Malaysia đón tết như thế nào

Người dân Malaysia thường đến ngôi đền cổ Thean Hou ở ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur để thắp hương cầu nguyện những điều tốt đẹp cho năm mới, đồng thời chào đón lễ giao thừa. Vào ngày Tết, nơi đây được nhuộm đỏ bởi màu sắc những chiếc đèn lồng đẹp mắt. 

Cộng đồng người gốc Hoa ở Malaysia cũng đón tết cổ truyền theo các phong tục từ xa xưa truyền lại. Tuy nhiên, năm nay tại nơi đây lại không hề xuất hiện hình ảnh những chú chó của năm Mậu Tuất để tránh gây phản cảm tại quốc gia có phần đông dân số là người Hồi giáo này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trung Quốc

Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc là dịp lễ lớn nhất trong năm, bắt đầu từ ngày 1 tháng Giêng Âm lịch và kéo dài đến hết 15 tháng Giêng. Ở Trung Quốc thường có truyền thống đốt pháo trong đêm Giao thừa và vào buổi sáng mùng 1 Tết để chào năm mới và chúc nhau mọi điều may mắn.

Trong ngày đầu tiên của năm mới, người Trung Quốc cũng thắp hương gia tiên và cùng gia đình đi đến nhà họ hàng, bạn bè để chúc Tết và lì xì tiền mừng tuổi cho các em nhỏ, cụ già. Những hoạt động này khá tương đồng với Việt Nam.

Malaysia đón tết như thế nào

Tết ở Trung Quốc luôn ngập tràn màu đỏ và không khí tưng bừng, náo nức. Ảnh: Chines New Year

Món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Trung Quốc bao gồm sủi cảo, hoành thánh, mì, bánh trôi nước… để cầu mong năm mới may mắn. Trong quan niệm của người Trung Quốc, ăn mì còn có nghĩa là trường thọ.

Theo phong tục ở nhiều nơi, người Trung Quốc thường kiêng tắm trong những ngày Tết và cũng không vứt rác cho đến ngày mùng 5. Ngoài ra, vào dịp Tết, người Trung Quốc cũng kiêng cắt tóc, không tranh cãi hay nói những lời không may mắn, không đập phá đồ đạc.

Malaysia đón tết như thế nào

Sủi cảo là món ăn trong các dịp lễ, Tết của người Trung Quốc. Ảnh: Chines New Year

Hàn Quốc

Tết Nguyên Đán của Hàn Quốc được gọi là Seollal và cũng là một trong hai ngày lễ lớn của nước này, cùng với Tết Trung thu. Tết cổ truyền của người dân xứ sở kim chi bắt đầu vào ngày 1 tháng Giêng với phong tục mặc Hanbok truyền thống, chơi các trò dân gian. Cũng như Việt Nam, ngày Tết ở Hàn Quốc là thời điểm người đi xa nhà trở về đoàn tụ.

Người Hàn Quốc thường bắt đầu ngày Tết với nghi thức cúng tổ tiên, có sự tập trung đông đủ của tất cả mọi người trong gia đình. Theo quan niệm của người Hàn Quốc, những đôi giày sẽ được bảo vệ kỹ lưỡng vào đêm giao thừa vì họ cho rằng những hồn ma sẽ đánh cắp chúng và mang lại điều xui xẻo.

Mâm cơm năm mới của của người Hàn Quốc khá cầu kỳ, thường có khoảng 20 món bao gồm canh bánh gạo nếp teokguk, rượu, cá, nhiều loại bánh rau chiên, hoa quả. Đặc biệt, người Hàn Quốc rất thích ăn đồ chiên rán vào dịp lễ này.

Malaysia đón tết như thế nào

Canh bánh gạo là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Hàn Quốc. Ảnh: Hakyung Kate Lee

Triều Tiên

Cũng giống như Hàn Quốc, người dân Triều Tiên cũng đón Tết Nguyên Đán Seollal với nhiều phong tục tương tự. Vào đêm 30 Tết, mọi người sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, trang trí tranh Tết.

Vào ngày đầu tiên của năm mới, người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ làm lễ gia tiên rồi sau đó gặp gỡ họ hàng và mừng tuổi cho trẻ em. Người dân Triều Tiên sau đó sẽ đến các khu vực công cộng để chơi các trò chơi dân gian như thả diều, nhảy dây.  

Malaysia đón tết như thế nào

Hanbok là trang phục truyền thống của người dân Triều Tiên trong dịp Tết. Ảnh: Tạp chí Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Mâm cơm năm mới của người Triều Tiên cũng có súp bánh gạo như ở Hàn Quốc, với mong muốn sống lâu trăm tuổi.

Malaysia đón tết như thế nào

Những món ăn trên mâm cơm năm mới của người Triều Tiên, bao gồm cả bánh gạo nếp. Ảnh: Chosun Ryori

Malaysia

Người Malaysia chủ yếu là gốc Hoa và họ cũng đón Tết Nguyên Đán theo lịch âm như Việt Nam. Với tinh thần chung là tiễn những xui xẻo của năm cũ và đón may mắn trong năm mới, người Malaysia sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, bài trí những vật dụng màu đỏ với hy vọng sẽ có một năm mới với nhiều điều may.

Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Malaysia cũng sum họp, đoàn tụ và ăn cơm năm mới. Khác với các nước khác và cả Việt Nam, người Malaysia có thể chọn ăn tại các nhà hàng Trung Quốc nếu gia đình không muốn nấu nướng. Sau buổi sáng ngày mùng 1, người Malaysia sẽ lì xì cho trẻ nhỏ và những người chưa lập gia đình để lấy may.

Điều đặc biệt ở Malaysia là lịch nghỉ Tết chính thức chỉ có 2 ngày. Tuy nhiên, các lễ hội năm mới sẽ kéo dài đến hết Rằm tháng Giêng.

Malaysia đón tết như thế nào

Năm mới ở Malaysia cũng ngập tràn sắc đỏ của đèn lồng và các đồ dùng trang trí. Ảnh: Wonderful Malaysia

Singapore

Người Singapore cũng đón Tết Nguyên Đán giống Việt Nam với truyền thống dọn dẹp nhà cửa và ăn bữa cơm tân niên. Trên bàn ăn của người Singapore không thể thiếu yumcha là món điểm tâm bao gồm bánh bao, dimsum, bánh cuốn, thịt viên, bánh ngọt với ý nghĩa mang lại may mắn, sum vầy. Món ăn không thể thiếu thứ hai của người Singapore đó là gỏi yusheng được làm từ đu đủ, khoai môn bào sợi và cá hồi tượng trưng cho sự phát triển hưng thịnh.

Malaysia đón tết như thế nào

Một trong những món ăn ngày Tết của người Singapore còn cócà ri gà. Ảnh: The New York Times

Singapore nổi tiếng với các lễ hội năm mới, như sự kiện River Hongbao trên vịnh Marina và nhà hát Esplanade với hình ảnh Thần Tài và 12 con giáp cùng sự kiện bắn pháo hoa. Ngoài ra, khu phố Chinatown cũng được trang trí đèn sáng, biểu diễn văn nghệ cùng nhiều món ăn Trung Hoa đặc sắc.

Malaysia đón tết như thế nào

Tết của người Singapore là một lễ hội lớn. Ảnh: The New York Times