Mục đích tập huấn tự đánh giá năm 2024

Ngày 25 tháng 4 năm 2023, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã triển khai Hội nghị tập huấn Tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh giá Chương trình đào tạo năm 2023 theo Kế hoạch số 1493/KH-TĐHHN ngày 24 tháng 4 năm 2023 của Hiệu trưởng Nhà trường nhằm tạo sự thống nhất trong triển khai và nâng cao hiệu quả hoạt động tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo.

Buổi tập huấn được thực hiện kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của gần 200 cán bộ, giảng viên là thành viên của Hội đồng Tự đánh giá và Ban thư ký Hội đồng Tự đánh giá của 01 chương trình đào tạo [CTĐT] trình độ thạc sĩ chuyên ngành Khoa học môi trường và 06 CTĐT chính quy trình độ đại học, gồm: Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, Khí tượng và khí hậu học, Kỹ thuật địa chất, Quản lý biển, Quản lý tài nguyên nước và Quản trị kinh doanh.

PGS.TS. Lê Thị Trinh - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu chỉ đạo và trao đổi tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS. Lê Thị Trinh khẳng định công tác tập huấn tự đánh giá CTĐT là bước quan trọng và thực sự cần thiết trong quá trình triển khai tự đánh giá CTĐT, yêu cầu có sự đồng bộ và thống nhất giữa các đơn vị trong Nhà trường khi triển khai các nhiệm vụ Tự đánh giá. PGS.TS.Lê Thị Trinh cũng quán triệt một số nội dung, chủ trương của Nhà trường cũng như cách thức triển khai các công việc trong công tác tự đánh giá CTĐT năm nay.

Tự đánh giá CTĐT là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng CTĐT của cơ sở giáo dục, giúp cơ sở giáo dục và đơn vị thực hiện CTĐT tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của CTĐT, xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng CTĐT, từ đó, điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo. Quá trình tự đánh giá thể hiện tính dân chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu xã hội, phục vụ cộng đồng theo chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường. Tự đánh giá CTĐT cũng là một trong các điều kiện cần thiết để cơ sở giáo dục đăng ký đánh giá ngoài và đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng CTĐT với tổ chức kiểm định chất lượng.

Với sự hướng dẫn của Bộ phận Đảm bảo chất lượng giáo dục Nhà trường, các thầy cô tham gia buổi tập huấn đã được giới thiệu về tổng quan về công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng CTĐT theo hướng dẫn tại Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 29 tháng 11 năm 2013; các bước triển khai tự đánh giá cũng như các biểu mẫu liên quan phục vụ quá trình tự đánh giá chương trình đào tạo theo hướng dẫn tại Công văn số 2085/QLCL-KĐCLGD ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Cục quản lý chất lượng. Đặc biệt, bộ phận Đảm bảo chất lượng của Nhà trường đã giới thiệu, phân tích nội hàm và hướng dẫn sử dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo tại Thông tư 04/2016/TT-BGDÐT của Bộ giáo dục và đào tạo và Công văn số 1669/QLCL-KĐCLGD ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Cục quản lý chất lượng. Ngoài ra, thông qua tổng kết quá trình triển khai tự đánh giá và đánh giá ngoài các CTĐT trước đó, các thầy cô được báo cáo viên hướng dẫn các kỹ thuật viết cũng như lưu ý một số sai sót thường gặp phải trong quá trình triển khai tự đánh giá CTĐT.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

TS Trần Minh Nguyệt - Phó trưởng phòng KT&ĐBCLGD giới thiệu tổng quan về quá trình tự đánh giá và kỹ thuật viết báo cáo

TS. Mai Tiến Tú - Chuyên viên Phòng KT&ĐBCLGD hướng dẫn các Nhóm công tác viết báo cáo TĐG CTĐT đối với nhóm Tiêu chuẩn về chương trình đào tạo, tổ chức nhân sự và đảm bảo chất lượng

KS. Phạm Công Thành - Chuyên viên Phòng KT&ĐBCLGD [ngoài cùng bên phải] hướng dẫn các Nhóm công tác viết báo cáo TĐG CTĐT đối với nhóm Tiêu chuẩn liên quan đến người học và kết quả đầu ra

Nhằm mục đích nâng cao kiến thức chuyên môn về đảm bảo chất lượng cho các cán bộ chuyên trách về công tác đảm bảo chất lượng, tổ đảm bảo chất lượng tại các đơn vị trong Trường, Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Ngoại thương đã phối hợp với Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức khóa tập huấn “Tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh giá phục vụ kiểm định chất lượng Chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của AUN-QA phiên bản mới [phiên bản 4.0]” từ ngày 17/04/2023 đến ngày 19/04/2023.

Khóa tập huấn được tổ chức nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về yêu cầu, quy định; trang bị những kỹ năng tự đánh giá, thu thập và xử lý thông tin minh chứng và viết báo cáo tự đánh giá phục vụ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của AUN-QA, theo phiên bản mới 4.0.

Tham dự khai mạc Khóa tập huấn, về phía Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội có TS Nghiêm Xuân Huy - Viện trưởng cùng các thầy cô trong Viện.

Về phía trường ĐH Ngoại thương có PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Nhà trường; PGS,TS Nguyễn Minh Hằng - Trưởng Phòng TCNS, TS Nguyễn Phúc Hiền - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng [KT&ĐBCL] cùng Trưởng/ Phó một số đơn vị, các cán bộ chuyên trách về công tác đảm bảo chất lượng, tổ đảm bảo chất lượng tại các đơn vị trong Trường, đặc biệt các Viện/Khoa chuẩn bị kiểm định các chương trình thạc sỹ theo Bộ tiêu chuẩn này.

Phát biểu Khai mạc khóa tập huấn, PGS, TS Bùi Anh Tuấn cho biết Nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo chất lượng và công tác kiểm định. Việc tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng là hoạt động mang tính chất nền tảng, nhằm duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Trong thời gian qua, nhà trường tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và hoạt động kiểm định được xem như một giải pháp mang tính chiến lược để thúc đẩy các hoạt động của Nhà trường. Nhà trường dự kiến đến năm 2025, hoàn thành việc kiểm định toàn bộ các chương trình đào tạo. Các bộ tiêu chuẩn quốc tế sẽ được áp dụng trong nhiều chương trình đào tạo hơn của Nhà trường. Vì vậy, Nhà trường tổ chức buổi tập huấn này với sự tham dự của chuyên gia đến từ Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội để giúp cho các thầy cô tham gia vào công tác đảm bảo chất lượng, tổ đảm bảo chất lượng tại các đơn vị trong Trường để nắm được cụ thể hơn bộ tiêu chuẩn AUN-QA phiên bản 4.0, từ đó, có thể áp dụng trong quá trình tự đánh giá chương trình đào tạo.

Tiếp nối sau lễ khai mạc, các cán bộ Nhà trường đã bắt đầu buổi học đầu tiên với phần chia sẻ về “Hướng dẫn tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo khung đảm bảo chất lượng cấp CTĐT của AUN-QA phiên bản mới 4.0” do TS Nghiêm Xuân Huy trình bày.

Diễn ra trong ba ngày, nội dung khóa tập huấn xoay quanh các kiến thức về: Những yêu cầu, quy định của AUN-QA đối với công tác đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; Phân tích nội hàm, hướng dẫn sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học của AUN-QA; Giới thiệu kỹ thuật và hướng dẫn thực hành thu thập, xử lý thông tin minh chứng trong hoạt động tự đánh giá và chuẩn bị cho viết báo cáo tự đánh giá; Những yêu cầu, kỹ thuật viết báo cáo tự đánh giá phục vụ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và hướng dẫn thực hành viết báo cáo; Đặc biệt thông qua phần Thực hành viết báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo đã giúp các cán bộ nhà trường nắm rõ hơn kỹ năng viết báo cáo.

Kết thúc khóa Tập huấn, TS Bùi Vũ Anh - Phó Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục đã phát biểu tổng kết khóa học và trao chứng nhận tới các cán bộ Nhà trường.

Tại lễ bế mạc khóa học, PGS, TS Bùi Anh Tuấn đã đại diện lãnh đạo Nhà trường phát biểu cảm ơn Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục và trao tặng bó hoa tươi thắm tới Đại diện của Viện.

Chủ Đề