45 với 16 tỉ lệ gen ra bao nhiêu năm 2024

Xét nghiệm AMH cho kết quả đáng tin cậy để đánh giá dự trữ buồng trứng của người phụ nữ. Chỉ số xét nghiệm AMH như thế nào là bình thường? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Lê Xuân Nguyên – Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM [IVFTA-HCM].

Chỉ số AMH là gì?

AMH là tên viết tắt của Anti-Mullerian Hormone, là một hormone glycoprotein, có trọng lượng phân tử 140 kDa, và được sản xuất bởi các tế bào hạt trong nang buồng trứng từ tuần thứ 36 của thai kỳ cho đến khi mãn kinh. Nó được tạo ra lần đầu tiên ở giai đoạn nang trứng nguyên thủy nhưng sản lượng cao nhất là ở giai đoạn nang noãn tiền hốc và giai đoạn nang noãn nhỏ [đường kính 10 ng/ml, thường gặp ở phụ nữ có buồng trứng đa nang], người có chỉ số AMH cao vẫn có khả năng mang thai tự nhiên tuy nhiên tỷ lệ này sẽ thấp hơn so với phụ nữ bình thường, trong một số trường hợp bệnh nhân cần kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

  • AMH thấp: Mức AMH thấp [1,0-1,5 ng/ml] cho thấy khả năng dự trữ buồng trứng thấp, tuy nhiên vẫn có cơ hội mang thai. Còn với AMH cực thấp [dưới 0,5ng/ml] cho thấy còn rất ít trứng dự trữ và khả năng thụ thai là một vấn đề đáng lo ngại.
  • Xét nghiệm AMH là gì?

    Xét nghiệm AMH là xét nghiệm đo nồng độ hormone Anti-Mullerian trong máu. AMH cho biết số nang noãn non hiện có trong buồng trứng, hay còn gọi là dự trữ buồng trứng. [3]

    Dự trữ buồng trứng càng tốt có nghĩa là khả năng sinh sản của buồng trứng càng cao và ngược lại. Nồng độ AMH không thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh và giảm dần theo tuổi. Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml [14,28 – 48,55 pmol/L].

    Xét nghiệm AMH để làm gì? Ai nên thực hiện?

    Xét nghiệm AMH thường được sử dụng để kiểm tra dự trữ buồng trứng của phụ nữ để từ đó góp phần đánh giá về sức khoẻ sinh sản cũng như lên kế hoạch cho việc có con.

    Nếu dự trữ buồng trứng ở mức tốt, cơ hội để nữ giới có thể mang thai sẽ cao hơn, và có thể thoải mái trong việc lập kế hoạch như có thể chờ vài tháng, hoặc vài năm sau để có con. Nếu dự trữ buồng trứng thấp, điều đó có nghĩa khoảng thời gian còn lại để có con của người nữ sẽ ngắn hơn, vì vậy không nên trì hoãn quá lâu trước khi cố gắng có em bé.

    Các xét nghiệm AMH cũng có thể được sử dụng để:

    • Dự báo sự bắt đầu của thời kỳ mãn kinh, ở một thời điểm trong cuộc đời người phụ nữ khi kinh nguyệt của cô ấy ngừng lại, đồng nghĩa với việc số nang trứng ở buồng trứng đã hết và người phụ nữ ấy không thể mang thai nữa, điều đó đồng nghĩa với việc nữ giới sẽ bước vào thời kỳ mãn kinh.
    • Giúp tìm ra lý do vô kinh, thiểu kinh. Xét nghiệm này thường được dùng trong chẩn đoán ở những cô gái dậy thì muộn và ở những phụ nữ đã bị trễ kinh nhiều lần.
    • Xét nghiệm này có thể góp phần chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS], với những phụ nữ có hội chứng này, nồng độ AMH có giá trị cao hơn bình thường.
    • Xét nghiệm này cũng giúp kiểm tra trong trường hợp trẻ sơ sinh có bộ phận sinh dục không xác định rõ là nam hay nữ.

    Ai cần làm xét nghiệm AMH?

    Nếu bạn là phụ nữ đang gặp khó khăn trong vấn đề mang thai hay đơn thuần bạn là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản và bạn đang cần kiểm tra về tình trạng buồng trứng trước khi kết hôn. Xét nghiệm AMH có thể cung cấp thông tin về dự trữ buồng trứng còn lại cũng như cơ hội có thai của của người phụ nữ là bao nhiêu.

    Trong trường hợp đã đi khám chuyên khoa sinh sản, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm để dự đoán liệu xem khách hàng có đáp ứng tốt với điều trị hay không chẳng hạn như làm thụ tinh nhân tạo IUI hay thụ tinh trong ống nghiệm IVF.

    Mức AMH cao nghĩa là người phụ nữ có nhiều trứng và tiên lượng điều trị tốt. Mức AMH thấp có nghĩa là cô ấy có ít trứng hơn và có thể không đáp ứng tốt với điều trị.

    Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có thể cần xét nghiệm AMH khi có các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS]. Bao gồm các:

    • Rối loạn kinh nguyệt, bao gồm mãn kinh sớm hoặc vô kinh;
    • Mọc nhiều mụn;
    • Rậm lông;
    • Tăng cân…

    Ngoài ra, có thể cần xét nghiệm AMH nếu nữ giới đang được điều trị ung thư buồng trứng.

    Quy trình xét nghiệm AMH

    Để thực hiện xét nghiệm AMH, khách hàng sẽ được lấy máu ở tay, xét nghiệm này có thể làm ở bất kỳ ngày nào trong chu kỳ kinh. Hiện tại đây là một xét nghiệm thường quy để đánh giá dự trữ và đáp ứng buồng trứng của người phụ nữ khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản. [4]

    Tại IVFTA, việc lấy máu xét nghiệm được thực hiện ngay tại trung tâm, thuận tiện cho việc di chuyển và tiết kiệm thời gian của vợ chồng.

    Chỉ số AMH theo độ tuổi

    Dự trữ buồng trứng AMH được xem là yếu tố để phản ánh số lượng các nang noãn còn lại của buồng trứng. Thông thường, chỉ số AMH sẽ cao nhất ở tuổi 25 – 30 và giảm dần theo thời gian. Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml [14,28 – 48,55 pmol/L].

    Hiện nay suy buồng trứng sớm đang là nỗi lo của nhiều chị em khi ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa, nhiều phụ nữ trong độ tuổi 20-30 đã đối mặt với tình trạng này. Suy buồng trứng sớm có biểu hiện như phụ nữ có bất thường về kinh nguyệt, không có kinh hoặc thiểu kinh.

    Xét nghiệm bao lâu thì có kết quả?

    Xét nghiệm AMH là một xét nghiệm đơn giản và nhanh chóng, sau khi được lấy máu ở đường tĩnh mạch, mẫu máu sẽ được đưa đi phân tích cho kết quả sau 45p đến 1 tiếng kể từ khi lấy mẫu. Chị em hoàn toàn yên tâm sẽ không cần chờ đợi quá lâu để nhận kết quả xét nghiệm.

    Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm AMH

    Cho đến nay, rất nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò của AMH trong đánh giá dự trữ buồng trứng. Xét nghiệm định lượng AMH cho kết quả ổn định, thực hiện nhanh chóng và không mất nhiều thời gian, giúp đánh giá tốt chỉ số dự trữ buồng trứng của người phụ nữ.

    AMH hiện nay được áp dụng chủ yếu ở các trung tâm điều trị vô sinh và là xét nghiệm thường quy trên bệnh nhân hiếm muộn ở các nước trên Thế giới. AMH có thể giúp tiên lượng tốt khả năng đáp ứng với kích thích buồng trứng. Từ đó bác sĩ có thể lựa chọn phác đồ kích thích buồng trứng phù hợp với từng bệnh nhân. Bên cạnh đó, xét nghiệm AMH cũng rất hữu ích với những trường hợp bệnh nhân cần tư vấn về dự trữ buồng trứng, khả năng sinh sản cũng như khả năng thành công trong kỳ điều trị trong tương lai cũng như các phương án hỗ trợ sinh sản có thể áp dụng được.

    Xét nghiệm AMH có thể cho biết chỉ số dự trữ buồng trứng của người phụ nữ không không cho biết chất lượng trứng ở trên buồng trứng. Tuy nhiên nếu chỉ số AMH quá thấp, người phụ nữ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trên hành trình mang thai với noãn tự thân của mình.

    1. AMH để tiên lượng khả năng sinh sản trong tương lai

    Một số nghiên cứu cho thấy chỉ số AMH có mối liên quan đến khả năng sinh sản. Chỉ số này sẽ giảm dần theo thời gian và tốc độ giảm sẽ khác nhau ở mỗi người. Việc xét nghiệm AMH nhiều lần theo thời gian có thể đánh giá được tiên lượng và khả năng và thời gian có thai sẽ thích hợp với phương án tự nhiên hay can thiệp hỗ trợ sinh sản.

    Tuy nhiên hiện nay người ta cũng chưa xác định được ngưỡng cảnh báo của chỉ số AMH với khả năng sinh sản cũng như sau bao lâu sẽ cần đánh giá lại chỉ số này.

    Tham khảo: Xét nghiệm AMH thấp có làm được IVF?

    2. Tiên lượng tuổi mãn kinh

    Ở phụ nữ, xét nghiệm AMH được xem là xét nghiệm duy nhất có kết quả giảm dần và có sự liên quan đến quá trình lão hóa của buồng trứng. Phụ nữ bước vào tiền mãn kinh, mãn kinh, chỉ số AMH sẽ giảm dần cho đến khi không còn có thể đo bằng xét nghiệm. Với những trường hợp suy buồng trứng sớm, AMH sẽ giảm rất nhanh vì vậy chỉ số này rất quan trọng trong việc tiên lượng, chẩn đoán hiện tượng khởi phát mãn kinh ở người phụ nữ.

    Gần đây, một số tác giả đã báo cáo về việc có thể xây dựng các biểu đồ thay đổi AMH theo độ tuổi, từ đó có thể tiên lượng thời điểm mãn kinh của phụ nữ. Các nghiên cứu này giúp mở ra một triển vọng trong việc ứng dụng AMH trong tương lai, tuy nhiên để thực hiện điều này cần thêm nhiều nghiên cứu và dữ liệu trong việc khẳng định tầm quan trọng và vai trò của AMH trong các mối tương quan và công thức tính.

    BS Lê Xuân Nguyên đang tư vấn cho cặp đôi đến thăm khám hiếm muộn.

    3. Đánh giá và tiên lượng khả năng sinh sản sau điều trị ung thư

    Một số nghiên cứu cho thấy, với những bệnh nhân điều trị ung thư chỉ số AMH có giảm sau khi điều trị, đồng thời có sự biến đổi chỉ số AMH giữa các phác đồ điều trị khác nhau. Các kết quả trên cũng mở ra khả năng ứng dụng của chỉ số AMH trong việc theo dõi, đánh giá và bảo tồn khả năng sinh sản của người phụ nữ trong khi điều trị các bệnh lý ác tính hoặc bệnh lý có tác động đến buồng trứng.

    Xét nghiệm AMH có thể thể sử dụng nhu một dấu hiệu đáng tin cậy đánh giá tổn thương ở buồng trứng sau khi người bệnh trải qua phẫu thuật hoặc trị liệu. Ngày nay các chỉ định phẫu thuật ở buồng trứng có sự gia tăng khi nội soi sản phụ khoa được áp dụng rộng rãi, nhiều nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng đốt điện để cầm máu và thủ thuật bóc tách, cắt trên buồng trứng sẽ làm giảm số lượng nang noãn hiện có ở trên buồng trứng.

    Mặc dù AMH chưa tiên lượng được chính xác khả năng sinh sản, tuy nhiên AMH có tiềm năng đánh giá tổn thương buồng trứng sau thủ thuật từ đó bác sĩ có thể tư vấn cho bệnh nhân về khả năng sinh sản trong tương lai cũng như kế hoạch điều trị sinh sản. Vì vậy chỉ số AMH hiện nay có thể được sử dụng trước và sau khi người bệnh có chỉ định phẫu thuật trên buồng trứng để có phương án dự phòng tốt nhất.

    Gần đây, có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về ảnh hưởng của phẫu thuật lên kết quả AMH, mối liên quan giữa quy mô phẫu thuật và AMH, thời điểm nên thử AMH sau phẫu thuật và cần thử lại bao nhiêu lần nếu thấy AMH giảm. AMH được đề xuất thực hiện trước và sau phẫu thuật buồng trứng nhằm tư vấn cho bệnh nhân trước và sau phẫu thuật về khả năng sinh sản.

    Sự ra đời của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã giúp nhiều cặp vợ chồng có thể có con mặc dù mắc phải các bệnh lý phức tạp ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, sẽ hiệu quả hơn rất nhiều khi chúng ta có thêm những yếu tố chỉ điểm trong trọng như AMH để có thể tiên lượng được trường hợp này có thể có thai bình thường không hay cần được tư vấn điều trị càng sớm càng tốt, điều này cũng giúp giảm chi phí điều trị cũng như giảm căng thẳng cho bệnh nhân.

    Một số lưu ý khi xét nghiệm AMH

    Một số chị em thường thắc mắc trước khi làm xét nghiệm AMH có cần kiêng cữ hay nhịn ăn sáng hay không, thực tế, khi xét nghiệm máu, người bệnh cần nhịn ăn sáng tuy nhiên theo bác sĩ Lê Xuân Nguyên, “xét nghiệm AMH không cần nhịn ăn sáng nhưng nếu khách hàng vẫn chủ động nhịn ăn sáng thì không sao cả. Hiện này, chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra việc ăn sáng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm AMH, vì vậy chị em yên tâm về vấn đề này”.

    Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, hệ thống phòng Lab đạt tiêu chuẩn ISO 5 nghiêm ngặt… triển khai đa dạng tất cả các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay, hiện thực hóa ước mơ bồng bế con yêu “chính chủ” của hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn.

    Để được tư vấn và hướng dẫn các bước chuẩn bị cho quá trình điều trị hiếm muộn với các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:

    Xét nghiệm AMH là một trong những bước quan trọng trong việc tiên lượng khả năng mang thai của người phụ nữ trong tương lai. Với thủ tục nhanh chóng, nhẹ nhàng không gây đau đớn, khách hàng có thể lựa chọn những trung tâm Hỗ trợ sinh sản có thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ chuyên gia giỏi để được thực hiện xét nghiệm này, kèm theo tư vấn về kết quả và hướng điều trị trong tương lai.

    Chủ Đề