Moody đánh giá xếp hạng nợ ngắn hạn dài hạn

Ngành Da giày Việt Nam bắt đầu tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ từ các nước thông qua đầu tư FDI. Cùng với đó là sự dịch chuyển các đơn đặt hàng từ Đài Loan, Hàn Quốc sang Việt Nam. Xuất khẩu của ngành tăng trưởng cao, giai đoạn 1993-1995 đạt hơn 20%/năm. Năm 1995, Việt Nam và EU ký kết Hiệp định khung về hợp tác, tạo đà cho kim ngạch mặt hàng này sang EU tăng nhanh trong giai đoạn sau. Năm 1995 đạt trên 480 triệu USD, đến 1999 đã tăng hơn gấp đôi, đạt trên 1,3 tỷ USD.

Kết quả xếp hạng và triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Agribank được giữ nguyên so với lần đánh giá gần nhất [07/9/2022] và bằng với mức xếp hạng và triển vọng xếp hạng quốc gia của Việt Nam [Ba2 Ổn định].

Kết quả xếp hạng và triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Agribank được giữ nguyên so với lần đánh giá gần nhất [07/9/2022] và bằng với mức xếp hạng và triển vọng xếp hạng quốc gia của Việt Nam [Ba2 Ổn định].

Việc giữ nguyên kết quả xếp hạng tín nhiệm Ba2 và triển vọng Ổn định phản ánh đánh giá của Moody’s về tình hình tín dụng ổn định của Agribank trong thời điểm hiện tại và kỳ vọng sẽ tiếp duy trì ổn định trong 12-18 tháng tới cùng với sự hỗ trợ của các chỉ số chất lượng tài sản ổn định và cơ cấu vốn vững chắc.

Theo Moody’s, tỷ lệ nợ xấu của Agribank tính đến cuối tháng 6/2023 vẫn giữ ở mức ổn định so với cùng kỳ năm trước cùng tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao, tốt hơn mặt bằng chung các ngân hàng Việt Nam, củng cố bộ đệm dự phòng vững chắc giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro nợ xấu.

Agribank là ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với tỷ trọng đầu tư "Tam nông" chiếm trên 65% tổng dư nợ.

Lãnh đạo ngân hàng cho hay: Là ngân hàng 100% vốn nhà nước, Agribank luôn phát huy vai trò tiên phong trong việc thực thi nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tín dụng hỗ trợ nền kinh tế, đồng thời vẫn đảm bảo các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh.

Hiện nay, Agribank đang triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách và 03 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tính đến 30/6/2023, Agribank đã thực hiện cho vay 63.615 tổ vay vốn với hơn 1,21 triệu khách hàng, dư nợ cho vay đạt 195.712 tỷ đồng.

Agribank đang là ngân hàng có hệ thống bán lẻ lớn nhất cả nước với 2.223 chi nhánh và phòng giao dịch; 1 chi nhánh tại Campuchia; 3 văn phòng đại diện khu vực miền Trung, miền Nam và Tây Nam Bộ và hơn 3.500 ATM, trong đó có 573 CDM và Kiosk Agribank Digital.

Tính đến 30/6/2023, tổng tài sản đạt của Agribank đạt hơn 1,9 triệu tỷ đồng, nguồn vốn huy động thị trường 1 đạt hơn 1,68 triệu tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt hơn 1,46 triệu tỷ đồng.

Agribank tiếp tục khẳng định thương hiệu của Định chế tài chính được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao về uy tín và giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính tại Việt Nam với nhiều danh hiệu uy tín như: TOP10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023; TOP10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2022; TOP10 Thương hiệu ngân hàng Việt Nam trong 500 thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới [theo Bảng xếp hạng Brand Finance 2023], Agribank nhận giải Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2022 do ngân hàng JPMorgan, Standard Chartered, Citibank và Wells Fargo trao tặng…

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN, từ đầu năm 2023 đến nay, Agribank đã 7 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, đối với nhu cầu vay mới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mức lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 5%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn chỉ từ 8%/năm. Với mức lãi suất cho vay hiện nay, Agribank mong muốn được chia sẻ khó khăn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tối ưu chi phí vay, kịp thời bổ sung nguồn vốn tái cơ cấu hoạt động, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ưu tiên. Ước tính, Agribank tiết giảm hơn 1.000 tỷ đồng giảm lãi suất cho vay, với 2,2 triệu khách hàng được hỗ trợ.

Cụ thể, Moody’s xếp hạng tín nhiệm B3 với hạng mục nhà phát hành và tiền gửi nội - ngoại tệ dài hạn của Sacombank. Đồng thời, cập nhật xếp hạng mức caa1 đối với các hạng mục đánh giá tín dụng cơ sở [BCA] và BCA điều chỉnh.

Ngoài ra, Sacombank được xếp hạng mức B2 về rủi ro đối tác [CR] nội - ngoại tệ dài hạn, B2[cr] về đánh giá rủi ro đối tác [CRA] dài hạn, NP về rủi ro đối tác nội - ngoại tệ ngắn hạn, ST về tiền gửi nội - ngoại tệ ngắn hạn, ST về nhà phát hành nội - ngoại tệ ngắn hạn, và NP[cr] về đánh giá rủi ro đối tác ngắn hạn.

Cùng với đó, Moody’s đã nâng xếp hạng triển vọng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn từ ổn định lên tích cực, phản ánh kỳ vọng của tổ chức này về sự cải thiện hơn nữa đối với hồ sơ tín dụng của Sacombank nhờ việc xử lý các khoản vay có vấn đề còn tồn đọng.

Cơ sở xếp hạng

Việc Moody’s cập nhật xếp hạng B3 và đánh giá tín dụng cơ sở [BCA] mức caa1 cho Sacombank cho thấy hồ sơ tín dụng độc lập của ngân hàng này mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu.

Trong khi tài sản có vấn đề của Sacombank giảm, vốn chủ sở hữu của ngân hàng vẫn còn khiêm tốn do khả năng tạo vốn nội bộ yếu. Chỉ tiêu đánh giá tín dụng cơ sở được xếp hạng mức caa1 cũng một phần là do nguồn vốn và khả năng thanh khoản còn khiêm tốn của Sacombank.

Tỷ lệ các khoản vay có vấn đề đã điều chỉnh của Sacombank, bao gồm nợ xấu [NPL], tổng trái phiếu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam [VAMC] và tài sản có vấn đề còn tồn đọng đã giảm xuống còn 6,7% vào tháng 12/2022 từ mức 11,9% một năm trước đó nhờ nỗ lực của ngân hàng trong việc xử lý một khối lượng lớn tài sản có vấn đề còn tồn động trong năm vừa qua.

Tuy nhiên, tỷ lệ các khoản vay có vấn đề đã điều chỉnh của Sacombank vẫn cao hơn mức trung bình 1,8% của các ngân hàng khác được xếp hạng tại Việt Nam, chủ yếu là do lượng trái phiếu VAMC đang lưu hành. Sacombank đang có kế hoạch trích lập đầy đủ dự phòng cho trái phiếu VAMC vào năm 2023.

Mặc dù dự báo tỷ lệ nợ xấu hình thành mới của Sacombank sẽ tăng lên do những thách thức hiện hữu trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng, song Moody’s cho rằng những rủi ro này được bù đắp bởi chất lượng tài sản được cải thiện và BCA vốn đã thấp sẵn của ngân hàng này.

Vốn lõi [core capital] của Sacombank, được đo bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu hữu hình [TCE]/tài sản có rủi ro, đã giảm nhẹ xuống 6,3% vào tháng 12/2022 từ mức 6,4% một năm trước đó do tốc độ tiêu thụ vốn nhanh hơn khả năng tạo vốn nội bộ.

Moody’s đánh giá, vốn của Sacombank sẽ duy trì ở mức thấp hơn mức trung bình của các ngân hàng được xếp hạng khác tại Việt Nam. Bởi vì theo chương trình phục hồi tài chính mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [SBV] thiết kế cho Sacombank, ngân hàng này chỉ có thể huy động vốn mới sau khi thanh lý một phần tài sản có vấn đề còn lại và không còn thụ hưởng chương trình. Ngoài ra, khả năng sinh lời cũng được dự báo sẽ yếu do Sacombank có kế hoạch tất toán lượng trái phiếu VAMC trong vòng 12-18 tháng tới.

Bên cạnh đó, theo Moody’s, việc cập nhật xếp hạng đánh giá tín dụng cơ sở [BCA] cũng phản ánh nguồn vốn và khả năng thanh khoản khiêm tốn của Sacombank. Việc ngân hàng này ít phụ thuộc vào nguồn vốn trên thị trường được cân đối bởi khả năng thanh khoản ở mức vừa phải.

Tính đến tháng 12 năm ngoái, các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, số dư với ngân hàng trung ương và chứng khoán chính phủ chiếm tỷ lệ khiêm tốn 12% trong tổng tài sản của Sacombank. Ngoài ra, 33% chứng khoán chính phủ của ngân hàng này đã được cầm cố làm tài sản thế chấp cho các khoản vay và khó có thể dễ dàng bán được khi cần thiết.

Trong khi đó, xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn của Sacombank được đánh giá ở mức B3, cao hơn 1 bậc so với mức caa1 đối với đánh giá tín dụng cơ sở [BCA], cho thấy kỳ vọng của Moody’s về khả năng hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam [Ba2, triển vọng ổn định] cho ngân hàng trong trường hợp cần thiết.

Các yếu tố có thể dẫn đến việc nâng hoặc giảm xếp hạng tín nhiệm

Moody’s có thể nâng xếp hạng tín nhiệm đối với các hạng mục nhà phát hành và tiền gửi của Sacombank nếu sức mạnh tín dụng độc lập của ngân hàng này được cải thiện, đồng nghĩa với việc xếp hạng đánh giá tín dụng cơ sở [BCA] của ngân hàng cũng được nâng lên.

Việc nâng hạng tín nhiệm BCA sẽ được thực hiện khi Sacombank cải thiện chất lượng tài sản bằng cách giảm tỷ lệ nợ xấu [NPL] xuống dưới 3% thông qua việc giải quyết các tài sản có vấn đề còn tồn đọng. Điều này cũng sẽ giúp cải thiện khả năng sinh lời và hỗ trợ tạo vốn nội bộ cho ngân hàng.

Ngoài ra, quyết định nâng hạng đối với BCA cũng phụ thuộc vào việc ngân hàng duy trì nguồn vốn và thanh khoản ổn định.

Trong khi đó, Moody’s có thể hạ xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành và tiền gửi của Sacombank nếu tổ chức này đánh giá rằng sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho ngân hàng yếu đi. Moody’s cũng sẽ hạ xếp hạng và BCA nếu tỷ lệ nợ xấu của Sacombank tăng trên 10%, dẫn đến chi phí tín dụng cao hơn và khả năng sinh lời yếu hơn.

Việc giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu hữu hình [TCE]/tài sản có rủi ro xuống dưới 6% cũng sẽ gây bất lợi cho BCA và xếp hạng của Sacombank.

Chủ Đề