Men gan bao nhiêu là bình thường năm 2024

Gan là cơ quan chính trong cơ thể xử lý những chất độc nên các tế bào gan luôn phải chịu tác động cùng những nhân tố độc hại. Men gan tăng cao chính là dấu hiệu gan đang bị tổn thương. Đối tượng mắc bệnh men gan cao ngày càng có xu hướng trẻ hoá mà nguyên nhân chủ yếu là do bia rượu. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể khiến bệnh trở nặng, thậm chí gây tử vong.

1. Chỉ số men gan là gì?

Men gan là hệ thống enzym hoàn chỉnh trong gan giúp tổng hợp và chuyển hoá chất, khi bị rối loạn có thể dẫn tới gia tăng hàm lượng giải phóng vào máu gây các biến chứng nguy hiểm. Có 4 loại men gan gồm AST, ALT, ALP và GGT trong đó:

  • AST và ALT là 2 loại enzyme cơ bản, tồn tại trong máu. Khi 2 chỉ số này tăng cao hơn ngưỡng cho phép nghĩa là gan đang bị tổn thương có thể do u gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do sử dụng rượu.
  • GGT và ALP là 2 chỉ số men gan mật thường tăng trong các trường hợp mật bị tắc hoặc viêm, có thể gấp tới 10 lần so với giá trị bình thường.

Các chỉ số men gan bình thường sẽ trong các ngưỡng sau:

  • AST: 20-40 UI/L
  • ALT: 20-40 UI/L
  • GGT: 20-40 UI/L
  • Phosphatase kiềm: 30-110 UI/L

2. Men gan cao có nguy hiểm không?

Men gan cao chính là biểu hiện của gan bị tổn thương và phá hủy do các nguyên nhân khác nhau. Men gan càng cao thì mức độ tổn thương càng nặng hay chính là tỷ lệ thuận với mức độ tổn thương. Tình trạng này thường gặp ở những người sử dụng bia rượu quá mức, người có tiền sử bệnh gan. Giai đoạn đầu men gan tăng cao có thể không biểu hiện rõ ràng thành triệu chứng nhưng đối với các trường hợp bệnh lý cấp tính sẽ có các biểu hiện như: rối loạn tiêu hoá, mẩn đỏ, ngứa, đau bụng, vàng da,... Việc đánh giá chỉ số men gan cụ thể như sau:

  • Chỉ số men gan từ 40-80: cảnh báo nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm gan virus hay viêm gan do rượu
  • Chỉ số men gan từ 80-150 cảnh báo chức năng gan bị suy giảm, có thể gây biến chứng như xơ gan, xơ gan cổ trướng
  • Nếu chỉ số men gan từ 150-200 thì tế bào gan đã bị tổn hại nghiêm trọng, có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan.

3. Những nguyên nhân gây ra tăng men gan

Một số nguyên nhân gây tăng nồng độ men gan bao gồm các nguyên nhân tại gan và ngoài gan như:

  • Viêm gan virus: là nguyên nhân điển hình khiến men gan tăng đột biến, gồm viêm gan siêu vi A, B, C, D, E. Các virus này xâm nhập vào cơ thể và phá huỷ tế bào gan dẫn tới tổn thương gan nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan
  • Tắc đường mật do giun, sỏi, viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp,... cũng làm tăng men gan nhưng không nhiều như chỉ số gặp trong viêm gan
  • Các như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu trong giai đoạn toàn phát cũng làm tăng men gan
  • : Việc sử dụng rượu bia quá đà trong thời gian dài cũng khiến gan bị tổn thương và suy giảm chức năng, gây tăng men gan
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thói quen tự ý sử dụng kháng sinh, kháng viêm hay thuốc giảm đau cũng có thể làm men gan tăng nếu lạm dụng các loại thuốc này. Gần đây các loại thực phẩm chức năng, thuốc không rõ nguồn gốc cũng làm tăng nguy cơ viêm gan.
  • Ngoài ra chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ men gan.

Việc men gan tăng còn có nguyên nhân do hấp thụ 1 phần độc tố chứa trong thực phẩm. Do đó các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nấm mốc, chứa chất bảo quản, lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng khiến gan hoạt động nhiều hơn để loại bỏ và xử lý những độc tố này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Gan nhiễm mỡ khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Chỉ số HbsAg và HbeAg đều dương tính, HBV DNA >10^5 và men gan cao có phải viêm gan B mạn tính thể ngủ không?
  • Men gan cao có làm phẫu thuật hút mỡ bụng được không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Chỉ số men gan cung cấp thông tin về mức độ tổn thương ở cấp tế bào mà gan đang gặp phải. Nhờ đó, chỉ số men gan là một dữ liệu cận lâm sàng rất quan trọng cho thấy sức khỏe tổng quát của lá gan. Hiểu rõ về các thông số của men gan là một điều kiện tiên quyết giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề về gan để điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người hiện nay vẫn còn mơ hồ chưa biết chỉ số men gan là gì. Vì thế, để nâng cao nhận thức về sức khỏe gan, Hệ thống Phòng khám Nutrihome xin trân trọng giới thiệu đến bạn những khám phá sâu hơn về chỉ số men gan, các yếu tố ảnh hưởng đến men gan cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh rối loạn men gan ngay trong bài viết sau.

Men gan là gì? Chỉ số men gan bình thường là bao nhiêu?

Men gan là gì?

Men gan, hay còn gọi là enzymes gan, là một loại protein chuyên biệt được sản xuất bởi gan để phục vụ cho những mục đích chuyên biệt. Có 5 loại men gan phổ biến, bao gồm: men AST [aspartate aminotransferase], men ALT [alanine aminotransferase], men GGT [gamma-glutamyl transferase], men ALP [alkaline phosphatase] và men LDH [lactate dehydrogenase].

Vai trò của men gan

Men gan là những phân tử protein có vai trò làm tăng tốc độ phản ứng hóa học của nhiều phản ứng sinh hóa quan trọng trong cơ thể, bao gồm: quá trình đông máu, chuyển hóa chất dinh dưỡng, phân giải rượu, chống nhiễm trùng và đào thải độc tố.

Mỗi loại enzyme đều có một chức năng riêng biệt khác nhau, và việc tăng hoặc giảm lượng men gan có thể là “chỉ báo” quan trọng cho thấy có điều gì đó không bình thường với gan. Ví dụ, ALT và AST là hai enzyme gan quan trọng. Nếu trong máu của bạn có nồng độ men gan cao, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng gan bị tổn thương hoặc viêm. Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm men gan như một phần của quá trình chẩn đoán cho các bệnh lý liên quan đến gan.

Có bao nhiêu loại men gan?

Có 5 loại men gan khác nhau trong đó bao gồm men ALT, men AST, men ALP, men GGT và men LDH. Cụ thể:

1. Men ALT [Alanine aminotransferase]

Vai trò

Men ALT chủ yếu nằm trong gan, nhưng cũng tồn tại với một hàm lượng đáng kể ở thận, cơ xương và cơ tim. Trong cơ thể, men ALT trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa trung gian của đường glucose và protein, đồng thời xúc tác cho quá trình chuyển hóa thuận nghịch giữa alanine và 2-oxoglutarate để tạo ra pyruvate nhằm sản xuất năng lượng cho tế bào.

Ý nghĩa

Men ALT được coi là men đặc hiệu nhất cảnh báo cho sức khỏe lá gan bởi sự rò rỉ ALT từ tế bào gan vào máu chỉ xảy ra khi tính thẩm thấu của màng tế bào gan tăng lên do tổn thương gan hoặc nếu có hoại tử tế bào gan. Nồng độ ALT có thể tăng cao trong các trường hợp viêm gan, suy tim sung huyết, tổn thương gan hoặc ống mật, hoặc bệnh cơ. [1]

Men ALT là men đặc hiệu nhất phản ánh sức khỏe của gan

2. Men AST [Aspartate transaminase]

Vai trò

Men AST không chỉ có trong gan, mà còn tồn tại trong các cơ xương, tim và thận. Loại enzyme này tham gia vào quá trình tái tạo đường glucose ở gan và thận, hình thành glycerol ở mô mỡ, đồng thời tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và con đường dẫn truyền thần kinh đệm trong não. [2]

Ý nghĩa

Nồng độ AST tăng cao thường báo hiệu gan hoặc cơ xương đang bị bầm tím, chấn thương, hoại tử, nhiễm trùng hoặc xuất hiện khối u. Để phân biệt tổn thương cơ gan với tổn thương xương, các bác sĩ thường đo tỷ lệ men AST / ALT. Nếu tỉ lệ men AST / ALT thấp, đây chính là dấu hiệu có tổn thương gan [và ngược lại]. [3]

3. Men ALP [alkaline phosphatase]

Vai trò

Men ALP, hay còn gọi là men phosphatase kiềm, được sản xuất ở nhiều nơi trong cơ thể, nhưng tồn tại chủ yếu là trong gan, xương, ruột non và nhau thai. Một số chức năng chính của men ALP bao gồm:

  • Bảo vệ đường ruột của bạn chống lại các loại vi khuẩn xấu;
  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa, phân hủy chất béo và một số vitamin nhóm B;
  • Chuyển hóa năng lượng, giữ cho đầu óc minh mẫn;
  • Thúc đẩy quá trình hình thành xương.

Ý nghĩa

Nồng độ ALP cao thường cho thấy người bệnh có tổn thương ở xương hoặc gan. Khi nồng độ men ALP tăng cao, bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm thêm chỉ số ALP isozyme để phân biệt giữa tổn thương xương và tổn thương gan.

Trong trường hợp có tổn thương ở gan, nồng độ ALP trong máu tăng cao cũng thường cho thấy mức độ cholesterol và chất béo trung tính triglycerides trong gan cao hơn mức bình thường, tức là người bệnh đang có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Không những thế, ở phụ nữ mang thai, nồng độ mỡ máu còn tăng song song, tỉ lệ thuận với nồng độ ALP [4]. Vì vậy, mức độ cholesterol trong cơ thể hoàn toàn có tương quan với hoạt động của men ALP.

Nồng độ men ALP tăng cao có liên quan đến nồng độ cholesterol trong cơ thể

4. Men GGT [Gamma-glutamyl transpeptidase]

Vai trò

Men GGT tập trung chủ yếu ở gan, nhưng nó cũng có nhiều trong túi mật, lá lách, tuyến tụy và thận. Trong cơ thể, loại men này hoạt động trong cơ thể như một phân tử vận chuyển, giúp gan chuyển hóa dược phẩm, độc tố và di chuyển nhiều hợp chất xung quanh cơ thể.

Ý nghĩa

Nồng độ men GGT chính là chỉ số “nhạy cảm” nhất báo hiệu các tổn thương gan gây ra do nhiễm rượu, ma túy, lạm dụng thuốc hoặc các chất độc hại khác. Do đó, bác sĩ thường yêu cầu bạn xét nghiệm GGT nếu họ nghi ngờ gan của bạn bị tổn thương bởi các độc tố trên.

5. Men LDH [Lactate dehydrogenase]

Vai trò

Men LDH là một loại enzyme tế bào chất tồn tại trong hầu hết các mô trong cơ thể. Tuy không phải do gan trực tiếp sản xuất ra nhưng men LDH lại chứa nhiều nhất trong cơ, gan, thận và hồng cầu. LDH là một enzym quan trọng giúp hô hấp tế bào, hỗ trợ cơ thể chuyển hóa glucose [đường] từ thực phẩm thành năng lượng cho tế bào.

Ý nghĩa

Khi các tế bào mới hình thành trong các mô, cơ thể bạn sẽ loại bỏ các tế bào cũ đã chết. Quá trình này khiến các mô của bạn giải phóng LDH vào máu hoặc các chất dịch cơ thể khác. Do đó, việc luôn tồn tại một lượng men LDH nhất định trong máu của bạn là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nồng độ LDH quá cao là dấu hiệu bất thường cho thấy cơ thể đang bị tổn thương mô cấp tính [ngắn hạn] hoặc mãn tính [dài hạn].

Xét nghiệm LDH [isoenzyme] giúp tìm ra chính xác vị trí bị tổn thương mô, bao gồm cả tổn thương gan

Chỉ số men gan bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số men gan bình thường là khoảng giá trị cho biết nếu nồng độ men gan nằm trong phạm vi ấy thì gan vẫn đang hoạt động bình thường và chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng tổn thương nào. Dưới đây là các chỉ số men gan bình thường của 5 loại men gan quan trọng:

Men gan Chỉ số men gan bình thường [U / L] Ý nghĩa ALT 4 – 36 >100 U/L là dấu hiệu rõ ràng của bệnh gan;

100 >= U/L >= 36 cho thấy người bệnh đang béo phì, sử dụng thuốc hoặc rượu.

AST 8 – 33 >36 U/L cho thấy tình trạng tổn thương, viêm nhiễm gan hoặc xương GGT 5 – 40 >40 U/L cho thấy gan bị nhiều tổn thương, có thể là do lạm dụng thuốc, viêm gan siêu vi, tắc ống mật hoặc ung thư gan ALP 44 – 147 >130 U/L thường được xem là chỉ số men gan cao, báo hiệu tổn thương xương, tổn thương gan cũng như tình trạng mỡ máu. LDH 140 – 280

\>280 U/L cho thấy cơ thể bị tổn thương mô do chấn thương, bệnh tật hoặc nhiễm trùng – dù là mãn tính hay cấp tính

Lưu ý:

Mỗi phòng xét nghiệm khác nhau sẽ có một phạm vi tham chiếu chỉ số men gan khác nhau. Vì vậy, chỉ số men gan bình thường ở phòng xét nghiệm này có thể được xem là quá cao hoặc quá thấp so với tiêu chuẩn tại phòng xét nghiệm khác. Tốt nhất, ngay khi có kết quả xét nghiệm chỉ số men gan, bạn hãy nhờ bác sĩ tại phòng khám đó giải thích rõ hơn về ý nghĩa các chỉ số men gan của bạn.

Một gói xét nghiệm chức năng gan thường bao gồm xét nghiệm 4 chỉ số men gan cơ bản ALT, AST, ALP và GGT

Các rối loạn men gan

Rối loạn men gan là tình trạng mà các chỉ số men gan trong máu biến động [tăng hoặc giảm] nhiều hơn so với bình thường. Rối loạn men gan là một bệnh lý rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không được chẩn đoán và tầm soát kịp thời. Cụ thể:

1. Men gan cao

Men gan cao là tình trạng các chỉ số men gan trong máu tăng vượt mức bình thường. Thông thường, men gan được tế bào gan sản xuất để tham gia vào các phản ứng sinh hóa quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, khi các tế bào gan bị lão hóa và chết đi theo quy trình, chúng cũng đồng thời phóng thích một lượng lớn men gan vào máu trước khi hoại tử. Do đó, khi chỉ số men gan tăng cao, điều đó cho thấy nhiều tế bào gan đang bị tổn thương và chết đi nhanh hơn so với bình thường.

Nguyên nhân khiến men gan tăng cao có thể bao gồm nhiều yếu tố. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Tổn thương gan: Do nhiễm trùng từ virus gây viêm gan siêu vi A, B, C,… do sử dụng rượu, sử dụng thuốc quá liều, do tiêu thụ đường, chất béo và calo quá mức khiến gan nhiễm mỡ, v.v…
  • Bệnh mạn tính: Bệnh xơ gan mãn tính, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, v.v..
  • Bệnh di truyền: Bệnh wilson [gan dư đồng], bệnh hemochromatosis [gan thừa sắt], v.v…

Triệu chứng men gan cao có thể không rõ ràng ban đầu. Tuy nhiên, những biểu hiện thường gặp bao gồm mệt mỏi, khó chịu ở vùng bụng phía trên bên phải [đau hạ sườn phải], giảm cân đột ngột, chán ăn, ăn mất ngon, da dẻ vàng vọt [hay còn gọi là vàng da], mắt vàng, buồn nôn, nôn mửa, hay nhầm lẫn, mất tập trung, phù nề tay chân do tích nước hoặc cổ trướng ở bụng.

Để chẩn đoán nguyên nhân men gan cao, bạn cần thực hiện các xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp MRI, chụp CT. Việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ là điều kiện tiên quyết để bác sĩ xây dựng được một phác đồ điều trị hợp lý.

Đau hạ sườn phải là dấu hiệu tổn thương gan dễ nhận biết

2. Men gan thấp

Men gan thấp là tình trạng các chỉ số men gan trong máu bị hạ xuống dưới mức bình thường. Men gan thấp là dấu hiệu bệnh lý ít phổ biến hơn men gan cao. Tuy nhiên, một khi nồng độ men gan bị hạ thấp, đây thường là dấu hiệu cho thấy bệnh gan đã tiến triển nặng, trở thành bệnh mãn tính, chẳng hạn như: suy gan, xơ gan và ung thư gan.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng men gan thấp, trong đó bao gồm:

  • Bệnh lý về thận và tuyến giáp: Suy tuyến thượng thận, sỏi thận, suy giáp, người bệnh phải lọc thận định kỳ, người mắc hội chứng urê huyết cao, v.v…
  • Rối loạn dinh dưỡng: Thiếu sắt, thiếu canxi, thiếu vitamin B9, B12, suy dinh dưỡng, ăn thừa dầu mỡ, ít đạm, rối loạn hấp thu ở ruột, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng hệ tiêu hóa, nhiễm trùng máu

Triệu chứng của tình trạng men gan thấp thường bao gồm mệt mỏi, tụt cân, mất vị giác, giảm cảm giác ở các chi, da và lòng trắng mắt nhợt nhạt, da và niêm mạc chảy máu dễ, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, phân nhạt màu, kèm theo đó là sự mất cân bằng nước và muối.

Tại sao men gan tăng hoặc giảm?

Nồng độ men gan có thể tăng hoặc giảm vì hoạt động của gan nằm dưới sự kiểm soát và tác động của nhiều yếu tố khác nhau trong cơ thể. Trong đó bao gồm:

  • Nội tiết tố: Phụ nữ mang thai trong giai đoạn sinh nở hoặc đến gần kỳ kinh nguyệt, do nội tiết tố thay đổi nên thường có nồng độ men gan cao hơn những ngày bình thường.
  • Dinh dưỡng: Tiêu thụ quá mức sắt, vitamin A, rượu bia, thực phẩm giàu đường, chất béo có thể làm tăng nồng độ men gan cấp tính [tức thời] hoặc mãn tính [lâu dài].
  • Dược phẩm: Một số loại thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến như Panadol, Efferalgan, Paracetamol, thuốc chứa steroids hay thuốc hạ cholesterol trong điều trị bệnh béo phì,… khi lạm dụng quá liều có thể làm tăng men gan.
  • Bệnh lý: Những bệnh lý như: gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, thiếu máu huyết tán, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, bệnh wilson [gan dư đồng], bệnh hemochromatosis [gan thừa sắt] v.v… đều có thể gây rối loạn men gan.

Tiêu thụ một chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân phổ biến khiến men gan tăng cao

Phòng ngừa và điều trị rối loạn men gan

Trong hầu hết trường hợp, bệnh rối loạn men gan hoàn toàn có thể được phòng ngừa từ sớm. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bệnh rối loạn men gan lại phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát bệnh. Cụ thể:

Để phòng ngừa rối loạn men gan

  • Điều chỉnh dinh dưỡng: Tiêu thụ một chế độ ăn ít đường, chất béo bão hòa và tinh bột nhanh. Bù lại, bạn cần ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu, cá béo, thịt nạc, trứng, sữa, rau lá xanh và củ quả tươi ít đường.
  • Tăng cường vận động: Tập thể dục thường xuyên, dù không cải thiện cân nặng, nhưng cũng có khả năng giúp bạn ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ.
  • Cải thiện cân nặng: Theo nghiên cứu, sự hiện diện của bệnh thừa cân – béo phì làm tăng gấp 2 – 3 lần nguy cơ tăng men gan. Do đó, nếu bạn đang bị thừa cân [có chỉ số BMI>=25], bạn hãy tích cực giảm cân để ngăn ngừa sớm tình trạng rối loạn men gan.
  • Tiêm chủng đầy đủ: Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các bệnh viêm gan siêu vi A và B để giảm nguy cơ nhiễm trùng gan.
  • Tránh tiêu thụ chất độc: Hạn chế tối đa việc tiêu thụ rượu bia, thuốc lá, tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, ăn thịt tái, thịt sống và trứng lòng đào. Khi tiêu thụ rau củ quả, bạn cần đảm bảo rửa sạch, ngâm qua nước muối pha giấm loãng để tẩy sạch hóa chất bảo vệ thực vật.
  • Bảo hộ y tế: Đảm bảo sử dụng đầy đủ dụng cụ bảo hộ khi làm việc với chất độc hoặc trong môi trường nguy hiểm, phải tiếp xúc nhiều với máu và dịch nhầy của nhiều người lạ để ngăn ngừa virus viêm gan lây nhiễm chéo.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Tầm soát gan định kỳ 1 năm / lần giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý về gan. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh lý ở gan góp phần gia tăng hiệu quả điều trị bệnh. Nếu không, bệnh dễ “âm thầm” tiến triển, trở thành bệnh mãn tính và đe dọa đến tính mạng.

Dinh dưỡng khoa học là “chìa khóa vàng” để phòng ngừa rối loạn men gan

Để điều trị rối loạn men gan

  • Điều trị nguyên nhân gốc: Nếu nguyên nhân gây rối loạn men gan là do gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính, mỡ máu hoặc bệnh tiêu hoá,… việc điều trị dứt điểm các bệnh này có thể khắc phục được tình trạng rối loạn men gan.
  • Thay đổi dinh dưỡng: Gan là cơ quan chuyển hóa dinh dưỡng từ thực phẩm thành năng lượng. Do đó, cải thiện chế độ dinh dưỡng bằng cách hạn chế tiêu thụ đường, chất béo bão hòa, tinh bột nhanh, đồng thời ăn nhiều rau củ quả, thịt nạc, trứng, sữa, cá béo,… cũng góp phần rút ngắn thời gian điều trị rối loạn men gan.
  • Sử dụng thuốc: Bạn có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng vi-rút, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc chống hấp thụ cholesterol hoặc các thuốc chống viêm gan để điều trị rối loạn men gan.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Trong quá trình điều trị rối loạn men gan, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các thủ tục xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh [siêu âm, chụp CT, chụp MRI] để có cái nhìn rõ hơn về gan. Đôi khi, bạn cũng có thể được yêu cầu sinh thiết gan nếu phát hiện thấy các khối u bất thường.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Tái khám theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ theo mọi hướng dẫn, từ việc cải thiện chế độ ăn uống, vận động thể chất đến việc uống thuốc đúng liều, sẽ giúp bạn điều trị tình trạng rối loạn men gan hiệu quả.

Trong hầu hết trường hợp [nếu không phải do bệnh mạn tính], tình trạng rối loạn men gan có thể hồi phục sau 1 tháng điều trị.

Khi nào cần xét nghiệm men gan?

Bất cứ khi nào cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất ổn dưới đây, bạn cần tiến hành xét nghiệm men gan càng sớm càng tốt:

  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng sẫm, phân nhạt màu, vàng sẫm hoặc chuyển màu tối đen;
  • Có dấu hiệu đau tức hạ sườn bên phải khi cử động hoặc khi nhấn vào;
  • Thường xuyên tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Ăn mất ngon, nhạt miệng, sụt cân nhanh, uể oải, suy nhược cơ thể;
  • Hay mất phương hướng, nhầm lẫn, thiếu tập trung và sa sút trí lực;
  • Có dấu hiệu tích nước ở cổ chân, tay, bụng gây phù nề.

Nhìn chung, xét nghiệm men gan là một thủ tục y khoa nhanh chóng, an toàn, không cần kiêng cữ trước khi xét nghiệm và cũng không cần nghỉ dưỡng sau khi quá trình thăm khám. Do đó, ngay khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bệnh gan bất thường, bạn cần tiến hành xét nghiệm men gan càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Xét nghiệm men gan là một thủ tục y khoa nhanh chóng, an toàn và đơn giản

Xét nghiệm men gan tại Nutrihome

Dịch vụ xét nghiệm men gan tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome là một dịch vụ xét nghiệm cận lâm sàng “tất cả trong một” với nhiều ưu điểm vượt trội. Cụ thể, khi đến thăm khám tại đây, bạn sẽ được tận hưởng dịch vụ đo lường hoạt độ của 4 loại men gan cùng một lúc, tại cùng một địa điểm xét nghiệm với mức chi phí trọn gói hết sức hợp lý:

STT Tên dịch vụ Giá thành [VNĐ]1 Đo hoạt độ ALT [GPT] 83.000 2 Đo hoạt độ AST [GOT] 83.000 3 Đo hoạt độ ALP [Alkaline Phosphatase] 83.000 4 GGT [Gamma Glutamyl Transpeptidase] 98.000 Tổng cộng giá xét nghiệm men gan tại Nutrihome 347.000

Nhờ đó, xét nghiệm men gan tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian di chuyển, thời gian chờ đợi kết quả và chi phí thăm khám vì người bệnh không cần phải di chuyển nhiều nơi và đóng phí nhiều lần.

Tại Nutrihome, với hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành, chúng tôi tự tin cung cấp cho bạn một giải pháp tầm soát sức khỏe gan toàn diện, khoa học trong một mức phí vô cùng hợp lý. Vì thế, xét nghiệm men gan tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome chính là sự lựa chọn hàng đầu được nhiều người bệnh an tâm tin dùng.

Tóm lại, các chỉ số men gan đóng vai trò quan trọng trong đánh giá chức năng gan và sức khỏe tổng thể. Bởi lẽ, chúng cung cấp thông tin chi tiết về hiệu quả chuyển hóa chất trong cơ thể, cũng như các mức độ tổn thương liên quan đến gan. Bằng việc hiểu rõ hơn về các chỉ số đo lường men gan, bạn có thể sớm đưa ra những biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và chăm sóc sức khỏe gan một cách hiệu quả.

Nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc lo ngại nào về gan, bạn hãy đến ngay Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi lẽ, việc duy trì các chỉ số men gan bình thường để bảo vệ gan khỏe mạnh chính là “chìa khóa vàng” để mở ra một cuộc sống an lành và hạnh phúc.

Chỉ số men gan cao bao nhiêu thì nguy hiểm?

Cụ thể nồng độ AST, ALT, GGT thường dao động trong khoảng 20 – 40 UI/L [riêng GGT ở nam giới có thể ở mức 11 – 50 UI/L], nồng độ ALP nằm trong khoảng 30 – 110 UI/L. Men gan cao gấp 5 lần trở lên được coi là cấp độ nguy hiểm.

Chỉ số GPT bao nhiêu là nguy hiểm?

Phương pháp chẩn đoán và hướng điều trị khi chỉ số GPT cao Kết quả cao hơn mức bình thường: 20-40 UI/L, có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe gan.

Xét nghiệm AST ALT GGT bao nhiêu là nguy hiểm?

Trong một số trường hợp, các chỉ số xét nghiệm về chức năng gan trên như ALT, AST có thể tăng hơn so với mức bình thường, nhưng không quá cao [gấp 2,3 lần] thì vẫn được cho là bình thường. Chỉ số GGT nếu cao hơn 1-2 mức thì cũng không ảnh hưởng đến chức năng gan và người bệnh cũng không quá lo ngại đến sức khỏe.

Gọt bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số GOT: Ở người khỏe mạnh, men mức bình thường là 20-40 Ul/L và nằm ở các mô chuyển hoá cao như gan, cơ xương, tim. Chỉ số này men tăng trong các trường hợp tế bào gan bị tổn thương do ung thư, viêm, xơ… và giảm khi bị tiểu đường, thai kỳ,... GPT: Mức bình thường trong khoảng 20-40Ul/L.

Chủ Đề