Luyện tập cách chữa lỗi dùng từ văn 6

a) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu !

(Thép Mới)

b) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.

Trả lời :

- Câu a : từ "tre" được lặp lại 7 lần ; từ "giữ" lặp lại 3 lần ; từ "anh hùng" lặp lại 2 lần

- Câu b : từ "truyện dân gian"

Câu 2 trang 68 - SGK Ngữ Văn 6 tập 1: Việc lặp đi lặp lại từ tre ở ví dụ a có gì khác việc lặp lại từ ở ví dụ b ?

- Việc lặp từ "tre" ở câu a là có dụng ý (lặp tu từ)

- Việc lặp ở câu b là lỗi lặp : câu văn nặng nề, không trôi chảy, không có nhịp điệu tự nhiên.

Câu 3 trang 68 - SGK Ngữ Văn 6 tập 1: Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ.

Ta có thể viết lại như sau :

- Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc nó .

- Em rất thích đọc truyện dân gian vì nó thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

II - Lẫn lộn các từ gần âm

Câu 1 trang 68 - SGK Ngữ Văn 6 tập 1: Trong các câu sau, những từ nào dùng không đúng ?

a) Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.

b) Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.

Trả lời :

a) Dùng sai từ thăm quan

b) Dùng sai từ nhấp nháy

Câu 2 trang 68 - SGK Ngữ Văn 6 tập 1: Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì ?

Nguyên nhân dùng sai là do lẫn lộn với các từ gần âm.– Trường hợp (a) này người sử dụng lẫn 2 từ thăm quan và tham quan (nghĩa là tận mắt xem xét để mở rộng hiểu biết hay thưởng thức).– Trường hợp (b) này người sử dụng lẫn với từ Nhấp nháy – mở ra lại nhắm lại liên tiếp, hoặc chỉ ánh sáng lúc loé lên, lúc tắt liên tục; mấp máy chỉ chuyển động khẽ, liên tiếp.

Câu 3 trang 68 - SGK Ngữ Văn 6 tập 1: Hãy viết lại các từ bị dùng sai cho đúng.Sửa lại:
– Thay từ thăm quan thành tham quan
– Thay từ nhấp nháy thành mấp máy

III - Luyện tập

Câu 1 trang 68 - SGK Ngữ Văn 6 tập 1 : Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu sau :a) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.

b) Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy. chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện nay vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.

Trả lời :

a) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn ấy.

b) Sau khi nghe cô giáo kể chuyện, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

c) Quá trình vượt núi cao cũng làm con người trưởng thành, lớn lên.

Câu 2 trang 68 - SGK Ngữ Văn 6 tập 1: Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì ?

a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

b) Có một số bạn còn bàng quang với lớp.

c) Vùng này còn khá nhiều thủ tục như : ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình ; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái, ...

Trả lời :

a) - Từ dùng sai trong câu này là từ "linh động".

- linh động : có cách xử lí tuy vẫn dựa vào nguyên tắc, nhưng không máy móc, cứng nhắc, mà có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế.

- Câu này muốn nói tới khả năng đa dạng và tinh tế của tiếng Việt trong việc diễn tả những trạng thái tình cảm của con người nên không thể dùng từ "linh động" mà phải dùng từ "sinh động".

- sinh động :

+ Đầy sự sống, với nhiều dáng vẻ khác nhau.

+ Có khả năng gợi ra những hình ảnh phù hợp với hiện thực của đời sống.

- Nguyên nhân mắc lỗi trong câu này là do sự lẫn lộn từ gần âm.

- Sửa thành :Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

b) - Từ dùng sai trong câu này là từ "bàng quang".

- bàng quang : bọng đái

- Câu này người viết muốn nhận xét về thái độ của một số người trong lớp coi việc chung không phải là việc của mình. Bởi vậy không thể nói là bàng quang mà phải nói là bàng quan.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (Tiết 2) - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (T2)
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Tiếp tục giúp HS nhận ra những lôi thông thường khi dùng từ: HS thấy được nguyên nhân, cách tránh và cách sửa lỗi.
- Giáo dục: Có ý thức dùng từ hợp với văn cảnh, đúng nghĩa.
- Rèn: kỹ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi dùng từ.
* Trọng tâm: 
- Chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
* Tích hợp: 
- Giải nghĩa từ.
- Cách chữa lỗi dùng từ: lẫn lộn từ gần âm, lặp từ.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, tập hợp những lỗi dùng từ HS thường mắc phải trong bài TLV số 1.
2/ HS: Học bài, làm bài tập, phát hiện lỗi trong bài văn của mình.
C. Tiến trình các tổ chức hoạt động.
1/ ổn định tổ chức: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
ở bài chữa lỗi dùng từ (T1), em đã phát hiện ra những lỗi nào thường mắc phải ? Cách chữa?
Đáp án; Có 2 lỗi:
- Lỗi lặp từ (chữa bằng cách thay thế bằng từ đồng âm hoặc bỏ đi
- Lỗi lẫn lộn từ gần âm (nhớ rõ hình thức ngữ âm của từ)
3/ Bài mới:
Phương pháp
- GV ghi VD:
- GV hướng dẫn HS quan sát VD, chia lớp làm 3 nhóm: Hãy giải nghĩa các từ (yếu điểm, đề bài và chứng thực)
(HS giải nghĩa bằng cách nêu khái niệm mà từ biểu thị hoặc tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa) - Gợi ý: Đây là từ mượn hay từ thuần Việt? (Từ mượn tiếng Hán)
- Vậy những từ này dùng các văn cảnh này có đúng nghĩa không?
- Hãy thay những từ dùng sai bằng những từ khác đúng nghĩa?
- Hãy tạo văn cảnh để dùng các từ yếu điểm, đề bạt, chứng thực, đúng nghĩa (GV chia lớp 3 nhóm).
VD: Cửa khẩu LS là một yếu điểm của bên giới phía bắc.
- Cô giáo Đinh Thu Huyền được đề bạt làm phó hiệu trưởng nhà trường.
- UBND xã đã chứng thực vào giấy khai sinh của em.
- Vậy qua VD trên, em phát hiện dược thêm 1 lỗi nào chúng ta thường mắc phải khi dùng từ? Khi dùng từ cần làm như thế nào để tránh mắc lỗi này?
- Khi đã mắc lỗi này, phải làm như thế nào để sửa lỗi?
- Trong bài TLV số 1 vừa qua, các em cũng đã mắc lỗi này, hãy lấy VD? (GV nêu những lỗi về dùng từ không đúng nghĩa mà HS đã mắc phải)
- Hãy đọc yêu cầu bài tập 1? 
(Tìm từ kết hợp đúng)
- Gợi ý: Muốn biết từ kết hợp đúng hay sai, ta làm như thế nào? (giải nghĩa từ)
- Hãy áp dụng làm BT1.
- Bài tập 2 yêu cầu điều gì? (điền từ thích hợp). Muốn điền được phải làm như thế nào? (giải nghĩa từ, đọc kỹ văn cảnh)
- GV chia lớp 3 nhóm: Tương ứng các VD a, b , c.
Nội dung
I. Bài học: 20'
1/ Ví dụ: 
a) Mặc dù còn một số yếu điểm nhưng so với năm học cũ lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
b) Trong cuộc họp lớp Lan đã được các bạn đề bạt làm lớp trưởng.
c) Nhà thơ NĐC đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân..
- Yếu điểm: điểm quan trọng.
- Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn, không do bầu cử.
 - Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.
- Yếu điểm: Nhược điểm, điểm yếu.
- Đề bạt: bầu.
- Chứng thực: Chứng kiến.
2/ Kết luận:
- Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: Dùng sai nghĩa của từ trong văn cảnh.
- Cách tránh: Tìm hiểu, nắm rõ nghĩa của từ trước khi dùng.
- Cách chữa: Thay bằng từ đúng nghĩa với văn cảnh.
VD: 
Lập: Lê Lợi rút gươm nhằm thẳng về 
 (đưa)
phía rùa vàng.
- Thương: Lê Lợi được nhân dân cử 
 (đứng lên)
ra làm thủ tướng.
- Thuỷ: Lê Lợi là tể tướng. (chủ tướng).
II. Luyện tập: 17'
1/ Bài tập 1: 
- Bản tuyên ngôn.
- Tương lai xán lạn.
- Bôn ba hải ngoại.
- Bức tranh thuỷ mặc.
- Nói năng tuỳ tiện.
2/ BT 2:
a) Khủng khỉnh.
b) Khẩn trương.
c) Băn khoăn.
4/ Củng cố: 1'
(Đọc phần đọc thêm)
Ngoài cũng nên tránh lặp từ kiểu: ngày sinh nhật
5/ Dặn dò: 1'
Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.