Mỡ nội tạng trong cơ thể người là gì năm 2024

Mỡ nội tạng là chất béo được lưu trữ sâu bên trong bụng, bao bọc xung quanh các cơ quan của bạn, bao gồm cả gan và ruột.

Mỡ nội tạng là gì?

Mỡ nội tạng, còn được gọi là mỡ "ẩn”, là chất béo được lưu trữ sâu bên trong bụng, bao bọc xung quanh các cơ quan của bạn, bao gồm cả gan và ruột. Nó chiếm khoảng 1/10 tổng lượng chất béo được lưu trữ trong cơ thể bạn.

Hầu hết chất béo được lưu trữ bên dưới da và được gọi là chất béo dưới da. Đó là chất béo bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được khi véo da. Phần còn lại của chất béo trong cơ thể của bạn được ẩn. Đó là chất béo nội tạng và nó làm cho bụng của bạn nhô ra ngoài hoặc tạo cho bạn hình dạng "quả táo”.

Chất béo không chỉ "ngồi yên tại chỗ”. Nó tạo ra các hóa chất và kích thích các yếu tố có thể gây độc cho cơ thể. Mỡ ẩn trong cơ thể tạo ra nhiều các chất này hơn chất béo dưới da nên chúng nguy hiểm hơn. Ngay cả ở những người gầy, tỷ lệ mỡ nội tạng lớn cũng mang lại một loạt các nguy cơ sức khỏe.

Cách chẩn đoán mỡ nội tạng

Cách chính xác nhất để xác định xem bạn có đang bị mỡ nội tạng hay không là xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Tuy nhiên, vì việc tiến hành các lần xét nghiệm quét hình ảnh này vừa tốn kém vừa mất thời gian, bác sĩ thường có xu hướng chẩn đoán mỡ nội tạng bằng cách đặt câu hỏi cho người bệnh về chế độ ăn uống và lối sống của họ. Bác sĩ có thể cũng sẽ đo lượng mỡ cơ thể tổng thể rồi từ đó tính ra tỷ lệ phần trăm mỡ nội tạng.

Theo Harvard Health, mỡ nội tạng được tính dựa trên 10% tổng lượng mỡ cơ thể của một người. Một cách khác để xác định lượng mỡ nội tạng là đo kích thước vòng eo.

Ví dụ, nam giới có vòng eo khoảng 95cm trở lên và phụ nữ có vòng eo khoảng 90cm trở lên có khả năng bị mỡ thừa nội tạng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nếu sử dụng máy quét MRI hoặc máy phân tích mỡ cơ thể để đo lượng mỡ nội tạng, kết quả sẽ được đo trên thang điểm từ 1 đến 59. Bạn nên duy trì mức mỡ nội tạng dưới 13 trên thang điểm này. Nếu trên 13, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giảm số điểm xuống mức lành mạnh hơn.

BMI cũng là một phương pháp đánh giá lượng mỡ phổ biến. Tuy nhiên, chỉ riêng BMI và cân nặng không thể cho thấy bạn có chất béo nội tạng, và đây cũng không phải là thước đo chính xác cho sức khỏe tổng thể. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết bạn chỉ nên sử dụng BMI như một đánh sơ bộ, vì mỗi người có một tỷ lệ mỡ khác nhau.

Mỡ nội tạng nguy hiểm như thế nào?

Quá nhiều chất béo trong cơ thể rất có hại cho sức khỏe của bạn, dù là loại chất béo gì. Nhưng so với chất béo nằm ngay dưới da (mỡ dưới da), loại mỡ nội tạng có nhiều khả năng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề y tế nghiêm trọng hơn. Bệnh tim, Alzheimer, tiểu đường loại 2, đột quỵ và cholesterol cao là một số tình trạng có liên quan chặt chẽ đến việc có quá nhiều chất béo trong cơ thể bạn.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, chất béo nội tạng tạo ra nhiều protein nhất định làm viêm các mô và cơ quan của cơ thể và thu hẹp các mạch máu của bạn. Điều đó có thể làm cho huyết áp của bạn tăng lên và gây ra các vấn đề khác.

Làm thế nào thoát khỏi mỡ nội tạng

Cách đơn giản nhất để giảm mỡ nội tạng là giảm cân. Loại bỏ đồ uống có đường như nước ngọt và thực phẩm chế biến sẵn là một khởi đầu tốt. Nên ăn nhiều trái cây và rau quả, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt.

  1. Scott Butsch, bác sĩ chuyên khoa về bệnh béo phì của Phòng khám Cleveland (Mỹ), cho biết: "Giảm cân có thể làm giảm mỡ nội tạng một cách hiệu quả. Bằng cách giảm 10% trọng lượng cơ thể, bạn có thể giảm tới 30% lượng mỡ trong cơ thể", theo Eat This, Not That!

Các chuyên gia cũng nói rằng tập thể dục là rất quan trọng để giảm mỡ bụng.

Johns Hopkins Medicine cho biết nếu chỉ có chế độ ăn kiêng thôi sẽ rất khó làm giảm được mỡ bụng.

Hoạt động thể chất vừa phải kết hợp với rèn luyện sức mạnh có vẻ hiệu quả nhất. Và nhớ ngủ đủ giấc.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Wake Forest (Mỹ) phát hiện ra rằng những người ăn kiêng ngủ từ 5 tiếng trở xuống mỗi đêm sẽ có lượng mỡ bụng cao hơn gấp 2 lần rưỡi so với những người ngủ đủ giấc (có nghĩa là từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm), theo Eat This, Not That!

Nếu mỡ dưới da thường dễ nhận thấy, chẳng hạn như béo phì, béo bụng,... thì không phải lúc nào bạn cũng có thể cảm nhận được hoặc nhìn thấy mỡ nội tạng. Trên thực tế, mặc dù bạn có thể có một vùng bụng khá phẳng nhưng vẫn có mỡ nội tạng. Điều đó được gọi là TOFI - thin outside fat inside, hay còn gọi là ốm bên ngoài nhưng có mỡ bên trong.

Xác định lượng mỡ nội tạng có khó không?

Mỡ nội tạng thực sự nằm trong khoang bụng và không dễ dàng nhìn thấy. Do đó, cần phải có những xét nghiệm và chẩn đoán bằng hình ảnh tốn kém để xác định vị trí và lượng mỡ nội tạng tiềm ẩn bên trong cơ thể, ví dụ như phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Tuy nhiên, vẫn có một số cách giúp bạn có thể ước lượng được lượng mỡ nội tạng của mình.

Kích thước vòng eo. Đây là một cách dễ dàng để có được một ước tính sơ bộ. Hãy quấn thước dây quanh eo qua rốn. Ở phụ nữ, nếu vòng eo của bạn từ 80 cm trở lên, đó là dấu hiệu xuất hiện của mỡ nội tạng. Với nam giới là từ 90 cm trở lên.

Mỡ nội tạng trong cơ thể người là gì năm 2024

Xác định BMI. Chỉ số khối cơ thể là một công thức cho biết bạn nặng bao nhiêu so với chiều cao của bạn. Nếu chỉ số BMI của bạn từ 23 trở lên, đó có thể là dấu hiệu của mỡ nội tạng.

Đo bằng máy Inbody. Mỡ nội tạng thường được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 59 khi được chẩn đoán bằng máy phân tích chất béo cơ thể. Nếu dưới 13, lượng mỡ nội tạng của bạn ở mức bình thường. Nếu xếp hạng của bạn là 13–59, bạn hãy đặc biệt chú ý.

Tại 25 FIT, khách hàng sẽ được đo Inbody miễn phí trong suốt lộ trình tập luyện để kiểm tra các chỉ số cơ thể, cũng như xác định kịp thời dấu hiệu của mỡ nội tạng.

Mỡ nội tạng trong cơ thể người là gì năm 2024

Mỡ nội tạng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Việc tích tụ quá nhiều chất béo trong cơ thể đều có hại cho sức khỏe của bạn. Nhưng so với chất béo nằm ngay dưới da của bạn (mỡ dưới da), loại mỡ nội tạng có nhiều khả năng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề y tế nghiêm trọng hơn. Bệnh tim, Alzheimer, tiểu đường loại 2, đột quỵ và cholesterol cao là một số tình trạng có liên quan chặt chẽ đến quá nhiều chất béo nội tạng trong cơ thể của bạn.

Mỡ nội tạng trong cơ thể người là gì năm 2024

Các nhà nghiên cứu còn nghi ngờ rằng chất béo nội tạng tạo ra nhiều protein nhất định làm viêm các mô và cơ quan của cơ thể và thu hẹp các mạch máu của bạn. Điều đó có thể làm cho huyết áp của bạn tăng lên và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Tập EMS Training có loại bỏ được mỡ nội tạng không?

Làm sao để loại bỏ được mỡ nội tạng hay tập luyện EMS Training có loại bỏ được mỡ nội tạng hay không chắc chắn là điều mà rất nhiều người quan tâm. Trước tiên, chúng ta cần hiểu rằng để loại bỏ mỡ thừa, cần phải tăng cường vận động kết hợp với một chế độ ăn kiêng hợp lý. Hãy tránh xa các thói quen không lành mạnh như uống rượu bia, dùng thức ăn nhanh,...

May mắn là, các hoạt động thể chất tập luyện cường độ cao có tác dụng đốt cháy mỡ thừa rất tốt. Bên cạnh các bộ môn như chạy, bơi lội, bóng đá, tennis,... tập luyện với EMS Training là một cách thức tiết kiệm thời gian và giúp tiêu hao mỡ thừa, mỡ nội tạng ổn định.

Mỡ nội tạng trong cơ thể người là gì năm 2024

Khi tập luyện cùng công nghệ EMS, các xung điện kích thích sâu vào các nhóm cơ bên trong cơ thể, thúc đẩy quá trình đốt năng lượng dư thừa. Chỉ với 20 phút/buổi, nhờ tác động trực tiếp tới các vùng mỡ khó giảm như bụng, bạn sẽ cảm nhận hiệu quả đáng kinh ngạc.

Mỡ nội tạng trong cơ thể người là gì năm 2024

*Bạn nên gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu của mỡ nội tạng

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của mỡ nội tạng, hãy nói chuyện với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn. Nhờ đó bạn có thể biết được mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh khác cao hơn không.

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra huyết áp, nhịp tim và các dấu hiệu quan trọng khác. Họ cũng có thể xét nghiệm mẫu máu hoặc nước tiểu của bạn để có được hình ảnh đầy đủ về tình trạng của bạn.

Điều quan trọng là giữ và xây dựng cơ bắp của bạn. Đồng thời xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng. Mỡ dưới da hay mỡ nội tạng giảm khó nhưng không phải là không thể. Hãy thực hiện kiên trì việc tập luyện để đánh bay chúng ra khỏi cơ thể nhé.

Tỷ lệ mỡ nội tạng bao nhiêu là tốt?

Mỡ nội tạng thường được đánh giá trên thang điểm từ 1 - 59 khi được chẩn đoán bằng máy phân tích chất béo cơ thể hoặc quét MRI. Mức độ bình thường của chất béo nội tạng ở dưới 13. Nếu xếp hạng của bạn là 13 - 59, bạn nên thay đổi lối sống ngay lập tức.

Tỷ lệ mỡ trọng cơ thể bao nhiêu là tốt?

14 - 17% chất béo: Tỷ lệ mỡ cơ thể lý tưởng cho sức khỏe và vóc dáng đẹp. 18 - 24% chất béo: Tỷ lệ mỡ trung bình và phù hợp cho hầu hết mọi người. Trên 25% chất béo: Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì như: Tiểu đường, bệnh tim mạch và tăng huyết áp.

Làm sao để biết mình có mỡ nội tạng không?

Cách duy nhất để chẩn đoán xác định mỡ nội tạng là chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Tuy nhiên, đây là những thủ tục tốn kém và mất thời gian.

Uống gì để đào thải mỡ nội tạng?

9 thức uống giúp làm sạch nội tạng, giảm mỡ ngay trong khi ngủ.

Giải độc bằng nước gừng, cam, cà rốt. ... .

Nước chanh. ... .

Nước giải độc từ dưa chuột, bạc hà, chanh. ... .

Nước ép lựu. ... .

Nước chanh mật ong. ... .

Nước dừa với chanh và bạc hà ... .

Trà quế - thức uống giúp làm sạch nội tạng. ... .

Trà hoa cúc..