Năm 2000 có bao nhiêu thí sinh thi cấp 3 năm 2024

  • Thời sự

Thứ bảy, 31/3/2001, 09:16 (GMT+7)

Bộ GD&ĐT vừa chính thức thông báo, kỳ thi tốt nghiệp THPT và TH chuyên ban (THCB), bổ túc THPT năm học 2000-2001 sẽ tổ chức vào các ngày 5, 6 và 7/6. Trong đó, học sinh THPT thi 6 môn bắt buộc gồm: Làm văn, Toán, Ngoại ngữ, Sinh học, Địa lý, Vật lý.

Môn ngoại ngữ thí sinh thi một trong ba môn tiếng Nga, Anh, Pháp; riêng khối chuyên ĐH Quốc gia được thi môn tiếng Trung Quốc. Những học sinh không được học liên tục theo chương trình ngoại ngữ bảy năm hoặc chương trình ngoại ngữ ba năm được thi thay thế bằng môn lịch sử.

Học sinh THCB thi tốt nghiệp với 6 môn bắt buộc. Đối với ban khoa học tự nhiên và kỹ thuật là: Làm văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học và Ngoại ngữ. Đối với ban khoa học xã hội là: Toán, Làm văn, Lịch sử, Địa lý, Triết học, Ngoại ngữ. Riêng kỳ thi tốt nghiệp bổ túc THPT, thí sinh sẽ thi 6 môn bắt buộc: Văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Lịch sử, Địa lý.

Kỳ thi tốt nghiệp THCS được tổ chức vào các ngày 29, 30/5 với 4 môn thi bắt buộc là: Toán, Văn - Tiếng Việt, Hoá, Ngoại ngữ; chương trình 4 năm sẽ thi thay thế bằng môn lịch sử. Kỳ thi tốt nghiệp bổ túc THCS được tổ chức trong hai ngày (ngày thi cụ thể do giám đốc Sở GD&ĐT quy định) với 4 môn thi là: Toán, Văn - Tiếng Việt, Vật lý, Hoá học.

Hôm qua (30/3), Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển cũng đã có quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế thi tốt nghiệp THPT, THCB, THCS, bổ túc THPT và bổ túc THCS. Theo đó, từ kỳ thi tốt nghiệp THPT, THCB và THCS năm học 2000-2001, học sinh học chương trình nào sẽ được thi theo chương trình đó. Nội dung thi là toàn bộ chương trình cuối cấp (lớp 9 đối với THCS và lớp 12 đối với THPT, THCB). Để được công nhận tốt nghiệp, học sinh phải không có bài thi nào bị điểm 0 và đạt tổng điểm bình quân quy định. Đặc biệt, để tránh những tiêu cực xảy ra trong những kỳ thi tốt nghiệp gần đây, Bộ đã bổ sung vào quy chế quy định giám khảo phải là những giáo viên đang hoặc đã dạy môn thi cuối cấp, không có con, em dự thi.

Quy chế thi tốt nghiệp bổ túc cũng được bổ sung, sửa đổi một số điểm quan trọng. Đối với bổ túc THPT mỗi năm chỉ có một kỳ thi tổ chức thống nhất trong cả nước, còn bổ túc THCS mỗi năm có hai kỳ tổ chức thống nhất trong từng tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, ngày thi do Sở GD&ĐT quy định và phải thông báo đến người học ngay từ đầu năm học.

Cùng ngày, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển cũng có quyết định sửa đổi điều 6 Quy chế tuyển sinh vào trường THCS và THPT bắt đầu áp dụng cho năm học 2001-2002. Trong đó, muốn được dự tuyển vào lớp 6, học sinh phải có đủ điều kiện: có bằng tốt nghiệp tiểu học, tuổi từ 11 đến 14. Vào lớp 10, thí sinh phải có bằng tốt nghiệp THCS, tuổi từ 15 đến 16. Riêng học sinh nữ, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh VN ở nước ngoài về nước (năm xin học), học sinh là người Kinh cư trú và học tập tại miền núi, vùng sâu, biên giới, hải đảo được tăng thêm một tuổi so với quy định trên. Muốn đăng ký vào các trường THPT chuyên, học sinh phải có thêm các điều kiện: năm học lớp 9 điểm trung bình môn đăng ký dự thi chuyên phải từ 7,0 trở lên đối với các môn khoa học xã hội, từ 8,0 trở lên đối với các môn khoa học tự nhiên, xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên. Bộ cũng cho phép các sở GD&ĐT, các trường ĐH có trường chuyên có thể quy định điều kiện cao hơn khi cần thiết nhưng phải được sự chấp thuận của Bộ trước khi thực hiện.

Riêng đối với những trường hợp học sinh có thể lực tốt, phát triển sớm về trí tuệ, nếu được hội đồng giáo dục nhà trường đề nghị, giám đốc Sở GD&ĐT cho phép mới được học trước tuổi hoặc học vượt lớp. Những trường hợp ngoài quy định trên phải được giám đốc Sở GD&ĐT đề nghị và Bộ trưởng cho phép.

Qua 26 năm cho đến nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT có nhiều thay đổi về số môn thi và hình thức làm bài thi, theo hướng ngày càng giảm áp lực thi cử, nhưng kết quả tin cậy hiệu quả.

Việc thi tốt nghiệp THPT 4 môn diễn ra cho đến năm 1994 trong đó 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn. Sau đó có lúc tăng lên 5 môn. Đến kỳ thi năm 1998 chính thức 6 môn.

Giai đoạn 1998-1999: Tốt nghiệp phổ thông trung học và trung học chuyên ban với 6 môn thi

Kỳ năm 1998 đánh dấu là năm đầu tiên thi 6 môn, trong đó 3 môn bắt buộc: toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 3 môn thay đổi theo từng năm, do Bộ GD-ĐT chọn từ các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý đối với hệ phổ thông trung học. Các môn thay đổi được công bố sau ngày 31.3 hằng năm.

Còn đối với hệ trung học chuyên ban, 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ, 3 môn còn lại là 3 môn thuộc ban. Trong đó, ban khoa học tự nhiên-kỹ thuật thi các môn vật lý, hóa học và sinh học; ban khoa học xã hội-nhân văn thi các môn lịch sử, địa lý, triết học. Kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức 2 lần trong năm (lần 1 vào đầu tháng 6 và lần 2 trong tháng 8).

Hình thức bài thi: Tự luận. Kỳ thi do sở GD-ĐT chủ trì với mục đích là xét tốt nghiệp phổ thông trung học.

Kỳ thi tốt nghiệp năm 1999 được tổ chức tương tự năm 1998.

Năm 2000 có bao nhiêu thí sinh thi cấp 3 năm 2024

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2023

ĐÀO NGỌC THẠCH

Giai đoạn 2000-2013: Thi tốt nghiệp trung học phổ thông, 6 môn thi

Giai đoạn 2000-2013, kỳ thi được gọi là thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT). Có 6 môn thi, trong đó 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 3 môn thay đổi theo từng năm, do Bộ GD-ĐT chọn từ các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý; công bố ngày 31.3.

Kỳ thi do sở GD-ĐT chủ trì với mục đích xét tốt nghiệp THPT, chủ yếu tổ chức 1 lần thi. Riêng 2 năm 2007, 2008, tổ chức thêm kỳ thi lần 2 vào tháng 8 để tạo điều kiện cho những học sinh chưa tốt nghiệp, có cơ hội đỗ tốt nghiệp THPT.

Kỳ thi được tổ chức 1 lần vào đầu tháng 6 hằng năm. Hình thức bài thi là tự luận, một số môn như ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học thi trắc nghiệm.

Năm 2014: Thi tốt nghiệp 4 môn, 2 môn bắt buộc 2 môn tự chọn

Năm 2014, đánh dấu kỳ thi đầu tiên giảm áp lực thi cử theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Số môn thi là 4 môn, gồm: 2 môn thi bắt buộc là toán, ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử và địa lý.

Đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT do sở GD-ĐT chủ trì. Hình thức bài thi: toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý thi tự luận; vật lý, hóa học, sinh học thi trắc nghiệm. Riêng môn ngoại ngữ vừa trắc nghiệm vừa thi viết.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đánh dấu tỷ lệ đăng ký thi môn ngoại ngữ thấp nhất, chỉ đạt 16%.

Giai đoạn 2015-2016: Thi THPT quốc gia 4 môn, 3 môn bắt buộc 1 môn tự chọn

Kỳ thi năm 2015 được gọi là kỳ thi THPT quốc gia, trong đó có 4 môn thi, gồm 3 môn thi bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 môn tự chọn từ các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử và địa lý.

Cả nước có những cụm thi do các trường đại học (ĐH) chủ trì, với mục đích xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ; các cụm thi do sở GD-ĐT chủ trì với mục đích xét tốt nghiệp THPT. Số cụm thi do các trường ĐH chủ trì năm 2015 là 38 cụm và năm 2016 là 70 cụm.

Toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý thi tự luận, còn các môn ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học thi trắc nghiệm.

Giai đoạn 2017-2019: Kỳ thi THPT quốc gia, 4 bài thi

Giai đoạn 2017-2019, tiếp tục kỳ thi THPT quốc gia nhưng có một số thay đổi. Đó là, thí sinh làm 4 bài thi, gồm 3 bài thi bắt buộc: toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn theo tổ hợp khoa học tự nhiên (lý, hóa, sinh) hay tổ hợp khoa học xã hội (sử, địa, giáo dục công dân). Trong đó, chỉ có ngữ văn thi tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm.

Kỳ thi do sở GD-ĐT chủ trì (mỗi tỉnh 1 hội đồng thi với nhiều điểm thi), các trường ĐH, CĐ hỗ trợ, giám sát coi thi và chấm thi.

Mục đích kỳ thi: Tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ.

Kỳ thi năm 2018 đã xảy ra vụ gian lận thi cử chưa từng có trong lịch sử ở 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình, gây chấn động dư luận xã hội.

Năm 2000 có bao nhiêu thí sinh thi cấp 3 năm 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT có nhiều thay đổi trong những năm qua

ĐÀO NGỌC THẠCH

Giai đoạn 2020-2023: Kỳ thi tốt nghiệp THPT, 4 bài thi

Giai đoạn 2020-2023, kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên thực hiện theo luật Giáo dục 2019, gọi là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh làm 4 bài thi, gồm 3 bài thi bắt buộc: toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn theo tổ hợp khoa học tự nhiên (lý, hóa, sinh) hay tổ hợp khoa học xã hội (sử, địa, giáo dục công dân). Trong đó, chỉ có ngữ văn thi tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm.

Kỳ thi do sở GD-ĐT chủ trì (mỗi tỉnh 1 hội đồng thi với nhiều điểm thi), các trường ĐH, CĐ tham gia thanh tra theo đoàn Thanh tra của Bộ GD-ĐT.

Mục đích chính kỳ thi là tốt nghiệp THPT, các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để tuyển sinh theo đề án tuyển sinh của từng trường.

Kỳ thi tốt nghiệp năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra tương tự như kỳ thi tốt nghiệp năm 2023. Trong những năm qua, kỳ thi tốt nghiệp THPT được thay đổi theo hướng giảm áp lực, tốn kém cho xã hội.