Mã hóa và lưu trữ dữ liệu trong máy tính năm 2024

Tính đến đầu năm nay, Việt Nam có 68,72 triệu người sử dụng Internet, chiếm 70,3% dân số, theo số liệu từ của Trung tâm Internet Việt Nam. Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội và xu hướng chuyển đổi số phát triển mạnh. Mạng internet là một môi trường mở, do đó, dữ liệu gửi hoặc nhận đều có bị lộ bởi đối tượng sử dụng. Vậy thực chất mã hóa dữ liệu là gì? Mã hóa dữ liệu đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

Mã hóa dữ liệu là gì?

Có thể hiểu đơn giản mã hóa là một phương pháp bảo vệ thông tin, bằng cách chuyển đổi thông tin từ dạng có thể đọc và hiểu được thông thường sang dạng thông tin không thể hiểu theo các thông thường chỉ có người có quyền truy cập vào khóa giải mã hoặc có mật khẩu mới có thể đọc được nó. Việc làm này giúp ta có thể bảo vệ thông tin tốt hơn, an toàn trong việc truyền dữ liệu. Thực chất việc mã hóa dữ liệu sẽ không thể nào ngăn việc dữ liệu có thể bị đánh cắp, nhưng nó sẽ ngăn việc người khác có thể đọc được nội dung của tập tin đó, vì nó đã bị biến sang thành một dạng ký tự khác, hay nội dung khác.

Những lợi ích của việc mã hóa dữ liệu đối với doanh nghiệp

Mục đích của việc mã hóa dữ liệu là bảo vệ dữ liệu số khi nó được lưu trữ trên các hệ thống máy tính và truyền qua Internet hay các mạng máy tính khác. Các thuật toán mã hóa thường cung cấp những yếu tố bảo mật then chốt như xác thực, tính toàn vẹn và không thu hồi. Xác thực cho phép xác minh nguồn gốc của dữ liệu, tính toàn vẹn chứng minh rằng nội dung của dữ liệu không bị thay đổi kể từ khi nó được gửi đi. Không thu hồi đảm bảo rằng người người không thể hủy việc gửi dữ liệu.

Quá trình mã hóa sẽ biến nội dung sang một dạng mới, vì thế sẽ tăng thêm một lớp bảo mật cho dữ liệu. Như vậy cho dù dữ liệu của bạn bị đánh cắp thì việc giải mã dữ liệu cũng vô cùng khó khăn, tốn nhiều nguồn lực tính toán và cần rất nhiều thời gian. Với những công ty, tổ chức thì việc sử dụng mã hóa dữ liệu là điều cần thiết. Điều này sẽ tránh được những thiệt hại khi những thông tin mật nếu vô tình bị lộ ra ngoài, cũng khó lòng giải mã ngay lập tức.

Vì sao mã hóa dữ liệu lại quan trọng?

Việc mã hóa là để đảm bảo tính an toàn cho thông tin, đặc biệt trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Có thể nói mã hóa chính là việc đảm bảo bí mật, toàn vẹn thông tin, khi thông tin được truyền trên mạng internet.

Phần mềm quản lý bảo trì, bảo dưỡng S - Maintain

Để quản lý được những công việc, dữ liệu liên quan đến hoạt động bảo trì thì doanh nghiệp rất cần một giải pháp công nghệ về quản lý bảo trì giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí, đảm bảo tính bảo mật cho doanh nghiệp. Phần mềm quản lý bảo trì S - Maintain của Salink Việt Nam sẽ đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu đó. Việc sử dụng phần mềm quản lý bảo trì bảo dưỡng S - Maintain không những giúp hiện đại hóa được quy trình làm việc mà còn đem lại rất nhiều những lợi ích vượt trội về lâu dài. Những dữ liệu liên quan đến công việc bảo trì sẽ được số hóa trên hệ thống để sử dụng trong việc lập kế hoạch bảo trì, gia tăng hiệu suất làm việc của bộ phận kỹ thuật, giảm thiểu tối đa thời gian chết của các thiết bị và chi phí quản lý của doanh nghiệp. Trong phần mềm có tích hợp rất nhiều những tiện ích, tính năng thông minh như: bảo trì bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật tòa nhà; nhật ký kỹ thuật, báo cáo thống kế, báo cáo tình trạng hoạt động, theo dõi lịch sử hệ thống kỹ thuật,… giúp chuyên nghiệp hóa quy trình nghiệp vụ bảo trì thiết bị.

Tổng kết

Trên đây là tất cả thông tin giúp giải đáp thắc mắc “Mã hóa dữ liệu là gì?”, những lợi ích của việc số hóa thông tin đối với doanh nghiệp và giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo trì. Để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm S - Maintain hoặc các phần mềm quản lý liên quan đến bất động sản, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi:

Khi chúng ta nói về thông tin liên lạc được mã hóa, không thể bị phá vỡ, chính xác thì chúng ta đang nói về điều gì? Mã hóa là gì và các loại mã hóa khác nhau sẵn có là gì? Cùng tìm hiểu một số khái niệm qua bài chia sẻ của Valentin BOUILLER và David CARELLA, các chuyên gia phát triển phần mềm tại Linagora.

Định nghĩa về Mã hóa

Mã hóa là gì? Mã hóa thực chất là một dạng của mật mã. Đây là một quá trình mật mã hóa thông tin để đảm bảo rằng bất kỳ ai không có khóa mã hóa thì không thể đọc được tài liệu hoặc dữ liệu.

Chúng tôi thường xuyên nói về việc mã hóa tin nhắn trong tin nhắn tức thời hoặc mã hóa thư điện tử e-mail.

Quyền riêng tư và mã hóa

Mục tiêu của việc bảo mật thông tin là đảm bảo giữ thông tin bí mật chỉ dành cho chủ sở hữu ban đầu hoặc người nhận hợp pháp của nó. Có ba loại mật mã chính.

Trong mật mã, để đảm bảo tính bí mật của dữ liệu, các thuật toán mã hóa được đề xuất và cụ thể là các thuật toán mã hóa đối xứng đặc biệt thích hợp cho loại hoạt động này.

Thuật toán AES [Tiêu chuẩn mã hóa nâng cao] là tiêu chuẩn mã hóa đối xứng được biết đến nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi nhất.

Cùng tìm hiểu một số loại mã hóa dưới đây:

Mã hóa dữ liệu tĩnh

Mục đích của mã hóa dữ liệu tĩnh là để đảm bảo tính bí mật của dữ liệu khi nó được lưu trữ, ví dụ như trong hệ thống tệp, trong cơ sở dữ liệu, v.v. Nói chung, khi dữ liệu được trích xuất từ nơi lưu trữ dữ liệu đó - ví dụ như khi dữ liệu được xử lý hoặc di chuyển - thì nó sẽ được giải mã; và được tìm thấy một cách tiên nghiệm rõ ràng.

Mã hóa trao đổi dữ liệu

Mục đích của mã hóa trao đổi dữ liệu là đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu khi nó được truyền qua mạng. Trên máy nguồn và sau đó trên máy đích, dữ liệu có thể rõ ràng hoặc không rõ ràng: Điều này nằm ngoài phạm vi của loại mã hóa này.

Mã hóa On-the-fly encryption

Mục tiêu của mã hóa On-the-fly encryption là mã hóa và giải mã dữ liệu một cách minh bạch cho phần mềm hoặc người dùng. Dữ liệu tự động được mã hóa hoặc giải mã ngay khi được ghi xuống đĩa cứng hoặc ngay khi dữ liệu được tải lên mà không cần tới bất kỳ sự can thiệp nào của người dùng. Một vài ví dụ về dữ liệu được mã hóa ngay lập tức: đối với dữ liệu tĩnh trong dung lượng lưu trữ của chúng, đối với dữ liệu phải được mã hóa trong quá trình truyền [ví dụ: qua kết nối TLS hoặc đường hầm VPN].

Mã hóa đồng hình

Mục tiêu của mã hóa đồng hình là cho phép các hoạt động được thực hiện trên dữ liệu được mã hóa - mà không cần phải giải mã chúng -, sau đó bằng cách giải mã kết quả được mã hóa, chúng ta thu được kết quả tương tự như thể các hoạt động này đã được áp dụng trực tiếp lên dữ liệu, tuy nhiên, dữ liệu vẫn được mã hóa trong quá trình thực thi các hoạt động đó.

Việc triển khai giải pháp mã hóa đồng hình rất phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu về các nguyên tắc toán học cơ bản.

Phần mềm miễn phí và mã hóa

Ngày nay, có nhiều giải pháp phần mềm miễn phí đáp ứng tốt nhu cầu bảo mật dữ liệu, đặc biệt là mức độ trưởng thành của sản phẩm và khả năng ứng dụng các phần mềm đó: OpenSSH, OpenSSL, GnuPG, 7-Zip, phù hợp với các giao thức và tiêu chuẩn cơ bản như SSH, TLS, OpenPGP. Chúng gồm ba loại: phần mềm, thư viện và dịch vụ đám mây.

Bạn có quan tâm đến chủ đề mã hóa? Bấm "Follow" chúng tôi để cập nhật các kiến thức chuyên môn và nhận được sự tư vấn hỗ trợ của các nhà phát triển phần mềm tại Linagora dành cho doanh nghiệp của bạn.

Nguồn: Ce qu’il faut savoir sur le chiffrement des données, Valentin BOUILLER et David CARELLA, Linagora, 4 tháng 11 năm 2022, TooLinux.com, //www.toolinux.com/?ce-qu-il-faut-savoir-sur-le-chiffrement-des-donnees

Chủ Đề