Mua giống mía tím ở đâu

Với chất lượng, phẩm cấp tốt, mía tím trồng trên đồng đất xã Hợp Phong [Cao Phong] tiêu thụ tốt, giá cả ổn định.

Cần thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh mía thương phẩm

Vào thời điểm này của niên vụ trước, diện tích mía tím của tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc tiêu thụ. Diện tích mía có mẫu mã, chất lượng cao đã bán xong từ tháng 11, 12 của năm ngoái. Phần lớn diện tích mía thu mua chậm, giá thấp hơn giá bình quân là mía kém phẩm cấp. Thời tiết có xu hướng ấm lên dự báo việc tiêu thụ được thúc đẩy. Tuy nhiên, càng về những tháng 4, 5, chất lượng mía sẽ giảm đi do bị rỗng ruột [bấc]. Việc tiêu thụ chậm cũng tác động đến sản xuất vụ sau.

Có nhiều tỉnh cùng trồng mía tím với sản lượng thu hoạch lớn, nhu cầu thị trường giảm đang là thách thức đặt ra, đòi hỏi người sản xuất, kinh doanh mía thương phẩm cần phải thay đổi tư duy. Anh Trần Tiến Xuân, tư thương thu mua mía ở các tỉnh phía Bắc phân tích: Mía tím thu hoạch vào vụ đông - xuân, cùng thời vụ thu hoạch của nhiều loại hoa quả khác như cam, bưởi, táo, lê. Bởi vậy, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn, dẫn đến sức mua trên thị trường đối với mía tím giảm. Căn cứ vào nhu cầu thị trường, các vùng trồng mía cần điều chỉnh quy mô diện tích cho phù hợp, tránh nguy cơ sản phẩm dư thừa.

Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục Trưởng Chi cục TT&BVTV, do thói quen, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi nên đã đến lúc người trồng mía cũng cần phải thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh. Cụ thể là nên có cách tiếp cận khác, hiệu quả hơn trong việc phân phối sản phẩm hàng hóa đến khách hàng. Nông dân không chỉ giữ tư duy cũ, chọn bán cả ruộng giúp giải quyết nhanh gọn về sản lượng, nhưng có thể sẽ phải chịu giá cả bấp bênh do tư thương ép giá và tình hình thực tế giá cả thị trường lên, xuống. Tỉnh đã triển khai một số chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa, trong đó có chính sách hỗ trợ tiêu thụ đối với mía tím. Bắt đầu có sự xuất hiện mô hình hộ cá thể, doanh nghiệp thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm mía tím với các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm đi sâu hơn vào các cửa hàng, siêu thị mini trong nước và hướng ra xuất khẩu. Để tiếp cận được thị trường này, mía tím phải được sơ chế và bảo quản làm mát, đựng trong túi thực phẩm hút chân không. Việc sơ chế, bảo quản giúp mía tím giữ được chất lượng trong ít nhất khoảng 2 tuần. Đồng thời, đây là một trong những giải pháp để người sản xuất, kinh doanh có thể lựa chọn để thích ứng, nâng cao khả năng phục vụ, kích cầu tiêu dùng. Cũng đã đến lúc cần huy động sự vào cuộc, thể hiện vai trò cầu nối của các doanh nghiệp, HTX của tỉnh trong liên kết tiêu thụ, thúc đẩy tiêu thụ sản lượng mía tím cho nông dân, tăng sức cạnh tranh của mía tím Hòa Bình tại các thị trường trong và ngoài nước.

Sớm đưa mía nuôi cấy mô vào sản xuất đại trà

Năm 2016, trước thực trạng mía tím bị thoái hóa về phẩm cấp, tỉnh đã triển khai, thực hiện đề án thay thế giống mía tím bằng phương pháp nuôi cấy mô [mía mô], với mục tiêu từng bước đưa mía mô vào sản xuất đại trà. Tuy nhiên, tổng diện tích mía mô hiện mới nhân lên được khoảng 150 ha, tập trung tại 3 huyện: Cao Phong, Yên Thủy, Tân Lạc, trong đó, diện tích tại huyện Tân Lạc chiếm một nửa. Điều này cho thấy trên thực tế, mặc dù mía mô đang dần cải thiện thực trạng khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ mía tím, cho kết quả tốt về chất lượng, sản lượng mía thương phẩm, nhưng cần thiết phải tính toán lại hệ số sử dụng và làm giống, đồng thời phải có những giải pháp thúc đẩy.

Mía mô thương phẩm có ưu điểm vượt trội là dóng dài, màu tím bắt mắt, giữ độ ngọt, thịt mềm của mía, kiểm soát tốt sâu bệnh hại trên cây mía. Tuy nhiên, nếu để nhân giống thì dóng dài lại trở thành nhược điểm dẫn đến hệ số nhân giống thấp do mắt mía [mầm] thưa. Mặt khác, do chất lượng đẹp, giá cao nên trồng theo thời vụ chính, nhiều hộ sẽ bán mía mô thương phẩm, ít giữ lại làm giống.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: UBND tỉnh vừa giao Sở NN&PTNT xúc tiến việc đưa mía mô vào nhân giống trên diện tích tập trung. Nguồn lực hỗ trợ thực hiện từ vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2020 và các năm tiếp theo. Theo đó, Sở NN&PTNT chủ động đặt hàng giống mía nuôi cấy mô của Sở KH&CN để trồng thành vườn giống, với mục tiêu tăng nhanh số lượng giống mía. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, 1 cây mía mô có thể nhân thành 10 cây giống gốc, số lượng hom mía lớn hơn, giá thành giống cũng rẻ hơn nhiều lần so với mía mô trước khi mang ra cấp cho dân. Trên đà nhân giống bằng cách này, dự kiến trong khoảng 2 - 3 năm tới, toàn bộ diện tích mía tím của tỉnh sẽ được thay thế bằng giống mía mô và xu hướng sẽ cấp giống cho dân không phải mất chi phí. Việc tăng nguồn lực đầu tư hỗ trợ của Nhà nước thông qua chương trình cũng sẽ khuyến khích người dân yên tâm đưa mía mô vào sản xuất đại trà. Việc sử dụng rộng rãi nguồn giống mía mô ưu việt giúp giải quyết tận gốc vấn đề chất lượng cây mía tím, gắn với tiêu thụ tốt sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bùi Minh

 Bài 1 - Thực trạng mía tím Hòa Bình

Mùa mía… đắng

Nguyễn Chung

07:30 14/01/2021

Mấy năm trước, thấy giống mía tím cho năng suất cao, bán được giá, nhiều hộ dân tại huyện miền núi Bá Thước, Thanh Hóa đã bỏ cây mía đường, cây keo, cây lưu niên để trồng loại mía này. Tuy nhiên vào vụ thu hoạch năm nay, hàng trăm héc ta mía tím lại đang rơi vào tình trạng ế ẩm, không có người thu mua. Hoặc có bán được thì giá cũng rẻ như cho.

Chất lượng cây mía tím kém, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thương lái từ chối mua hàng.

Giá mía rẻ như cho

Thấy các hộ dân xung quanh trồng giống mía tím bán được giá, năm 2020, gia đình anh Hoàng Văn Trung – trú tại thôn Xuân Long, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước cũng đầu tư mua giống, phân bón trồng hơn 7 sào mía tím. Vào thời điểm này năm ngoái, các hộ dân ở Bá Thước đang vào vụ thu hoạch rộ, nhưng năm nay gia đình anh Trung và các hộ trồng mía ở đây không bán được một cây nào.

“Lý do không bán được vì chất lượng mía tím rất kém. Cây mía ngắn lóng, mắt lại dày nên các thương lái đều chê. Mía không bán được nên gia đình tôi chặt dần về cho bò ăn. Coi như đầu tư sai, trắng tay” - Anh Trung thở dài ngao ngán.

Trao đổi với chúng tôi về thực trạng mía ế ẩm, ông Nguyễn Văn Huân - Trưởng thôn Xuân Long, thị trấn Cành Nàng, cho biết: Thôn Xuân Long có 62 hộ dân, thì đã có hơn 50 hộ tham gia trồng cây mía tím. Cả thôn có khoảng 17 ha đất trồng màu, thì bà con đều chuyển hết sang canh tác cây mía tím vì thấy cây cho năng suất cao, bán được giá..

Theo tính toán của Trưởng thôn Xuân Long: Trước đây, mỗi sào mía tím, người dân thu hoạch được từ 7-10 triệu đồng. Thế nhưng, vài ba năm trở lại đây, mỗi sào mía chỉ thu được chừng 2-3 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí đầu tư cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu… đã mất 3,5-4 triệu đồng/sào, nên hầu hết người trồng mía đều bị lỗ nặng.

Tương tự tại xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước tình hình của bà con trồng mía tím cũng không khá hơn là mấy. Ông Cao Thượng Xuân – Bí thư Đảng ủy xã Lương Ngoại, cho biết: Cách đây vài năm, mỗi khi vào mùa thu hoạch mía tím, thương lái ở nơi khác về thu mua tại ruộng.

Cũng nhờ cây mía tím, nhiều gia đình nông dân ở một số xã, như: Lương Trung, Lương Nội, Lương Ngoại, Điền Trung, Điền Lư, thị trấn Cành Nàng... ăn nên làm ra. Chính vì thế, năm 2020, xã Lương Ngoại có vài chục ha đất nông nghiệp được chuyển sang trồng mía tím. Thế nhưng vụ mía năm nay, do chất lượng mía kém, giá thành giảm xuống rất thấp, người trồng mía không có lãi, thậm chí là thua lỗ.

Nguyên nhân là ở chất lượng

Theo tìm hiểu của PV báo Đại Đoàn Kết, huyện Bá Thước là một trong những địa phương trồng mía tím nhiều nhất ở Thanh Hoá. Đã có thời điểm, cây mía tím ở Bá Thước được mở rộng vùng sản xuất ra 13/23 xã, thị trấn trong huyện, như: Thị trấn Cành Nàng, xã Điền Trung, Điền Quang, Tân Lập, Điền Lư, Lương Trung, Lương Nội, Lương Ngoại... Tuy nhiên, năm nay nhiều vùng trồng mía đều trong cảnh mất mùa.

Theo kinh nghiệm của người trồng mía lâu năm ở huyện Bá Thước, mía kém chất lượng một phần do thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, không đủ nước tưới... trong khi cây mía lại rất cần nhiều nước. Do đó, cây mía không phát triển được, thân cây ngắn, nhỏ và nhiều mắt..., nên thương lái không mua.

Ông Hà Văn Ân, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bá Thước cho biết: Năm 2020, tổng diện tích mía tím toàn huyện là gần 804 ha, đạt sản lượng đạt hơn 56.000 tấn. So với năm 2019, mía tím có tăng về sản lượng, nhưng năng suất bình quân lại giảm. Diện tích mía mất mùa chiếm khoảng 35-40%.

Theo ông Ân, nguyên nhân mía kém chất lượng là do trong năm có đợt nắng nóng kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 7. Ở thời điểm đó, cây mía lại trong thời kỳ vươn lóng, không đủ nước nên thắt ngọn, kém phát triển.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bá Thước, năm 2021, địa phương này dự kiến giữ khoảng 700ha trồng mía tím, tập trung cho những vùng chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Đối với diện tích kém chất lượng, huyện này định hướng sẽ chuyển sang cây hoa màu khác như sắn, ngô, cây gai xanh… Tuy nhiên, với tìn cảnh hiện tại, việc huyện Bá Thước vẫn giữ 700ha mía tím cũng được xem là một canh bạc với người nông dân vì đầu ra không được đảm bảo, tiềm ẩn những rủi ro.

Chủ đề: mất giá ế ẩm Cây mía

Video liên quan

Chủ Đề