Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non

hiện các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học.

2.2.1. 5 trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi I- Trò chơi tìm đúng số nhà

Mục đích: Củng cố biểu tợng số tự nhiên từ 1-10, biểu tợng các số đã đợcthêm bớt trong phạm vi 10. Rèn luyện khả năng quan sát của trẻ.Chuẩn bị : Cô giáo có 4 cái nhà, trên mỗi nhà đều gắn 1 thẻ số 4 nhàgắn 4 thẻ số khác nhau.Thẻ số của cô phải to, rõ ràng, đúng tiêu chuẩn s phạm. Cháu: mỗi cháu có một thẻ số giống với 1 trong 4 thẻ số có ở nhà của cô giáo.Luật chơi: Trẻ phải chọn đợc đúng nhà có thẻ số giống với thẻ số củamình. Ai tìm sai hoặc quá chậm là bị thua thì sẽ phải nhảy lò cò một vòng xung quanh các ngôi nhà.Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô nói rõ luật chơi: hôm naychúng ta sẽ đi tìm những nhà có số giống với số mà các con có trên tay. Trớc khi đi tìm nhà các con nhìn xem trên tay mình có thẻ số mấy. Bây giờ chúng tađi vòng tròn, vừa đi vừa hát bài Đi chơi khi nào cô nói ma to rồi thì các con phải tìm đúng nhà có số giống trên tay các con. Nếu ai tìm sai hoặc quá chậm làthua, ngời đó phải nhảy lò cò một vòng xung quanh các ngôi nhà nhé . Cô cho trẻ chơi 3 4 lần có thể đổi thẻ số ở các nhà hoặc cho trẻ đổithẻ số cho nhau sau mỗi lần chơi để phát triển khả năng quan sát, khả năng chú ý.Sau mỗi lần chơi cô giáo nhận xét, có thể nhận xét ở từng nhà hoặc có thể nhận xét chung với cả nhóm, trẻ vẫn đứng nguyên ở từng nhà. Cô nhận xétnhững cháu chơi đúng, những cháu chơi sai sẽ phải nhảy lò cò quanh nhóm, các cháu khác sẽ đọc bài thơ nhảy lò cò để kích thích bạn nhảy.Trò chơi có thể tổ chức ở phần 1, 3 của tiết học lập số mới hoặc thêm bớt, tìm số mới, hoặc cho trẻ chơi vào buổi chiều sau khi trẻ ngủ dậy.47Chú ý: Trò chơi này có thể dùng để củng cố biểu tợng số lợng, hình dạng,kích thớc, định hớng không gian đây chính là 4 trò chơi khác nhau . II- Trò chơi Tìm bạn thân Mục đích: Củng cố biểu tợng số lợng từ 1 - 10. Rèn kỹ năng thêm bớt để đ-ợc số mới. Phát triển khả năng quan sát, tính nhanh nhẹn hoạt bát của trẻ.Chuẩn bị: Các cháu có các thẻ số từ 1=10 một nửa nhóm cã sè tõ 1=5;mét nưa nhãm cã sè 6=10. Khu«n viên nhóm học rộng rãi.Luật chơi: Các cháu phải tìm đợc bạn có thẻ số sao cho khi thêm thẻ số củamình vào của bạn ta đợc số mà cô yêu cầu để kết thành bạn thân. Những bạn không tìm thấy bạn thân là những ngời thua cuộc, phải nhảy lò cò.Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn rồi phổ biến luật chơi: Hôm naychúng ta sẽ chơi trò chơi tìm bạn thân. Trên tay mỗi con có các thẻ số, chúng ta nhìn xem là những thẻ số mấy ví dụ: củng cố thêm bớt trong phạm vi 8 thì mộtnửa nhóm có thẻ số từ 1=3; một nửa nhóm có thẻ số từ 4=7. Các con đọc to số của mình lên nào. Bây giờ các con giơ số 1, 4 lên cho cô rồi vừa đi vừa hátbài Tìm bạn thân . Khi cô nói chúng ta tìm bạn có số sao cho khi thêm số của mình vào số của bạn sẽ đợc số mới là số 8. Ai không tìm đợc bạn sẽ thua cuộcvà sẽ phải nhảy lò cò. Cô cho trẻ chơi 3-4 lần, mỗi lần cô thay đổi một luật riêng thay đổi sốđầu tiên hoặc số cuối. Trò chơi này có thể dùng để củng cố cả biểu tợng hình dạng, kích thớc, định hớng không gian đây chính là 4 trò chơi .Trò chơi này cã thĨ tỉ chøc ë phÇn 1, 3 trong tiÕt học toán hoặc chơi vào giờ chơi dài buổi sáng hoạc buổi chiều sau khi trẻ ngủ dậy.III Trò chơi Thỏ tìm chuồng Mục đích: Củng cố biểu tợng khối cầu, khối vuông, khối tam giác, khối48chữ nhật. Phát triển khả năng quan sát, so sánh, tính nhanh nhẹn, hoạt bát của trẻ.Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị 4 chuồng, mỗi chuồng gắn 1 khối khối cầu,khối vuông, khối tam giác, khối chữ nhật. Mỗi trẻ có 1 khèi gièng víi 1 trong 4 khèi ë 4 chuång. Khuôn viên chỗ chơi rộng.Luật chơi: Trẻ phải tìm đợc chuồng có khối giống khối của mình, nếu tìmsai hoặc chậm sẽ thua cuộc, phải nhảy lò cò.Cách chơi: Cho trẻ đứng theo hình vòng cung, cô phổ biến luật chơi: Hômnay cô con mình cùng chơi trò chơi Thỏ tìm chuồng. Trên tay các con có những khối gì nhỉ ? trẻ nói tên các khối. Còn cô có 4 chuồng, mỗi chuồng đợcgắn một khối khối vuông, khối tam giác, khối chữ nhật, khối trụ. Các con nhìn tinh xem khối nào ở chuồng nào nhé. Bây giờ các con sẽ làm các chú thỏ đi tắmnắng, vừa đi vừa hát bài trời nắng, trời ma nhé. Khi nào cô nói ma to rồi thì các con phải tìm đúng chuồng của mình. Chuồng của các con có khối giống vớikhối trên tay các con đang cầm. Con nào về sai hoặc chậm là thua cuộc thì phải nhảy lò cò đó.Trò chơi đợc tiến hành 3 4 lần. Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi khối cho nhau hoặc cô đổi khối ở các chuồng.Trò chơi này có thể tổ chức ở phần 1, 3 của tiết học toán hoặc chơi vào giờ chơi dài buổi sáng hoặc buổi chiều.Trò chơi này có thể chơi để củng cố biểu tợng số lợng, hình dạng, kích thớc, định hớng không gian đây cũng là 4 trò chơi.IV- Trò chơi Thi xem ai nhanh Mục đích: Củng cố biểu tợng kích thớc đo chiều dài, chiều rộng, chiềucao của một đối tợng. Luyện kỹ năng ®o mét vËt b»ng thíc ®o. RÌn tÝnh khÐolÐo, cÈn thận khi đo. Chuẩn bị: Mỗi cháu có một thớc đo 3 cháu một có thớc đo bằng49nhau. Một bàn để đo. Cô phải đo các chiều của bàn trớc. Cô chuẩn bị 3 loại thẻ số có màu khác nhau ví dụ: chiều dài là thẻ màu đỏ, chiều rộng là thẻ màuxanh, chiều cao là thẻ màu trắng. Trên thẻ có ghi số đo 3 chiều của bàn. Mỗi loại thẻ chuẩn bị ít nhất bằng số trẻ mà cô định gọi lên đo.Luật chơi: Các cháu phải đo đợc 3 chiều của bàn, đo đúng kỹ thuật. Aiđo đúng kỹ thuật, nói đợc kết quả nhanh nhất ngời đó sẽ thắng cuộc.Cách chơi: Có thể chia làm 3 tổ để trẻ thi đua nhau. Cô nói luật chơi:Hôm nay chúng ta sẽ chơi trò chơi Thi xem ai nhanh. Chúng ta sẽ đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của bàn học. Ai đo đúng nhất, nói kết quả nhanh nhấtsẽ thắng cuộc. Tổ nào có nhiều bạn đo đúng nhất và nhanh nhất sẽ thắng cuộcvà đợc thởng cờ bé ngoan trong buổi hôm nay. Bây giờ mời 3 bạn đâù tiên của 3 tổ lên đo trớc, các bạn khác vừa hô to cố lên vừa chú ý xem đã đến lân mình ch-a. Nếu bạn trớc xong bạn sau phải lên làm ngay, chậm là sẽ thua tổ khác đó. Cô mời 3 bạn giỏi nhất nhóm mình làm giám sát viên xem ai phạm luật. Ngời bịphạm luật là ngời đo không đúng kỹ thuật kỹ thuật đo là phải đo sát mép bàn, đánh dấu từng đoạn đo, đặt thớc đúng mép dấu, chiều dài, chiều rộng đo từ tráisang phải, chiều cao đo từ dới lên trên. Để tính điểm cho tõng tỉ lÊy sè ngêi ®o nhanh nhÊt bít đi số ngời phạm luật. Tổ nào còn lại số ngời thắng cuộc nhiềuhơn thì tổ đó thắng. Trò chơi này thờng chơi vào phần 3 của tiết học toán hoặc vào buổichiều. Trò chơi này dùng để củng cố biểu tợng số lợng, hình dạng, kích thớc,định hớng không gian .V- Trò chơi Ai làm đúng nhất Mục đích: Củng cố biểu tợng phía phải - phía trái của đối tợng khácđịnhhớng không gian. Rèn cho trẻ khả năng quan sát, định hớng nhanh.Chuẩn bị: Mỗi cháu có 2 đồ chơi cầm tay. Cô có một búp bê to. Khuônviên nhóm rộng rãi.50Luật chơi: Trẻ phải tìm đợc các hớng của búp bê theo yêu cầu của cô.Cháu nào không lên để đồ chơi, hoặc không để đúng hớng, hoặc chậm đều thua cuộc.Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, rồi nói luật chơi: Hôm naybạn búp bê đến thăm nhóm mình, bạn muốn xem chúng mình chơi có giỏi không. Bây giờ bạn búp bê sẽ ngồi vào giữa, các con ngồi xung quanh. Khi cônói phía nào của búp bê thì các con chạy lên để đồ chơi vào phía đó của bạn nhé. Ai không mang đồ chơi lên hoặc để sai hớng của búp bê hoặc quá chậmđều thua cuộc, phải nhảy lò cò. Bây giờ trò chơi bắt đầu: Cô nói phía phải búp bê hoặc phía trái búp bêtrẻ phải đặt đồ chơi vào các phía theo yêu cầu của cô. Cô có thể nâng độ khó của trò chơi bằng cách đa ra luật: phía trớc củabúp bê chỉ để những con mèo, phía sau búp bê chỉ để những con gà, phía phải búp bê chỉ để con chó, phía trái của búp bê chỉ để con lợn. Luật chơi này làmcho trẻ phải suy nghĩ và lựa chọn. Cô phải quan sát nhanh để biết cháu nào làm sai hoặc cháu nào làm đúng để nhận xét sau mỗi lần chơi.Trò chơi này có thể tổ chức vào phần 3 của tiết học toán hoặc tổ chức vào buổi chiều.Trò chơi này có thể dùng để củng cố các biểu tợng: số lợng, hình dạng, kích thớc, định hớng không gian đây cũng là 4 trò chơi.

0

Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non

Môn toán là môn học quan trọng nhất trong các môn học ở tất cả các cấp. Có thể khi lớn lên con sẽ trở thành họa sĩ, vận động viên, ca sĩ, nhạc sĩ,…..con cũng chẳng cần phải giỏi toán. Nhưng môn toán sẽ giúp ích rất nhiều cho con trong cuộc sống hàng ngày như rèn luyện khả năng tập trung, giải quyết vấn đề thực tế nhanh chóng và hiệu quả.

Tuy nhiên đang có rất nhiều bố mẹ phàn nàn “con tôi không thích học toán”, “môn toán cũng thật khô khan và cứng nhắc”, “tôi phải làm sao để con tôi thích toán”,….Thực chất môn toán không hề khô khan chút nào, trái lại nó rất là cuốn hút. Có chăng chỉ là sự khô khan về phương pháp truyền tải môn toán.

Vậy thì phương pháp nào để con cảm thấy môn toán thực sự quyến rũ và tại sao chúng ta không truyền cảm hứng học toán cho con ngay từ nhỏ. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.

Làm thế nào để con yêu môn toán?

Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non

Tầm quan trọng của môn toán trong cuộc sống đã được nêu ở trên, giờ chúng ta chỉ tập trung đi vào phương pháp. Con sẽ tự tìm thấy sự hấp dẫn của toán học trong quá trình khám phá, học tập.

Việc của cha mẹ chỉ đơn giản là kích thích con học toán và truyền cảm hứng cho con mà thôi. Khi con đã thấy yêu môn toán thì việc học toán sẽ là việc của con, cho dù bố mẹ có ngăn cản con cũng sẽ tìm có mọi cách để đến với toán học.

Lắng nghe và quan sát trẻ

Thường thì trẻ đi học ở trường từ cấp độ mầm non đến tiểu học rồi phổ thông trung học và lớn hơn đều áp dụng một giáo trình cho toàn bộ học sinh. Còn đối với mỗi trẻ khả năng tiếp thu kiến thức, sở thích lại hoàn toàn khác nhau.

Và ở trường cô giáo cũng không có điều kiện theo sát cũng như nắm bắt toàn bộ học sinh. Chính vì vậy vai trò của bố mẹ rất quan trọng trong việc giáo dục con.

Chỉ bố mẹ mới có thể nắm bắt rõ nhất sở thích của con và khả năng của từng bé. Hơn nữa bố mẹ lại là người có thể tác động lên bé nhiều nhất, vì thế hãy truyền những thông tin tích cực lên con, luôn luôn trò chuyện và lắng nghe để hiểu được suy nghĩ và góc nhìn của trẻ để từ đó chúng ta sẽ tìm cách để trẻ yêu thích toán học.

Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non

Trước tiên bố mẹ sẽ dựa vào sở thích của con để tiếp cận trẻ như bé trai sẽ thích ô tô, bạn có thể chơi ô tô cùng bé rồi hỏi “Chiếc ô tô có mấy bánh xe?” “Chiếc ô tô màu đỏ, bánh màu đen này đẹp nhỉ?” “Con có thể chỉ hình tròn trên chiếc xe ô tô này không?” “Đâu là hình thoi trên chiếc xe này nhỉ?” hoặc các bạn gái thích chơi búp bê, đồ hàng mẹ cũng có thể hỏi “con có thể làm cho mẹ hai chiếc bánh màu xanh lá cây không?”….

Tuy nhiên bạn nhớ quan sát trẻ, ngay khi thấy trẻ có vẻ như không thích hoặc không hợp tác chúng ta sẽ dừng lại. Hãy quay về mục tiêu ban đầu của bạn là kích thích giúp con yêu môn toán chứ trách nhiệm của bạn không phải là dạy trẻ học toán.

Chúng ta sẽ đi “dò sóng” với cách thức này con không thích thì dừng lại sẽ đi tìm phương pháp khác. Đôi khi sở thích của các bạn nhỏ cũng tùy theo cảm hứng, vì thế có thể thời điểm này con chưa thích nhưng biết đâu thời điểm khác bé sẽ thích. Nên bạn hoàn toàn có thể lặp lại các phương pháp với trẻ.

Áp dụng toán vào cuộc sống

Với trẻ còn nhỏ, tính chủ động và nhận thức về thế giới xung quanh chưa nhiều nên các bạn ý luôn tò mò về mọi thứ. Đó chính là cơ hội để bạn dạy trẻ khi đi chơi công viên, khi đi siêu thị, hoặc bất cứ nơi đâu trên hành trình của bạn và trẻ.

Đi chơi công viên ngoài trời bạn có thể cùng bé nhặt lá và đếm rồi xếp thành các hình thù khác nhau. Và trẻ cũng học được rất nhiều thứ khi đi siêu thị như nhận biết về các loại hoa quả, vật dụng hàng ngày, học đếm số lượng, học về màu sắc, hình dạng đặc biệt học cả cách giao dịch hàng hóa, học các mệnh giá của tiền, tính toán để trả lại.

Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non

Có rất nhiều thứ để có thể học được ở nơi mà trẻ đang vô cùng hào hứng và thích thú. Vấn đề ở chỗ bạn có đang cung cấp thông tin cho trẻ hay chỉ là cho con đi siêu thị mua hàng rồi về.

Vì vậy bạn hãy tranh thủ tận dụng thời gian vàng bạc để con thấy ý nghĩa của toán cần thiết như thế nào trong cuộc sống. “Con có thể nhặt cho mẹ 5 quả táo màu đỏ không?” Khi đi chơi siêu thị sẽ thú vị hơn hay ngồi ở bàn học và đếm 5 quả táo trong quyển sách? Trẻ học qua trải nghiệm thực tế sẽ nhớ rất lâu và hiểu rõ bản chất của vấn đề. Vì thế hãy để trẻ chơi mà cũng là học bạn nhé.

Luôn học cùng con

Với độ tuổi mầm non, trước tiên bạn cần dạy bé các khái niệm cơ bản về toán học như: nặng – nhẹ, to – bé, cao – thấp, đầu tiên – cuối cùng, nhiều – ít, trái – phải, toàn bộ – không gì cả. Sau đó là đếm theo quán tinh bao gồm cả đếm xuôi rồi đếm ngược

Khi trẻ đã thành thạo rồi bạn có thể hướng dẫn trẻ đếm có ý nghĩa, bằng các ví dụ từ cuộc sống hàng ngày. Tiếp theo đó sẽ chỉ cho trẻ thấy thêm bớt một số đối tượng kết quả sẽ như thế nào? Rồi cùng giúp trẻ phân loại đối tượng như cùng màu sẽ cùng một nhóm, cùng kích thước sẽ sẽ một nhóm, cùng chất liệu sẽ cùng một nhóm,……Sau đó dạy trẻ về đo lường về chiều dài, cân nặng bằng các dụng cụ như thước, cân,…..

Cứ dần dần như vậy đưa trẻ đi từ dễ đến khó. Điều quan trọng là bố mẹ phải thường xuyên luyện tập đều đặn và kiên trì với các bé. Khi đã trở thành thói quen và niềm yêu thích thì các bé sẽ tự tìm đến với toán mọi lúc mọi nơi.

Dưới đây sẽ gợi ý 10 trò chơi giúp môn toán trở nên thú vị.

10 trò chơi giúp môn toán khô khan cũng trở nên thú vị

Bạn in các bức tranh khác nhau rồi hướng dẫn bé bé nối số theo đúng thứ tự từ nhỏ đến lớn để tạo ra hình hoàn chỉnh. Chắc hẳn các bé sẽ rất thích thú và từ đó ghi nhớ mặt số rất nhanh.

Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non
Nguồn ảnh: https// www.edupics.com

Khi bé đã quen rồi, nó sẽ là trợ thủ đắc lực giữ bé trật tự cho mẹ có thể rảnh tay làm việc nhà.

Tô màu các con số

Bé được tự do lựa chọn màu sắc để tô và hì hục với “tác phẩm” của mình sẽ làm bé ghi nhớ rất nhanh chóng các con số.

Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non

Xâu vòng tập đếm

Trò chơi này hẳn sẽ rất hấp dẫn các bạn gái, để các bạn vừa xâu vòng vừa tập đếm xem có bao nhiều hạt hoặc có thể ghi nhớ màu sắc và mặt số in trên các bộ đồ chơi gỗ.

Hơn thế nữa, các bạn nhỏ thường rất hiếu động. Trò chơi này còn có tác dụng giúp các bé tăng khả năng tập trung nhất là các bé chuẩn bị bước vào lớp 1. Đừng ngại nếu các bé trai cũng cảm thấy thích, hãy để bé chơi. Với trẻ đồ chơi không phân biệt giới tính.

https://youtu.be/lIqfCu-hns0

Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non

Nối các hình dạng với nhau

Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non
Nguồn ảnh: afamily.vn

Bạn có vẽ các hình dạng khác nhau hay cắt dán giấy màu thành cách hình dạng khác nhau và yêu cầu trẻ nối cho đúng.

Vẽ hình với con số

Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non
Nguồn ảnh: http://www.babyblog.ru/

Học qua trải nghiệm như thế này quả thật thú vị phải không nào? Với độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi khả năng ghi nhớ của bé tập trung vào não phải thông qua hình ảnh. Hãy để trẻ vừa được tiếp cận với mỹ thuật và toán học càng sớm càng tốt nhé.

Nhảy lò cò với con số

Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non

Nguồn ảnh: http://www.babyblog.ru/

Bạn có thể in hoặc tự vẽ các con số sau đó trải ra khắp sàn và cùng chơi với bé. Bạn có thể cùng bé nhảy vào các ô và đọc to các con số. Bé vừa được vận động vừa nhớ mặt chữ số một cách thích thú.

Chơi xúc xắc với con số

Bạn và bé chia làm 2 đội mỗi người chọn một màu khác nhau và tung con xúc xắc lên. Mỗi người một lượt theo thứ tự. Người nào tung xúc xắc được bao nhiêu thì khoanh vào số đó cho đến hết số và cuối cùng đếm lượt khoanh của từng người để biết ai là người chiến thắng.

Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non

Trò chơi này rất hay vì trẻ có thể quy đổi số lượng chấm trên xúc xắc với số thực

Học toán bằng cốc dùng một lần

Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non

Bố mẹ cũng có thể tự sáng tạo trò chơi với toán học cho con từ những vật dụng dường như đã bỏ đi mà cũng không kém phần hấp dẫn đối với trẻ đâu nhé. Chỉ cần bạn xác định được mình cần dạy trẻ những gì và yêu thích điều đó bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra cách để cuốn hút con.

Chơi Sokudo

Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non

Là một trò chơi không còn xa lạ với mọi người mà lại đòi hỏi tư duy logic sắc bén. Trò chơi này có lẽ hợp với các bé đã biết tính toán tốt rồi. Tuy nhiên có rất nhiều cấp độ khác nhau từ dễ đến khó. Tại sao bạn không thử giới thiệu trò chơi này đến các bé để thử tiếp cận nhỉ? Tham khảo link này để chơi https://www.sudo4u.com/vi/vn/

Rubic toán học

Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non
Một số trò chơi học toán cho trẻ mầm non

Một sản phẩm hữu ích có kích thước nhỏ gọn, màu sắc bắt mắt lại an toàn với trẻ nhỏ vừa dùng để làm đồ chơi vừa để làm các phép tính đơn giản. Đồ chơi thông minh này chắn chắn sẽ gây hứng thu cho trẻ chơi và học.

Qua bài viết trên bạn có thấy học toán thật hấp dẫn không? Đến người lớn còn thấy thú vị nữa là các bạn nhỏ. Vậy còn chần chờ gì nữa khi đã có trong tay những bí kíp kích thích con học toán.