bên trong mỗi con người, nó có thể là xấu hoặc tốt, tùy thuộc vào mỗi con người và sự rèn luyện, định hướng của chính bản thân.

3 năng lực 4 phẩm chất của học sinh tiểu học cần được rèn luyện

Trong những chương trình đào tạo và giáo dục trên trường, lớp luôn hướng học sinh đến những sự hình thành năng lực và phẩm chất tốt nhất. Dưới đây là 3 năng lực 4 phẩm chất của học sinh tiểu học cần hướng đến và rèn luyện như sau:

3 năng lực của học sinh tiểu học cần biết

Năng lực chính là sự huy động và tập toàn bộ kiến thức và kỹ năng của con người để có thể hoàn thành tốt được một công việc cụ thể nào đó trong một lĩnh vực nhất định, 3 năng lực mà các học sinh cần hướng đến là: 

  • Năng lực của sự tự chủ và sự tự học:  học sinh cần phải biết xác định những mục tiêu học tập cho riêng mình cũng như cần lên kế hoạch và thực hiện cách học, đồng thời phải tự biết đánh giá và điều chỉnh việc học tập sao cho phù hợp. Ngoài ra học sinh phải học cách tự giải quyết mọi vấn đề và phải có tính sáng tạo 
  • Năng lực của sự giao tiếp và hợp tác: Cần phải biết sử dụng các loại ngôn ngữ thông dụng cũng như xác định được các mục tiêu và lựa chọn nội dung, thái độ  giao tiếp phải thật phù hợp và có chuẩn mực nhất định.
  • Năng lực tính toán chính xác: Học sinh áp dụng những phép tính đo lường cơ bản, và các công cụ tính toán một cách linh hoạt và nhanh nhẹn

4 phẩm chất cần thiết của học sinh tiểu học

Phẩm chất chính là yếu tố kiên quyết tạo nên một con người hoàn chỉnh và sống có ích cho xã hội, mỗi chúng ta cần rèn luyện cho bản thân 4 phẩm chất cơ bản, cụ thể như sau:

  • Phẩm chất yêu nước: Là có tình yêu thiên nhiên và yêu những thứ đơn giản, nguồn gốc sâu xa của đất nước như truyền thống, văn hóa, phong tục của dân tộc cũng như tình yêu đối với con người và cộng đồng trong xã hội, biết làm những việc thiết thực và có ích cho đất nước, cho xã hội để thể hiện tình yêu đó. 
  • Phẩm chất nhân ái: Biết cách yêu thương và tôn trọng những người xung quanh và không được phân biệt đối xử. Đồng thời phải biết sẵn sàng và tha thứ cho những điều sai trái, cũng như tôn trọng văn hóa của dân tộc khác, của cộng đồng khác.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Phẩm chất được biểu hiện rõ ở kỹ năng học tập chăm chỉ của học sinh. Sẵn sàng học hỏi và có tính cầu tiến cũng như tinh thần dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng dấn thân.
  • Phẩm chất trung thực và trách nhiệm: Đây chính là biểu hiện của sự thật thà, đứng đắn, ngay thẳng và mạnh dạn nói lên ý kiến của bản thân, biết nhận lỗi lầm, sẵn sàng sửa lỗi cũng như dám đứng lên bảo vệ cái đúng, bênh vực sự thật. Không những vậy, học sinh cần phải biết chấp hành kỷ luật,  quy định chung của tập thể và tuân thủ pháp luật.

Đây chính là 3 năng lực 4 phẩm chất của học sinh tiểu học luôn được coi trọng và vô cùng đề cao trong chương trình giáo dục của bậc tiểu học. Giáo dục không những giúp học sinh phát triển về thể chất mà còn giúp phát triển một cách tổng thể về tinh thần cũng như sự chịu khó, vươn lên, hướng đến một tương lai tốt đẹp, để trở thành một các thể có ích cho xã hội. 

Tiêu chuẩn và quy định đánh giá 3 năng lực 4 phẩm chất của học sinh tiểu học

Tiêu chuẩn về đánh giá thường xuyên

Đánh giá thường xuyên là dựa trên sự đánh giá về nội dung học tập và hoạt động giáo dục thường xuyên. Giáo viên cần có những áp dụng linh hoạt và phù hợp để có phương pháp đánh giá đúng đắn nhất. Mặt khác đối với sự đánh giá này sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất cần thiết.

Tiêu chuẩn về đánh giá định kỳ

Đánh giá định kỳ là sự đánh giá về nội dung học tập và các hoạt động giáo dục vào  giữa những học kỳ và thời điểm cuối năm. Giáo viên dạy môn học sẽ dựa trên hoặc căn cứ vào kết quả trong quá trình đánh giá thường xuyên. 

Hơn nữa đối với phương pháp đánh giá định kỳ này về sự phát triển năng lực và phẩm chất, vào giữa các học kỳ hoặc cuối năm học, các cô giáo chủ nhiệm sẽ kết hợp các cô giáo bộ môn để có những nhận xét và đánh giá tốt nhất. 

Với những thông tin về 3 năng lực 4 phẩm chất của học sinh tiểu học, bài viết trên chắc đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết rồi đúng không nào?

Video liên quan

Chủ Đề