Mùng 7 có nên đi chùa

Người Việt Nam, đa phần là theo Phật giáo, không quá mê tín và thường có thói quen đi chùa vào các ngày Lễ, Tết, tuần, rằm,… Những phật tử thường xuyên đến chùa sẽ rất am hiểu các quy tắc, những điều cấm kỵ trong chùa. Gần đây website nguyentandich.com nhận được khá nhiều câu hỏi thắc mắc “có nên đi chùa vào buổi tối không?” những băn khoăn trăn trở về quy định, cấm kỵ và nghi thức cúng bái trong chùa. Vậy hãy cùng chúng tôi đi trả lời câu hỏi tại đây nhé.

Danh Mục Nội Dung

  • 1. Vì sao phải đi lễ chùa?
  • 2. Có nên đi chùa vào buổi tối không?
  • 3. Chọn ngày và giờ nào để đến chùa lễ Phật
    • #1. Đầu năm mới, là thời điểm đi lễ chùa tốt nhất
    • #2. Đi lễ chùa các ngày trong tháng
    • #3. Giờ nào đẹp để đi lễ chùa
    • #4. Những ngày không nên đi chùa
  • 4. Đi chùa khấn như thế nào là đúng?
    • #1. Văn khấn Đức Ông (Tôn giả Tu đạt)
    • #2. Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)
    • #3. Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an tại điện Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo)
  • 5. Khi đi chùa cần kiêng kỵ những điều sau đây

1. Vì sao phải đi lễ chùa?

Có người cho rằng, đi lễ chùa vì nó là truyền thống của Ông Bà Tổ tiên truyền lại từ đời này sang đời khác, lâu dần hình thành thói quen cho con cháu. Việc đến chùa để cầu bình an, sức khỏe, học tập, công danh, sự nghiệp, làm ăn buôn bán cho con người. Với ý nghĩa hướng Phật mong sự phù hộ, giúp đỡ nên tín ngưỡng đi lễ chùa đã thấm sâu vào thói quen người Việt.

Mùng 7 có nên đi chùa

Đi lễ chùa vào ngày đầu năm

Một số người lại cho rằng, đi chùa để học giáo lý Phật pháp – đạo lý Nhân Quả để sống tốt, sống đúng với đạo nghĩa. Số khác cho rằng, họ đi chùa để tân bình an và cầu nhân duyên. 

Với người người thất bại trong sự nghiệp, đi thi cử, tình duyên lận đận lại đi chùa đền cầu xin, giải tỏa giúp con đường công danh, học vấn, tình duyên trở nên tươi sáng hơn. Con người bệnh tật lại tìm đến để cầu xin sức khỏe, sống thọ.

=> Vậy, mọi vấn đề trong cuộc sống, con người đều có thể tìm đến chùa giải bầy, cầu xin Phật pháp để tìm hướng giải quyết, giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp, sự bình an, sức khỏe và công danh thành đạt.

*** Tìm hiểu thêm: Phụ nữ đến tháng hay kỳ kinh nguyệt có nên đi chùa không?

2. Có nên đi chùa vào buổi tối không?

Bạn đang thắc mắc “có nên đi chùa vào buổi tối không?” thì tôi cũng giải đáp luôn rằng: đi chùa vào buổi tối là điều bình thường. Tại nhà chùa cũng không có quan niệm là không được đi chùa vào buổi tối nên mọi người có thể đến bất cứ lúc nào, cả ban ngày lẫn buổi tối. Có người cho rằng, đi chùa vào buổi tối cầu nguyện sẽ không linh nghiệm và gặp phải xui xẻo.

Mùng 7 có nên đi chùa

Đi lễ chùa vào ban đêm

Thực tế không có cơ sở nào chứng minh được là đi vào buổi tối sẽ gặp những điều không may. Chỉ cần lòng thành tâm cầu nguyện thì lúc nào cũng có thể đến chùa. Chủ yếu là ý thức con người, ví dụ buổi tối thì bạn đi vào các giờ như 7,8,9 giờ hạn chế đi muộn hơn thời gian 9h vì buổi tối nhà chùa cũng phải dọn dẹp và đi ngủ. Nên đi muộn quá sẽ không hay. 

Những đối tượng thường xuyên đi chùa vào buổi tối là người ban ngày bận đi làm, nên sẽ đi vào buổi tối để đến chùa thắp nén thể hiện sự thành tâm của mình. Điều này còn ý nghĩa và quý trọng hơ là những thói quen đến chùa nhưng không có sự thành tâm cầu phật.

3. Chọn ngày và giờ nào để đến chùa lễ Phật

Với câu trả lời “có nên đi chùa vào buổi tối” rồi thì lúc này bạn đã có câu trả lời chính xác nhất rồi. Và giờ đây là lúc chọn ngày, giờ phù hợp để cầu xin mọi thứ tốt đẹp đến với gia đình bạn.

Mùng 7 có nên đi chùa

Mâm lễ hoa quả

Đầu tiên, khi đến chùa chúng ta luôn nhớ rằng là phải thành tâm, cái tân luôn hướng đến Phật và làm những việc tốt. Chứ bản thân mà làm những việc xấu chỉ thích lên chùa để xóa tội thì bạn cần tĩnh tâm lại và suy nghĩ để bản thân được thông suốt tránh phạm phải những sai phạm lập lại. Nên đối với người thường xuyên làm việc xấu thì có lựa chọn ngày và giờ tốt cũng không quá quan trọng với họ. 

Thế nhưng, theo quan niệm dân gian qua yếu tố phong thủy thì nên chọn giờ tốt, ngày tốt để đến chùa thì mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp hơn. Vì thế hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nên đi lễ chùa và ngày nào đẹp, giờ nào tốt bây giờ.

*** Tìm hiểu thêm: Điểm qua tên các tượng phật trong chùa của Phật Giáo [Bạn phải biết]

#1. Đầu năm mới, là thời điểm đi lễ chùa tốt nhất

Mọi gia đình đều lựa chọn thời điểm đầu năm mới để đi lễ chùa, tại sao lại là đầu năm mới.

  • Đi lễ chùa vào ngày mùng 1 Tết: Theo phong tục của người Việt Nam, việc sắm sửa lễ hương hoa quả vào chùa mùng 1 Tết trở thành tục lệ thất yếu. Thậm chí, ngay sau thời khắc giao thừa điểm 12 giờ nhà nhà sắm lễ lên chùa cầu cho gia đình, người thân luôn khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, tiền vào như nước,… Vì thế, lựa chọn ngày mùng 1 Tết đi chùa đồng nghĩa với việc cả năm luôn may mắn, tài lộc, vạn sự như ý. Với hy vọng, hứa hẹn một năm mới tràn đầy năng lượng, niềm vui trong cuộc sống.
  • Đi lễ chùa vào ngày mùng 2, 3 Tết: Ngày mùng 2, 3 Tết là ngày đón lễ Hỷ Thần, đón thần tài (ngày may mắn, hạnh phúc). Cho nên, chọn đi chùa những ngày này với mong muốn cầu tài lộc, công danh, tiền tài dư giả.
  • Đi lễ chùa vào ngày mùng 4 Tết: Rất nhiều gia đình lựa chọn ngày mùng 4 để cúng gia Tết nên ngày này là ngày các vị Thần từ Thiên đình về hạ giới để cai quản 1 năm mới. Nếu ngày mùng 4 đi chùa với cái tâm hướng phật thì những điều mong muốn của gia chủ sẽ được linh ứng, và dễ thành hiện thực. Có thể nói như cầu được ước thấy nên ai có con đường tình duyên lận đận thì nên đi chùa vào ngày này để cầu duyên.
  • Đi lễ chùa vào ngày mùng 6 Tết: Mùng 6 là ngày bình an và là ngày rất tốt để xuất hành cho những chuyến đi, chuyến khởi hành thuận lợi. Nên lựa chọn ngày mùng 6 cầu sức khỏe, bình an, gia đạo rất tốt.

Ngoài lựa chọn các ngày đầu năm đi chùa để cầu sức khỏe, may mắn và tài lộc cả năm thì lựa chọn các ngày trong tháng đi chùa rất tốt.

#2. Đi lễ chùa các ngày trong tháng

Đi lễ chùa trong tháng thì bạn nên chọn vào ngày mùng 1 và 15 hàng tháng là tốt nhất. Đó là 2 ngày đi lễ chùa tốt nhất và gặp nhiều may mắn linh thiêng, việc cầu khẩn sẽ linh nghiệm và dễ thành hiện thực.

Còn những ngày còn lại trong tháng đều rất bình thường và cũng có thể đi chùa được. Thế nhưng, sẽ không tốt như ngày mùng 1 và 15 trong tháng. Nếu như không đi chùa lễ phật vào các hàng mùng 1 và 15 thì cũng có thể xem ngày đẹp trong tháng để đi lễ chùa dâng lễ thành tâm đều được.

#3. Giờ nào đẹp để đi lễ chùa

Ngoài lựa chọn ngày đẹp để đi chùa thì giờ đẹp đi lễ cũng rất cần thiết, bạn cần tránh một số cung giờ xấu sau đây:

  • Không đi vào giờ nhà chùa đang cúng thí thực, cúng cô hồn. Thường là cung giờ Dậu (17 – 19 giờ)
  • Tránh đi vào trưa 12 giờ hoặc đêm muộn.

Nên đi chùa vào buổi sáng hoặc nếu nắm được lịch đọc kinh cầu an trong ngày của nhà chùa thì phật tử nên đi lúc đấy sẽ tốt nhất.

#4. Những ngày không nên đi chùa

Theo quan niệm dân gian thì đi lễ chùa vào những ngày sau đây là không tốt:

  • Ngày mùng 3,7,13,23,27 là những ngày xuất hàng xấu. Nên tránh đi chùa vào những ngày này, ngày xuất hàng không tốt sẽ rất phiền tóa.
  • Ngày mùng 5,14 có tổng bằng 5 và người ta suy ra các ngày Nguyệt Kỵ. Theo tương truyền dân gian thì có ý nghĩa là “nửa đời, nửa đoạn” nên làm việc gì cũng giữa chừng suy ra rất khó đạt được mục tiêu nên không nên đi chùa vào những ngày này.

Thế cho nên, gia chủ cần tránh những ngày xấu không nên xuất hành và tránh các ngày dang dở để cả năm, cả tháng không gặp xui xẻo và nuối tiếc giữa chừng nhé.

4. Đi chùa khấn như thế nào là đúng?

Sau đây là một số bài văn khấn mà bạn có thể áp dụng văn khấn vào các cửa chùa tương ứng. Hãy cùng lựa chọn bài khấn phù hợp tại đây nhé.

#1. Văn khấn Đức Ông (Tôn giả Tu đạt)

Nam mô A di đà Phật! (vái 3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ……… tháng ……… năm ……….

Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….

Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa …………………………….. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu mang theo lễ vật thì khấn “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ trên trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa ở đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, mang nhiều sự lỗi lầm. Hôm nay, chúng con tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh và rủ lòng tế độ che chở cho chúng con ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng tài lộc may mắn, cầu được ước thấy, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy).

#2. Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)

Nam mô A di đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ………. tháng ……….. năm ………..

Tín chủ con tên là …………………………………………………………………………………….

Ngụ tại ……………………………………………………………………………………………………

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, hoa quả, bánh kẹo.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con gia đình con luôn khỏe mạnh, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy).

#3. Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an tại điện Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo)

Nam mô A di đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Gia chủ con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư Phật mười phương, chư vị Bồ 

Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ……….. tháng ……… năm ……….

Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….

Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (có sớ thì đặt mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà Giáo Chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính mong chư vị Tam Bảo rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho gia đình con, nguyện được ……………………………… (công danh, tài lộc, bình an…)

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành chứng minh, chứng giám cho gia đình con vận hạn đều được tai qua nạn khỏi, điều lành người mang đến, điều dữ người mang đi, phát lộc phát tài, gia đình mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà, an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần còn lầm lỗi nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho gia đình con được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con xin dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

*** Tìm hiểu thêm: Bồ Tát là ai? Điểm qua tên của những vị Bồ Tát có trong Phật Giáo

5. Khi đi chùa cần kiêng kỵ những điều sau đây

Mùng 7 có nên đi chùa

Đi lễ chùa

Đền chùa là nơi linh thiêng và tĩnh lặng tạo cho con người cái cảm giác thoải mái, thanh thản khi lưu đến. Để không phạm phải những điều kiêng kỵ thì gia chủ nên chú ý những điều sau đây:

  • Mặc quần áo lịch sự khi đến chùa

Dù đi chùa vào thời điểm buổi sáng, chiều hay tối thì nên ăn mặc giản dị, sạch sẽ tránh mặc quần áo quá ngắn, mặc quần dài và không mặc váy và áo ngắn hở da thịt. Việc ăn mặc như thế gây tạp uế và thể hiện sự bất kính với phật nên công qua sẽ bị tiêu tán.

  • Không đi dép vào Phật đường, Tam Bảo

Phật Đường và Tam Bảo là nơi tôn nghiêm nên bỏ dép bên ngoài và vào đi vào lễ Phật. Không mất trật tự làm quấy rối tam bảo dẫn đến việc cầu nguyện không được linh nghiệm. 

  • Hạn chế mang quá nhiều đồ đạc vào Tam Bảo

Khi đến chùa lễ Phật không nên mang quá nhiều đồ đạc, loằng ngoằng như áo chống nắng, túi xách, bao tay, mũi nón,… Nên để những đồ đạc này ở bàn, chiếu hoặc các góc và điều này xảy ra dẫn đến mọi công quả cầu nguyện dường như mất linh ứng. Điều này đã được kiêng kỵ và tất cả các ngôi chùa đều lên quy định và cần mọi người tuân thủ thực hiện.

  • Không vào chùa bằng cửa chính

Thường mọi người không để ý cửa vào chùa đi lối nào, nếu có thói quen đi vào chùa bằng cửa chính thì bạn nên bỏ ngay đi nhé. Vì thực tế, việc đó gây nên tội bất kính với bề trên và mọi cầu nguyện sẽ không được linh nghiệm.

  • Không biết đi lễ Phật theo chiều nào

Chắc chắn rằng, rất nhiều Phật tử không biết đi lễ Phật từ chiều nào trước và chiều nào sau. Chiều đi đúng sẽ là đi từ phải sang trái và niệm A di đà Phật. Nếu hành lễ theo nghi thức này bạn sẽ được hưởng 5 phước đức mà bề trên ban tặng.

  • Không quỳ và đứng chính giữa Phật đường

Vị trí giữa Phật đường là vị trí dành riêng cho sư Trụ trì của chùa nên tuyệt đối không đứng hoặc đi lại ở vị trí này. Nên đứng lễ Phật lệch bên trái hoặc bên phải sẽ không ảnh hưởng gì đến tượng Phật, Pháp khí.

  • Không chụp hình/ quay phim Tượng Phật

Tránh chụp hình quay phim tại đây, vì chùa là nơi thờ Phật và là chốn linh thiêng. Nhưng cũng rất nhiều hình ảnh không tốt về cõi âm nên người ta cấm kỵ tuyệt đối không nên chụp ảnh/ quay phim.

  • Không công đức bằng tiền lẻ

Nhiều người có thói quen đặt tiền lẻ khắp nơi, tại các vị trí tượng Phật thậm chí con nhét cả vào tay Phật. Với ý nghĩa cầu xin mang đến sự tốt đẹp, tiền tài, danh vọng nhưng đó là cách cư xử thiếu văn hóa và là hình ảnh tượng Phật trở nên xấu đi. Nên thay vì đặt tiền lẻ khắp các nơi thì bạn có thể đặt 5, 10, 20 nghìn ở hòm công đức vừa ý nghĩa lại công đức cho chùa là nghĩa cử cao đẹp.

  • Chọn loại hoa phù hợp lễ chùa

Thường khi lễ chùa các Phật tử sẽ chọn hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ, hoa ngâu,… tuyệt đối không dùng các hoa dại và nhiều hoa tạp. Tránh chọn hoa có mùi hôi, có gai, có vị đắng, vị cay thì không nên thờ cúng.

Với mong muốn lan tỏa những điều tốt và hạn chế những điều cấm kỵ, không tốt khi đến nơi lễ chùa. Nên hy vọng với chia sẻ giải đáp “có nên đi chùa vào buổi tối” và những thủ những lời khuyên lựa chọn ngày đẹp, giờ đẹp và các kiêng kỵ khi đi lễ cửa chùa. Mong muốn sẽ giúp ích cho gia chủ hiểu rõ nguyên tắm và thực hiện đúng theo lời khuyên để gia chung đều khỏe mạnh, vui vẻ và tiền tài ầm ầm kéo đến.