Lưu ý khi sử dụng phương pháp vấn đáp

Ngân hàng câu hỏi ôn tập Mô đun 3 gồm những câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm điền khuyết khi học tập module 3. Mời các thầy cô tham khảo để hoàn thành việc tập huấn mô đun 3 tốt nhất.

b./ GV có thể điều chỉnh hoạt động để đạt mục tiêu hiệu quả hơn.

………………………………………………………………………………………

Phương pháp vấn đáp là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được giáo viên đặt ra.

Có 3 loại vấn đáp: Vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp tìm tòi

Vấn đáp tái hiện: Được thực hiện khi những câu hỏi do giáo viên đặt ra chỉ yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức

Vấn đáp giải thích minh họa được thực hiện khi những câu hỏi giáo viên đặt ra có kèm theo các VD minh họa [bằng lời hay bằng hình ảnh trực quan] giúp học sinh dễ hiểu, dễ ghi nhớ

Vấn đáp tìm tòi [ hay vấn đáp phát hiện] là loại vấn đáp mà giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến giữa thầy với cả lớp, giữa trò với trò

Rèn luyện tư duy cho học sinh qua các tài liệu có sẵn hoặc do học sinh tự tìm tòi

Kích thích tính tích cực của học sinh trong học tập

Bồi dưỡng năng lực diễn đạt bằng lời cho học sinh một cách chính xác, đầy đủ, xúc tích

Tạo tương tác hai chiều cho cả giáo viên và học sinh giúp giáo viên điều chỉnh bài giảng của mình cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh

Theo dõi sát quá trình học tập của học sinh

» Câu 6 Nội dung cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng

by hoangsieudk1993 31/5/2013, 5:07 pm

» Câu 5 : chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta trong những năm 1939 – 1945


by hoangsieudk1993 31/5/2013, 5:00 pm

» Câu 4 : mục tiêu, quan điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới.


by hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:50 pm

» Câu 3 : bày kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.


by hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:46 pm

» Câu 1: VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


by hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:37 pm

» Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức


by onlylove 15/12/2012, 10:01 am

» TT Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân.


by onlylove 15/12/2012, 9:59 am

» Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc


by onlylove 15/12/2012, 9:55 am

» TT Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc


by onlylove 15/12/2012, 9:52 am

» Câu : Các khâu của quá trình giáo dục[logic của quá trình GD]


by onlylove 12/12/2012, 8:45 pm

» Câu 4: Phương pháp giáo dục[ khái niệm , phương pháp luyện tập , pp khuyên bảo] ?


by onlylove 12/12/2012, 5:30 pm

» Câu 3: Mục đích con người giáo dục đạo đức, thể chất cho HS THCS ?


by onlylove 12/12/2012, 5:29 pm

Page 2

» Câu 6 Nội dung cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng

by hoangsieudk1993 31/5/2013, 5:07 pm

» Câu 5 : chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta trong những năm 1939 – 1945


by hoangsieudk1993 31/5/2013, 5:00 pm

» Câu 4 : mục tiêu, quan điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới.


by hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:50 pm

» Câu 3 : bày kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.


by hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:46 pm

» Câu 1: VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


by hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:37 pm

» Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức


by onlylove 15/12/2012, 10:01 am

» TT Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân.


by onlylove 15/12/2012, 9:59 am

» Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc


by onlylove 15/12/2012, 9:55 am

» TT Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc


by onlylove 15/12/2012, 9:52 am

» Câu : Các khâu của quá trình giáo dục[logic của quá trình GD]


by onlylove 12/12/2012, 8:45 pm

» Câu 4: Phương pháp giáo dục[ khái niệm , phương pháp luyện tập , pp khuyên bảo] ?


by onlylove 12/12/2012, 5:30 pm

» Câu 3: Mục đích con người giáo dục đạo đức, thể chất cho HS THCS ?


by onlylove 12/12/2012, 5:29 pm

Thầy, cô thường sử dụng phương pháp vấn đáp trong dạy học như thế nào?

Trả lời:

- Sử dụng vấn đáp gợi mở để GV đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết từ những sự kiện đã quan sát được hoặc những tài liệu đã học được, được sử dụng khi dạy kiến thức mới

- Sử dụng vấn đáp củng cố sau khi giảng tri thức mới, giúp HS củng cố được những tri thức cơ bản nhất và hệ thống hoá chúng: mở rộng và đào sâu những tri thức đã thu lượm được, khắc phục tính thiếu chính xác của việc nắm tri thức

- Sử dụng vấn đáp tổng kết khi cần dẫn dắt HS khái quát hoá, hệ thống hoá những tri thức đã học sau một vấn đề, một phần, một chương hay một môn học nhất định.

- Sử dụng vấn đáp kiểm tra trước, trong và sau giờ giảng hoặc sau một vài bài học giúp GV kiểm tra tri thức HS một cách nhanh gọn kịp thời để có thể bổ sung củng cố tri thức ngay nếu cần thiết. Nó cũng giúp HS tự kiểm tra tri thức của mình

Loạt bài Tài liệu hay nhất

Từ VLOS

Phương pháp này khởi thủy từ cách dạy học của Xôcrat. Đây là một PPDH thường xuyên được vận dụng trong dạy học các môn ở trường THPT. Trong các pp dùng lời thì pp vấn đáp, hs làm việc với sách [chủ yếu làm việc với SGK], báo cáo nhỏ của học sinh có nhiều thuận lợi phát huy TTC của học sinh.

Ảnh minh họa

1. Bản chất[sửa]

PPDH gợi mở - vấn đáp là quá trình tương tác giữa GV và HS, được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được GV đặt ra. Qua việc trả lời hệ thống câu hỏi dẫn dắt của GV, HS thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, từ đó khám phá và lĩnh hội được đối tượng học tập.

Đây là PPDH mà GV không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn HS tư duy từng bước để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của HS, người ta phân biệt các loại: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp tìm tòi.

2. Các loại vấn đáp[sửa]

a] Vấn đáp tái hiện[sửa]

Được thực hiện khi những câu hỏi do GV đặt ra chỉ yêu cầu HS nhớ lại, nhắc lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Loại vấn đáp này chỉ nên sử dụng hạn chế khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học, hoặc khi củng cố kiến thức vừa mới học.

Loại câu hỏi vấn đáp tái hiện thường được sử dụng khi:

  • HS chuẩn bị học bài
  • HS đang thực hành, luyện tập
  • HS đang ôn tập những tài liệ đã học

b] Vấn đáp giải thích minh họa[sửa]

Được thực hiện khi câu hỏi của GV đưa ra có kèm theo các ví dụ minh họa [bằng lời hoặc bằng hình ảnh trực quan] nhằm giúp HS dễ hiẻu, dễ ghi nhớ. Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả trong một số trường hợp, như khi GV biểu diễn phương tiện trực quan.

Loại câu hỏi này thường được sử dụng khi:

  • HS đã có những thông tin cơ bản - GV muốn HS sử dụng các thông tin ấy trong những tìn huống mớ, phức tạp hơn
  • HS đang tham gia giải quyết vấn đề đặt ra
  • HS đang được cuốn hút vào cuộc thảo luận sôi nỏi và sáng tạo

c] Vấn đáp tìm tòi[sửa]

còn được gọi là vấn đáp phát hiện hay đàm thoại ơrixtic: Là loại vấn đáp mà GV tổ chức sự trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, thông qua đó, HS nắm được tri thức mới. Hệ thống câu hỏi được sắp đặt hợp lý nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết một số vấn đề xác định, buộc HS phải liên tục cố gắng, tìm tòi lời giải đáp. Trật tự logic của các câu hỏi kích thích TTC tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết. GV đóng vai trò người tổ chức sự tìm tòi còn hs thì tự lực phát hiện kiến thức mới, vì vậy kết thúc cuộc đàm thoại, HS có được niềm vui của sự khám phá. Cuối giai đoạn đàm thoại, GV khéo léo vận đụng các ý kiến của HS để kết luận vấn đề đặt ra, có bổ sung, chỉnh lí khi cần thiết.

3. Quy trình thực hiện[sửa]

a] Trước giờ học[sửa]

  • Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học. Xác định các đơn vị kiến thức kĩ năng cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dung này dưới dạng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS.
  • Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi [đặt câu hỏi ở chỗ nào?], trình tự của các câu hỏi [câu hỏi trước phải làm nền cho các câu hỏi tiếp sau hoặc định hướng suy nghĩ để HS giải quyết vấn đề]. Dự kiến nội dung các câu trả lời của HS, trong đó dự kiến những "lỗ hổng" về mặt kiến thức cũng như những khó khăn, sai lầm phổ biến mà HS thường mắc phải. Dự kiến các câu nhận xét hoặc trả lời của GV đối với HS.
  • Bước 3: Dự kiến những câu hỏi phụ để tùy tình hình từng đối tượng cụ thể mà tiếp tục gợi ý, dẫn dắt HS.

b] Trong giờ học[sửa]

  • Bước 4: GV sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến [phù hợp với trình độ nhận thức của từng loại đối tượng HS] trong tiến trình bài dạy và chú ý thu thập thông tin phản hồi từ phía HS.
Xem thêm: 10 kĩ năng đặt câu hỏi của giáo viên

c] Sau giờ học[sửa]

GV chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của hệ thống câu hỏi đã được sử dụng trong giờ dạy.

4. Ưu điểm[sửa]

  • Vấn đáp là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của HS, dạy HS cách tự suy nghĩ đúng đắn. Bằng cách này HS hiểu nội dung học tập hơn là học vẹt, thuộc lòng.
  • Gợi mở vấn đáp giúp lôi cuốn HS tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp học sôi nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của HS, rèn luyện cho HS năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu ý diễn đạt của người khác.
  • Tạo môi trường để HS giúp đỡ nhau trong học tập. HS yếu kém có điều kiện học tập các bạn trong nhóm, có điều kiện tiến bộ trong quá trình hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  • Giúp GV thu nhận tức thời nhiều thông tin phản hồi từ phía người học, duy trì sự chú ý của HS; giúp kiểm soát hành vi của HS và quản lí lớp học.

Ở đây, GV giống như người tổ chức tìm tòi còn HS thì giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, sau khi kết thúc cuộc đàm thoại, HS có được niềm vui của sự khám phá, vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được cách thức đi tới kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Cuối cuộc đàm thoại, GV cần biết vận dụng các ý kiến của HS để kết luận vấn đề đặt ra, có bổ sung và chỉnh lý khi cần thiết. Làm được như vậy, HS càng hứng thú, tự tin vì thấy trong kết luận của GV có phần đóng góp ý kiến của mình.

Dẵn dắt theo phương pháp vấn đáp tìm tòi như trên rõ ràng mất nhiều thời gian hơn phương pháp thuyết trình giảng giải, nhưng kiến thức HS lĩnh hội được sẽ chắc chắn hơn nhiều.

5. Hạn chế[sửa]

Hạn chế lớn nhất của phương pháp vấn đáp là rất khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và vấn đáp cho HS the một chủ đề nhất quán. Vì vậy đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị rất công phu, nếu không, kiến thức mà HS thu nhận được qua trao đổi sẽ thiếu tính hệ thống, tản mạn, thậm chí vụn vặt.

  • Nếu GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi không tốt, sẽ dẫn đến tình trạng đặt câu hỏi không rõ mục đích, đặt câu hỏi mà HS dễ dàng trả lời có hoặc không. Hiện nay nhiều GV thường gặp khó khăn khi xây dựng hệ thống câu hỏi do không nắm chắc trình độ của HS vì vậy ngay sau khi đặt câu hỏi thường là nêu ngay gợi ý câu trả lời khiến HS rơi vào trạng thái bị động, không thực sự làm việc, chỉ ỷ lại vào gợi ý của GV.
  • Khó kiểm soát quá trình học tập của HS [có nhiều tình huống bất ngờ trong câu trả lời, thậm chí câu hỏi từ phía người học, vì vậy giờ học dễ lệch hướng do câu hỏi vụn vặt, không nhất quán].
  • Khó soạn và xây dựng đáp án cho các câu hỏi mở [vì phương án trả lời của HS sẽ không giống nhau].

6. Một số lưu ý[sửa]

Khi soạn các câu hỏi, GV cần lưu ý các yêu cầu sau đây:

  • Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, sát với mục đích, yêu cầu của bài học, không làm cho người học có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.
  • Câu hỏi phải sát với từng loại đối tượng HS, nghĩa là phải có nhiều câu hỏi ở các mức độ khác nhau, không quá dễ và cũng không quá khó. GV có kinh nghiệm thường tỏ ra cho HS thấy các câu hỏi đều có tầm quan trọng và độ khó như nhau [để HS yếu có thể trả lời được những câu hỏi vừa sức mà không có cảm giác tự tin rằng mình chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dễ và không quan trọng].
  • Cùng một nội dung học tập, cùng một mục đích như nhau, GV có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi với nhiều hình thức hỏi khác nhau.
  • Bênh cạnh những câu hỏi chính, cần chuẩn bị những câu hỏi phụ [trên cơ sở dự kiến các câu trả lời của HS, trong đó có thể có những câu trả lời sai] để tùy tình hình thực tế mà gợi ý, dẫn dắt tiếp.
  • Nên chú ý đặt các câu hỏi mở để HS đưa ra nhiều phương án trả lời và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS.
  • Câu hỏi được GV sử dụng với những mục đích khác nhau, ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học nhưng quan trọng nhất và cũng khó sử dụng nhất là ở khâu nghiên cứu tài liệu. Trong khâu dạy bài mới, câu hỏi đựoc sử dụng trong những phương pháp khác nhau nhưng quan trọng nhất là trong phương pháp vấn đáp.

7. Ví dụ[sửa]

Ví dụ 1: Giải hệ bpt[sửa]

Ví dụ: Khi dạy học môn Toán lớp 10, khi hướng dẫn HS giải bài toán:

Tìm các giá trị của m để hệ bất phương trình sau có nghiệm

[Bài 64 trang 146, SGK đại sô 10 Nâng cao]

GV có thể sử dụng hệ thống các câu hỏi sau:

- Bất phương trình đầu của hệ đã có nghiệm chưa? Tập nghiệm của bất phương trình đó như thế nào?

- Để xác định tập nghiệm của bất phương trình thứ hai phải xét những trường hợp nào?

[Để trả lời được câu hỏi này, HS phải vận dụng thành thạo cách giải và biện luận bất phương trình dạng

].

- Với mỗi trường hợp đó, hệ bất phương trình có nghiệm khi nào?

Trả lời được các câu hỏi trên thì HS sẽ giải được bài toán.

Từ cách giải bài toán trên, cho HS thảo luận để trả lời các câu hỏi:

- Có thể tổng quát bài toán đó như thế nào?

Câu trả lời mong đợi là:

Bài toán tổng quát: Cho một hệ bất phương trình có chứa tham số. Hãy tìm tất cả các giá trị của tham số để hệ bất phương trình đã cho có nghiệm.

Đường lối giải bài toán tổng quát đó là:

  • Tìm mọi giá trị của tham số m để cho: Mọi bất phương trình của hệ đều có nghiệm, tìm tập nghiệm
    của mỗi bất phương trình trong trường hợp đó.
  • Tìm điều kiện để các bất phương trình của hệ có nghiệm chung, tức là tìm điều kiện để

Tài liệu tham khảo[sửa]

  • Modul số 18: Phương pháp dạy học tích cực; Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV khối THPT; Vụ Giáo dục Trung học; 2013

Video liên quan

Chủ Đề