Mv ca nhạc có bao nhiêu loại hình tác phẩm năm 2024

Tại liên hoan lần này, bên cạnh phim ca nhạc và ca nhạc, các tác phẩm thuộc thể loại mới: MV [Video âm nhạc], cũng được ban giám khảo khen ngợi.

Đến với LHTHTQ lần thứ 41, số lượng và chất lượng nhiều tác phẩm của các Đài địa phương có tiến bộ rõ rệt với hình ảnh, âm thanh được biên tập, dàn dựng công phu. Nhận xét từng thể loại, BGK đánh giá cao tất cả các thể loại, kể cả MV [Video âm nhạc] - thể loại mới trong Liên hoan năm nay.

Cụ thể, với thể loại phim ca nhạc, có những phim đã tạo cảm xúc mạnh cho người xem, một trong số đó chính là tác phẩm “Thư gửi con gái” của Ban Văn nghệ - Đài THVN. Các tác phẩm là chương trình ca nhạc cũng được đầu tư phối khí, đạo diễn, biên tập. Năm nay, một số chương trình đã ứng dụng công nghệ đồ họa, kỹ thuật số vào dàn dựng, cho thấy xu thế phát triển mới của công nghệ truyền hình.

Thể loại mới của LHTHTQ lần thứ 41 là MV [Video âm nhạc] cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực với thời lượng và hình ảnh truyền tải tốt. Bên cạnh đó, BGK cho rằng MV hướng tới đối tượng công chúng rộng rãi, nên việc thêm thể loại mới này sẽ tạo sân chơi thú vị cho các đơn vị làm truyền hình.

Tuy là thể loại mới song MV [Video âm nhạc] vẫn có lượng lớn tác phẩm gửi về Liên hoan: 21 tác phẩm.

Việc duy trì chất lượng của các tác phẩm, chương trình thuộc những thể loại ca múa nhạc cho thấy các đài truyền hình luôn chú trọng đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng cao của khán giả cả nước.

Theo khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm:

"1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a] Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b] Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c] Tác phẩm báo chí;
d] Tác phẩm âm nhạc;
đ] Tác phẩm sân khấu;
e] Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự [sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh];
g] Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h] Tác phẩm nhiếp ảnh;
i] Tác phẩm kiến trúc;
k] Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l] Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m] Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này."

Như vậy, tác phẩm âm nhạc là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, do đó tác phẩm âm nhạc sẽ được bảo hộ quyền tác giả.

Tác phẩm âm nhạc có phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không? Nếu có hành vi xâm phạm đến quyền phân phối tác phẩm âm nhạc đến công chúng thì bị xử phạt như thế nào?

Các hành vi nào được coi là xâm phạm đến quyền tác giả là gì?

Theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 [Có hiệu lực từ 01/01/2023] quy định về những hành vi xâm phạm đến quyền tác giả như sau:

- Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.

- Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.

- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.

- Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.

- Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

- Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.

Trước đây, căn cứ theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

Hành vi xâm phạm quyền tác giả

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm đến quyền phân phối tác phẩm âm nhạc đến công chúng là bao nhiêu?

Theo quy định Điều 28 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình gồm:

"Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này."

Như vậy, hành vi phân phối bản sao bài hát của bạn lên youtube của anh An mà chưa được sự cho phép của bạn là hành vi xâm phạm đến quyền phân phối tác phẩm âm nhạc đến công chúng của bạn. Như vậy, anh An có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tùy theo mức độ hành vi. Ngoài ra, anh An còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình trên youtube.

Chủ Đề